2. CÁC THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG, CHỨC NĂNG VÀ CHẾ ĐỘ VẬN
3.3. Công tác kiểm tra và bảo dưỡng
3.3.1. Kiểm tra hệ thống trong vận hành.
Khi nhận ca và trong thời gian đi ca nhân viên vận hành phải định kỳ kiểm tra trạng thái vận hành của toàn bộ các thiết bị trong hệ thống.
- Kiểm tra trạng thái hoạt động của các C264, máy tính HMI, máy tính kỹ sư, máy tính Gateway, Ethenet Switch; kiểm tra các sự
kiện, cảnh báo xảy ra gần nhất.
- Kiểm tra kết nối trong hệ thống bằng cách và Tab System. Nếu các
kết nối có hiển thị là màu xanh thì có nghĩa là các thiết bị đang được kết nối tốt. Nếu là màu khác (đỏ hoặc trắng) thì phải báo cho người chịu trách nhiệm về kỹ thuật tại trạm biết để giải quyết.
- Vì hệ thống được đồng bộ hóa thời gian thông qua GPS nên phải định kỳ kiểm tra đối chiếu thời gian giữa các thiết bị trong hệ
- Khi xuất hiện bất cứ một cảch báo nào thì cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và giải trừ. Cảnh báo đó chỉ được giải trừ khi nó hiển thị trên màn hình HMI có nền màu xanh (trừ các cảnh báo về hệ thống mạng Ethenet).
- Kiểm tra sự cập nhật thông số của các thiết bị trên màn hình hiển thị tại HMI. Lưu ý là chu kỳ quét các thông số là 60s.
3.3.2. Công tác bảo dưỡng .
Do hệ thống sẽ ghi lại tất cả các sự kiện diễn ra không những chỉ tại các thiết bị trong Trạm mà còn cả những nhiễu loạn diễn ra trong hệ thống. Vì thế dữ liệu được tích lũy dần theo từng ngày. Để đảm bảo cho hệ thống vận hành tốt thì ba tháng một lần cần phải sao chép lại dữ liệu giải phóng bộ nhớ cho máy tình theo hướng dẫn sau:
- Vào thư mục theo đường dẫn sau: C:/SharedWorksapce/ArchiveDS Agile dùng lệnh Cut của Windows để sao chép dữ liệu của ba tháng đó ra một thư mục khác hoặc lưu vào đĩa CD.
Các máy tính HMI1, HMI2, Engineering Workstation, Gateway hoạt động 24/24 vì thế cần phải đảm bảo độ thông thoáng cho các máy tính hoạt động. Tránh tình trạng máy tính bị bí, bụi bẩn gây nóng dẫn đến việc treo máy.
Nghiêm cấm việc tự ý cài đặt, thay đổi các thông số trong hệ điều hành (sửa đổi trong Registry…) và đưa các ổ di động, đĩa mềm, đĩa CD vào máy tính.
CHƯƠNG IV:
XÂY DỰNG CẤU HÌNH THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA TRẠM TRÊN MÁY TÍNH CÁ NHÂN BẰNG DS AGILE
1. Giới thiệu chung:
Phần mềm dùng để cấu hình hệ thống trên máy tính kỹ sư gồm:
+ DS AGILE CONFIGURATOR: là phần mềm dùng để cấu hình một thiết bị đưa lên hệ thống
+ MICOM S1 AGILE: Phần mềm giao tiếp, cấu hình với Rơle
+ SMT KENEL: Phần mềm chạy chuẩn giao thức truyền thông IEC 61850, T103…
+ SMT HMI: phần mềm tải file cấu hình của SCE vào các thiết bị phần cứng trong hệ thống.
2. Giới thiệu về phần mềm DS AGILE configuration SCE:
SCE là phần mềm dùng để cấu hình cho một hệ thống điều khiển máy tính DS Agile và cấu hình được tùng thiết bị trong hệ thống như là HMI, gateway hay là từng thiết bị đầu cuối như rơle điều khiển, bảo vệ…
2.1 Giao diện chính:
- Trong phần Working area gồm:
+ Navigation Area: dùng để biểu điễn dạng trực quan các thiết bị có trong hệ thống máy tính.
+ Object/Templates: bao gồm tất cả các đối tượng có thể được cấu hình theo đối tượng hiện tại.
