Dựa vào kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cho thấy có 4 trong 6 yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó có 1 yếu tố được sử dụng là yếu tố tài chính tác động mạnh đến hiệu quả kinh doanh là Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, còn lại 3 yếu tố cũng góp phần tác động đến hiệu quả kinh doanh, bao gồm: Đầu tư tài sản cố định (TANG),rủi ro kinh doanh (RISK) và thời gian hoạt động của công ty (AGE).
Như vậy, mô hình chuẩn hóa được viết lại như sau:
ROA = -2.10173 DE + 0.422603 TANG -1.38473 RISK + 4.176822 AGE 4.4.1 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Giả thuyết 4: Tỷ lệ nợ có tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Kết quả hồi quy bảng 4.7 cho thấy Hệ số chặn β1 = -2.10173, cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tăng 1 đơn vị thì dòng hiệu quả kinh doanh của công ty giảm xuống 2.10173đơn vị và ngược lại. Giá trị p -value = 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Chứng tỏ giả thuyết đưa ra phù hợp với kết quả nghiên cứu.
Như vậy nghĩa là Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có mối tương quan âm với HQHĐ KD của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014. Tỷ số này thấp hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nợ ít hơn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao. Ngược lại, tỷ số này lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến cho thấy doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay, khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới HQHĐ KD.
Điều này giống với kết quả nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon (2012), Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas (2012), tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều với hiệu quả kinh doanh.
Nhưng theo nghiên cứu của Dimitris Maria Psillaki (2007) tỷ lệ nợ có tác động dương đến HQKD ở mức có tỷ lệ nợ trung bình.
4.4.2. Đầu tư vào tài sản cố định
Giả thuyết 3 : Đầu tư tài sản cố định tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cho thấy Hệ số chặn β4 = 0.422603, cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi đầu tư tài sản cố định tăng 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên 0.422603 đơn vị và ngược lại.
Giá trị p -value = 0.007 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Giả thuyết đưa ra không phù hợp với kết quả nghiên cứu.
Theo kết quả này thì đầu tư tài sản cố định của công ty có mối tương quan dương HQHĐ KD của các công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014. Các công ty đầu tư vào tài sản cố định càng nhiều thì HQHĐ KD càng cao. Điều này trái với nghiên cứu của Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas (2012) và Onaolapo và Kajola (2010).
4.4.3. Rủi ro kinh doanh
Giả thuyết 5 : Rủi ro kinh doanh tác động âm đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Theo kết quả hồi quy ở bảng 4. cho thấy Hệ số chặn β6 = -1.38473, cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi rủi ro kinh doanh giảm 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên 1.38473đơn vị và ngược lại.
Giá trị p -value = 0.020 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Giả thuyết đưa ra không phù hợp với kết quả nghiên cứu.
Theo kết quả này thì rủi ro kinh doanh của công ty có mối tương quan âm HQHĐ KD của các công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014. Các nhà quản lý công ty giảm thiểu được rủi ro kinh doanh thì HQHĐ KD càng cao. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas (2012) và Onaolapo và Kajola (2010).
4.4.4. Thời gian hoạt động kinh doanh
Giả thuyết 6: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cho thấy Hệ số chặn β5 = -1.38473, cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi rủi ro kinh doanh giảm 1 đơn vị thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên 1.38473đơn vị và ngược lại.
Giá trị p -value = 0.000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%. Giả thuyết đưa ra không phù hợp với kết quả nghiên cứu.
Theo kết quả này thì thời gian hoạt động của doanh nghiệp càng lâu thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu Onaolapo và Kajola (2010).
4.5. Phân tích các biến không có ý nghĩa 4.5.1. Tốc độ tăng trưởng (GROWTH) 4.5.1. Tốc độ tăng trưởng (GROWTH)
Giả thuyết 2: Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Qua kết quả hồi quy cho thấy Hệ số chặn β2=-0.03288, cho biết trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tốc độ tăng trưởng của công ty tăng 1 đơn vị thì HQHĐ kinh doanh của công ty giảm 0.03288 đơn vị và ngược lại. Giá trị p - value =0.486 lớn hơn mức ý nghĩa 5%. Bác bỏ giả thuyết nghiên cứu đưa ra.
Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn này không có mối tương quan với hiệu quả hoạt động kinh doanh, Kết quả này khác với các nghiên cứu trước đây của các nước trên thế giới, Việt Nam. Trong bài nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), cho rằng tốc độ tăng trưởng của công ty có tác động tích cực đến HQHĐ KD của công ty. Vì vậy, các công ty có tốc độ tăng trưởng cao hay thấp thì không ảnh hưởng đến HQHĐ KD.
4.5.2. Qui mô công ty (SIZE)
Giả thuyết 1: Qui mô doanh nghiệp có tác động dương đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cho thấy Giá trị p - value = 0.711 lớn hơn mức ý nghĩa 5% nên bác bỏ giả thuyết nghiên cứu đưa ra.
Điều này cho thấy rằng Qui mô của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam trong giai đoạn 2011 – 2014 không có tác động đến HQHĐ KD. Kết quả này giống với nghiên cứu ở Việt Nam của Nguyễn văn Duy, Đào Trung Kiên, Nguyễn Thị Hằng, Đào thị Hương (2013), Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam, Lê Nguyễn Thanh Tuyền (2011), Đỗ Dương Thanh Ngọc (2013). Nhưng khác vớicác nghiên cứu trước đây của các nước trên thế giới của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010) là qui mô công ty có quan hệ cùng chiều với HQHĐ KD.
Kết luận chương 4
Thông qua các bước kiểm định mô hình và kết quả hồi quy cho thấy rằng mô hình nghiên cứu đề xuất phù hợp với dữ liệu mà tác giả đã thu thập trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014. Kết quả các biến trong mô hình nghiên cứu cũng đã giải thích được 50.14% sự biến thiên của hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TPHCM. Trong đó biến:
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DE), rủi ro kinh doanh (RISK) có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Đầu tư tài sản cố định(TANG) và thời gian hoạt động của công ty(AGE) có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Riêng Quy mô công ty (SIZE), Tốc độ tăng trưởng(GROWTH) không có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Kết quả hồi quy cũng chứng minh được một vài điểm mới mà các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa được xem xét là:
Nói chung, Nợ ( bao gồm nợ dài hạn và nợ nắn hạn) trong các công ty càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng thấp, rủi ro kinh doanh càng cao thì thấy được hiệu quả kinh doanh càng giảm. Công ty có thời gian hoạt động lâu năm và đầu tư tài sản cố định cao thì có hiệu quả kinh doanh tốt.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN
Chương này trình tác giả bày phần tổng kết sau khi nghiên cứu đề tài, bao gồm những kết luận quan trọng của đề tài nghiên cứu và xem xét những hạn chế của đề tài. Bên cạnh đó gợi ý các hướng nghiên cứu mở rộng hoặc chuyên sâu hơn.
5.1. Kết luận
Tác giả sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong giai đoạn từ 2011 – 2014, với 320 mẫu quan sát của 80 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt nam để kiểm tra tác động các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nghiên cứu sau khi đã qua quá trình xử lý số liệu và chạy mô hình hồi quy trên phần mềm Stata kết quả thu được như sau:
Khi tiến hành hồi quy 6 biến độc lập trong mô hình để tiến hành hồi quy thống kê và chỉ có 4 biến có ý nghĩa thống kê giải thích được 50.14% sự biến thiên của hiệu quả kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiệu quả kinh doanh của các công ty ở Việt Nam trong giai đoạn này là 0.71%. Từ đó có thể thấy rằng hiệu quả kinh doanh chịu sự tác động của tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có mối tương quan âm với HQHĐ KD của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014. Tỷ số này thấp hơn 1 nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nợ ít hơn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp cao. Ngược lại, tỷ số này lớn hơn 1 có nghĩa là doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến cho thấy doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay, khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng còn được vay nợ của doanh nghiệp thấp. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới HQHĐ KD. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon (2012), Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas (2012), tỷ lệ nợ có tác động ngược chiều với hiệu quả kinh doanh. Nhưng theo nghiên cứu của
Dimitris Maria Psillaki (2007) tỷ lệ nợ có tác động dương đến HQKD ở mức có tỷ lệ nợ trung bình.
