Phân cách miền

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN – CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHO AN TOÀN CNTT – (Trang 29 - 30)

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.2.14.Phân cách miền

Đặc tính kiến trúc bảo an trong đó TSF định nghĩa các miền an toàn tách biệt cho mỗi người dùng và cho TSF và bảo đảm rằng không có một tiến trình người dùng nào có thể ảnh hưởng đến nội dung của một miền an toàn của người khác hoặc của TSF.

3.2.15. Gắn kết chức năng

Đặc tính của một mô đun để thực hiện các hành động liến quan đến một mục đích riêng. (Theo IEEE Std 610-12-1990).

Ghi chú: Một mô đun gắn kết chức năng chuyển đổi một kiểu đơn của đầu vào thành một kiểu đơn đầu ra, ví dụ như một khối quản trị tác vụ hoặc quản trị hàng đợi (xem thêm tính gắn kết ở 3.2.3).

3.2.16. Tương tác

Động thái trao đổi chung giữa các thực thể.

3.2.17. Giao diện

Phương tiện tương tác với một thành phần hoặc 1 mô đun.

3.2.18. Phân lớp

Là kỹ thuật thiết kế trong đó các nhóm mô đun tách biệt (các lớp) được tổ chức phân cấp để có trách nhiệm riêng biệt sao cho một lớp chỉ phụ thuộc vào dịch vụ các lớp bên dưới nó, và cung cấp dịch vụ chỉ cho các lớp trên nó.

Ghi chú: Phân lớp chặt chẽ bổ sung điều kiện là mỗi lớp chỉ nhận dịch vụ từ lớp lngay dưới nó và cung cấp dịch vụ chỉ cho lớp ngay trên nó.

3.2.19. Gắn kết logic, gắn kết thủ tục

Là các đặc trưng của một mô đun thực hiện các động thái giống nhau trên các cấu trúc dữ liệu khác nhau.

Ghi chú: Một mô đun biểu thị gắn kết logic khi các chức năng của nó thực hiện các hành động liên quan – song khác biệt - ở các đầu ra khác nhau (xem tính gắn kết ở 3.2.3).

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN – CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHO AN TOÀN CNTT – (Trang 29 - 30)