2.9.1. Khái niệm
Theo nghĩa rộng nhất thì ngoại suy dự báo có nghĩa là nghiên cứu lịch sử của đối tượng kinh tế và chuyển tính quy luật của nó đã phát hiện được trong quá khứ và hiện tại sang tương lai bằng các phương pháp xử lý chuỗi thời gian kinh tế.
Chuỗi thời gian kinh tế:
Thực chất của việc nghiên cứu lịch sử là nghiên cứu quá trình thay đổi và phát triển của đối tượng kinh tế theo thời gian. Kết quả thu thập thông tin một cách liên tục về sự vận động của đối tượng kinh tế theo một đặc trưng nào đó (ngày, tháng, năm …) thì hình thành một chuỗi thời gian.
Có thể khái quát như sau:
t (thời điểm) t1 t2 … tn
y (giá trị đối tượng kinh tế) y1 y2 … yn
w j f Learing Rule e = t-y xj y t
- Bản chất của chuỗi thời gian kinh tế:
Nếu quá trình ngẫu nhiên là một chuỗi các đại lượng ngẫu nhiên khi chúng ta quan sát kết quả của n phép thử theo một đặc trưng nào đó, thì chuỗi thời gian kinh tế là một quá trình ngẫu nhiên khi chúng ta quan sát giá trị của đối tượng kinh tế theo một đặc trưng theo thời gian ở n thời điểm liên tục.
- Điều kiện của chuỗi thời gian kinh tế:
Khoảng cách giữa các thời điểm của chuỗi thời gian phải bằng nhau, hay nói cách khác là phải đảm bảo tính liên tục phục vụ cho việc xử lý. Đơn vị đo giá trị chuỗi thời gian phải đồng nhất.
Theo ý nghĩa toán học thì phương pháp ngoại suy chính là việc phát hiện xu thế vận động của đối tượng kinh tế, có khả năng tuân theo quy luật hàm số f(t) nào đó để dựa vào đó tiên liệu giá trị đối tượng kinh tế ở ngoài khoảng giá trị đã biết (y1, yn) dưới dạng:
DB n+l
ˆy =f(n+l)+ε (2.28)
Trong đó: ˆyDBn+l : giá trị dự báo của đối tượng kinh tế ở thời điểm (n+l)
l : khoảng cách dự báo
f(n+l) : giá trị lý thuyết của hàm dự báo tại thời điểm (n+l)
ε : sai số