Đầu tư tài sản cố định của công ty có mối tương quan dương HQHĐ KD của các công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014. Các công ty đầu tư vào tài sản cố định càng nhiều thì HQHĐ KD càng cao. Điều này trái với nghiên cứu của Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas (2012) và Onaolapo và Kajola (2010).
Rủi ro kinh doanh của công ty có mối tương quan âm HQHĐ KD của các công ty của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2014. Các nhà quản lý công ty giảm thiểu được rủi ro kinh doanh thì HQHĐ KD càng cao. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto and Ghulam Abbas (2012) và Onaolapo và Kajola (2010).
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp càng lâu thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng hiệu quả. Nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu Onaolapo và Kajola (2010).
Tóm lại, có bốn nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E), đầu tư tài sản cố định (TANG), rủi ro kinh doanh (RISK), thời gian hoạt động của công ty. Biết được mức độ trung bình của hiệu quả hoạt động kinh doanh là 0.71% và các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh một mặt có thể giúp cho nhà quản trị chủ động hơn trong việc đưa ra các quyết liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh như cơ cấu vốn hợp lý, đầu tư vào tài sản cố định hợp lý, hạn chế rủi ro kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
5.2. Giải pháp gợi ý
Nghiên cứu này là mang lại một số khuyến nghị cho các nhà quản lý trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh:
Thứ nhất, các công ty có thể sử dụng nợ quá nhiều sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển
vững mạnh.Bên cạnh đó công ty cần lựa chọn các nguồn tài trợ dài hạn hợp lí: Đây là giả pháp có được cơ cấu vốn hợp lí với chi phí vốn thấp nhất nhưng lại mang đến hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn huy động vốn như: phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho cổ đông, người lao động hoặc phát hành trên thị trường chứng khoán.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả đầu tư vào tài sản cố định, chi phí đầu tư phải sử dụng hợp lí, cân bằng với nguồn vốn hiện tại.
Thứ ba, giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro kinh doanh: Tiến hành xây dựng chiến lược quản trị rủi ro trong HĐKD, đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề aco, cải tiến kỹ thuật công nghệ. Đặc biệt là thường xuyên kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.
Thứ tư, các công ty cần phải tích lũy kinh nghiệm hoạt động sản xuất qua các năm.
5.3. Hạn chế
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tác động của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. mà chưa nghiên cứu các yếu tố khác.
Thời gian nghiên cứu chưa đủ dài, số lượng lấy mẫu chỉ có 4 năm từ năm 2011 đến năm 2014 do thị trường chứng khoán đang trên đà phát triển nên khi dựa vào kết quả hồi quy để tìm ra tác động của của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động kinh doanh trong dài hạn là chưa khả thi.
Điều kiện lọc dữ liệu là các công ty có thời gian hoạt động lớn hơn số năm nghiên cứu, nên số lượng công ty mà tác giả thu thập được có giới hạn.
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu này có thể mở rộng trong tương lai bằng cách :
Nghiên cứu các biến khác nhau ở từng lĩnh vực khác nhau, ở cả lĩnh vực tài chính, hay mở rộng thêm mẫu quan sát hoặc nếu có điều kiện thì có thể nghiên cứu các công ty chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước:
[1] Lê Thị Phương Hiệp (2006), Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, trang 117.
[2] Bùi Xuân Phong (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, trang 72-73 và trang 97-98.
[3] Nguyễn Thị Quy và cộng sự (2007), Nghiên cứu – Phân tích các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh doanh quốc tế. Đề tài nghiên cứu cấp bộ.
[4] Đại học kinh tế Tp.HCM (2008), Giáo trình thống kê doanh nghiệp, Lưu hành nội bộ, trang 110-111 và trang 114-116.
[5] Phan Đức Dũng (2008), Kế toán quản trị, NXB Thống kê, TP.HCM, trang 409- 410 và trang 420.
[6] Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê, Tp.HCM, trang 81 và trang 100-101.
[7] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2011), Thống kê ứng dụng trong kinh doanh-xã hội, NXB Lao Động-Xã Hội.
[8] Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011), Luận văn thạc sĩ “các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dưng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam”, Đại học Kinh tế Tp.HCM.
[9] Lê Nguyễn Thanh Tuyền (2013), Luận văn Thạc sĩ “các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam”, Đại học Đà Nẵng.