KẾT LUẬN
Công suất phản kháng là công suất không thể bỏ qua được trên lưới điện vì nó cần thiết cho các thiết bị điện như máy điên, máy biến áp…Vấn đề là đặt ra là giảm công suất này truyền tải trên đường dây để hạn chế hao tổn và chi phí đầu tư xây lắp.
Bù công suất phản kháng là một trong các giải pháp kỹ thuật nâng cao chất lượng điện năng cung cấp và cho phép giảm tổn thất. Điều đó dẫn đến giẩm công suất phát nguồn, giảm vốn đầu tư xây dựng mạng điện, giảm tải trên đường dây và máy biến áp, làm tuổi thọ của chúng dài hơn.
Việc nghiên cứu các giải pháp bù công suất phản kháng cho ta thấy được nên áp dụng phương pháp nào cho lưới cụ thể phụ thuộc vào mục đích bù công suất phản kháng và tính chất của lưới điện.
Quá trình phân tích hiệu quả bù cho thấy không phải bù hết công suất phản kháng (cosφ=1) trên lưới là hiệu quả mà việc nâng cao hệ số cosφ quá lớn sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế, vì vậy nên bù cosφ đặt trong khoảng 0,9 – 0,93 là hiệu quả nhất.
Ngoài các thiết bị bù công suất phản kháng kể trên, hiện nay trên thực tế còn nhiều thiết bị bù công suất phản kháng khác nhưng do tổn hao công suất của chúng lớn cho nên không được sử dụng rộng rãi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO* * * * * *
[1]. Công suất phản kháng (7/2014). vi.wikipedia.org/wiki, truy cập ngày 1/9/2014.
[2]. Ths. Ngô Quang Ước (2010). Nghiên cứu các giải pháp bù công suất phản kháng trong lưới điện phân phối. Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
[3]. Nguyễn Tuấn Anh (2011). Thiết bị bù công suất phản kháng. webdien.com . Truy cập ngày 3/9/2014.
[4]. Lê Hồng Lâm (2010). Nghiên cứu xây dựng chương trình mô phỏng sử dụng thiết bị SVC và TCSC để điều khiển, nâng cao ổn định hệ thống điện. Lớp 05DHT, Khoa Điện, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.