+ Content: bao gồm các biến của các thiết bị trong hệ thống
- Trong phần Navigation Area có 3 mục chính:
+ Site: để biểu diễn tất cẩ các biến có trong hệ thống máy tính. Các biến này được sắp xếp theo từng ngăn lộ, hoặc từng trang HMI khác nhau.
+ Graphic Part: là phần dùng để vẽ và cấu hình lên hệ thống HMI
3. Các bước cấu hình 1 thiết bị trên hệ thống:
Giả sử ở đây là một rơle làm bảo vệ:
- Sau đó vào New để tạo 1 project mới, khai báo tên Project, trạm (substations), cấp điện áp ( voltage level), ngăn lộ( Bay).
- Sau đó ấn vào Quick connect để kết nối với thiết bị (rơle), chọn cổng kết nối,
có 3 loại cổng kết nối:
+ Front port: dùng chuẩn kết nối RS232. Nếu dùng cổng này thì phải khai
báo COM nhận trên máy tính kỹ sư.
+ Ethenet port: dùng chuẩn kết nối Ethenet, đây chuẩn thường dùng nhất. ở cổng kết nối này thì phải đánh địa chỉ IP của thiết bị (IP Adress), và địa chỉ của thiết bị( Relay Adress). Sau đó ấn vào Finish.
- Sau khi kết nối thành công với thiết bị thì ta vào phần MCL 61850, sau đó ấn
vào Extract Active Bank ra file 000. Mở file 000 và bắt đầu cấu hình kết nối cho rơle.
- Sau khi mở được phần IEC61850 IED Cofiguration có giao diện như hình dưới.
+ Đầu tiên vào phần IED details để đặt tên cho rơle
+ Vào phần Communications để khai báo địa chỉ IP cho rơle, chú ý là phải cùng lớp mạng với hệ thống máy tính nhưng không được trùng Ip với thiết bi khác trong hệ thống
+ Vào phần Dataset Definitions, mục đích để lựa chon các tín hiệu đưa lên hệ thống máy tính. Tại đây chúng ta có thể lựa chọn thêm hoặc bớt các tín hiệu của rơle đưa lên hệ thống máy tính. Ví dụ như tín hiệu đo lường ở phần Mesurement, tín hiệu bảo vệ ở phần Protections, tín hiệu cảnh báo về rơle ở phần systems… Cột màu xanh ở bên phải là biểu hiện dung lượng của 1 gói dataset. ở đây có thể dùng nhiều gói datasheets khác nhau.
+ Sau khi chọn xong tín hiệu đưa lên gói datasheets thì ta khai báo kênh để đưa gói datasets vào hệ thống máy tính ở GOOSE Pubishing. Ở đây có nhiều kênh nên muốn đưa gói dataset 1 hoặc 2 có thể chọn ở phần Dataset Reference, chọn tên gói mà mình muốn đưa lên.
- Sau khi khai báo cơ bản xong cấu hình mạng của rơle thì ta vào phần Tool
→Export installed ICD File và Export configuration to SCL để export ra 2 file cấu hình hệ thống ( file .cid và .icd).
- Tiếp theo ta mở phần mềm DS AGILE Configuration (SCE), vào Data →
IEC61850 → ManaGE IED → Import → chọn file .icd mà ta vừa Export → Set.
- Sau đó ta vào Data → IEC61850 → Import SCL → chọn file .cid mà ta vừa
- Import xong thiết bị thì ta vào phần SITE khai báo thêm 1 phần cứng mới, có thể thêm ngăn lộ mới hoặc add vào ngăn lộ có sẵn. Vào phần object chọn phần module gồm : circuit breaker, capacitor, intructor, switchGEar, GEneral
module… Chọn loại Module ta cần khai báo Add.
Vào phần Attributes khai báo tên cho thiết bị, sau đó ADD thêm tín hiệu ta cần theo dõi trên máy tính vào phần Module electrical SPS datapoint → module SPS ( dạng tín hiệu dạng bit) hoặc vào phần Module MV ( dạng tín hiệu analog ).
Add xong tín hiệu cần đưa lên hệ thống máy tính, sau đo Map tín hiệu ấy vào đường dẫn bằng cách Click chuột phải vào tín hiệu chọn Edit Relations. Chọn đường đẫn tín hiệu lên rùi Apply.
- Khai báo xong thiết bị ta vào File → Check để kiểm tra phần cấu hình của
thiết bị mới có đúng không. Tiếp theo vào Check in để xuất ra File để chạy lại trên hệ thống máy tính. Khi check in xong xuất ra 1 file khác. Sau đó bật lại file đó rùi vào File → GEnerate .
- Sau khi đã GEnerate xong ta chạy phần SMT Kenel để tạo chuẩn giao tiếp
Station Bus cho hệ thống.
- Chạy tiếp phần SMT HMI để đưa hệ thống ta mới cấu hình lại vào máy tính
HMI.
Username: admin Password: admin
Cấu hình trong hệ thống gồm 2 bản: Current và Stand by + Current là bản đang được chạy trên hệ thống.
+ Standby là bản dự phòng.
Sau đó muốn kết nối với thiết bị nào trong hệ thống thì ta có thể click chuột phải
vào tên trên bảng danh mục rồi chọn Connect. Ví dụ như ta chọn HMI 1
Trong tab Equipment sẽ hiện thị thiết bị được kêt nối, Click chuột phải vào thiết bị
mình cần kết nối rồi nhấn vào Download. Quá trình download kết thúc thì tiếp tục
click chuột phải vào biểu tượng của thiết bị rồi chọn Switch. Kết thúc quá trình cấu
hình một thiết bị trên hệ thống máy tính.
KẾT LUẬN
Hệ thống điều khiển bảo vệ tích hợp DS Agile được sử dụng trong phổ biến trong trạm biến áp từ 110kV, 220kV, 500kV của lưới truyền tải điện.
Ưu điểm của hệ thống DS Agile là: dùng chuẩn truyền thông thông dụng bây giờ là IEC61850 có tốc độ cao nên việc tích hợp thêm thiết bị của hãng khác cũng dễ dàng hơn. Mô hình hệ thống bảo vệ, tự động hóa và điểu khiển tích hợp của DS Agile áp dụng cho các trạm biến áp có thể đáp ứng đầy đủ các chức năng của hệ thống như điều khiển, giám sát và bảo dưỡng. Ngoài ra việc xây dựng hệ thống dựa trên cơ sở giao thức truyền thông theo chuẩn IEC 61850 sẽ tích hợp thêm được rất nhiều ứng dụng thiết thực như : sử dụng camera gắn trực tiếp vào hệ thống để theo dõi thiết bị, điều khiển thông qua nền Web (hay còn gọi là SCADA trên nền Web), truy cập qua Telnet, dịch vụ sms … và còn nhiều ứng dụng khác để khai thác. Toàn bộ phần mềm và phần cứng được cung cấp bới một hãng nên tính đồng bộ cao, hoạt động ổn định. Giao diện HMI rõ ràng trực quan dễ sử dụng , thuận lợi cho người vận hành. Hệ thống bảo mật tốt người ngoài không thể đăng nhập và điều khiển được hệ thống.
Khuyết điểm của hệ thống DS Agile là: Giao diện HMI còn khá đơn giản,
chưa tích hợp được phần mềm của hãng khác như WIN CC... Hệ thống tích hợp nhiều thiết bị phần cứng, phần mềm nên việc sử dụng khá phức tạp.
Đối với một hệ thống được phát triển trên nhiều năm của hãng GE thì hệ thống gần như đã hoàn thiện. Để nắm vững và thành thạo hệ thống điều khiển bảo vệ tích hợp DS Agile thì cần nhiều thời gian để nghiên cứu và làm việc. Còn rất nhiều vấn đề khác nữa tôi chưa đưa vào luận văn này vì không đủ thời gian. Luận văn của tôi còn nhiều sai sót mong được sự góp ý của các giảng viên trong hội đồng bảo vệ để tôi hoàn thiện kiến thức về hệ thống DS Agile này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GS.TS Phan Xuân Minh cùng với sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô trường Đại học Bách Khoa
Hà Nội đã giúp tôi hoàn thành bài luận văn nói riêng và khóa học Thạc sỹ Kỹ thuật Điều khiển và Tự Động hóa nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://www.GEgridsolutions.com/alstomenergy/grid/products-
services/product-catalogue/electrical-grid-new/digital-substation/substation- automation/ds-agile-distributed-control-system/index.html