Trong chƣơng 2, chúng tôi trình bày các dạng lý lẽ, quy tắc giải mã lý lẽ và vai trò của ngôn ngữ trong lập luận trào phúng Chúng tôi trình bày ba

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ Lập luận trong tiểu phầm trào phúng (trên cứ liệu tiếng việt) (Trang 26 - 27)

lẽ và vai trò của ngôn ngữ trong lập luận trào phúng. Chúng tôi trình bày ba kiểu lý lẽ chính, chiếm đa số trong ngữ liệu trào phúng đƣợc khảo sát là ngộ biện, ngụy biệnlý lẽ ngược.

Ngộ biện trong lập luận trào phúng thực chất là việc cố tình tận dụng tính mơ hồ trong ngôn ngữ. Hiện tƣợng mơ hồ là công cụ đắc lực tạo ra nghĩa lâm thời. Nếu trong lập luận trào phúng, ngộ biện là sử dụng lý lẽ một cách mơ hồ hoặc cố tình hiểu sai thì ngụy biện lại là cố tình nói sai. Có sáu thủ pháp ngụy biện đƣợc sử dụng phổ biến trong trào phúng. Thứ nhất: đánh tráo khái niệm,

ngƣời ngụy biện thƣờng lén đánh tráo khái niệm, nghĩa là lúc đầu họ dùng một từ, ngữ để trỏ khái niệm này nhƣng sau lại đƣợc lén dùng để trỏ một khái niệm khác. Thứ hai: đánh tráo luận đề, thay luận đề đƣợc đề cập bằng một luận đề khác. Thứ ba: dùng luận đề mơ hồ, kẻ ngụy biện thƣờng cố tình dùng những luận đề mơ hồ để ngƣời nghe không biết đƣờng nào mà hiểu cho đúng; vì hiểu

thế này cũng đƣợc, hiểu thế kia cũng đúng, nhờ vậy kẻ ngụy biện có thể đảo lộn phải trái. Thứ tƣ: làm lẫn lộn thông tin. Thứ năm: giả vờ lờ đi những lẽ thường và cuối cùng là dùng ngụy biện để đáp lại ngụy biện, đây chính là phƣơng pháp lập luận lấy một điều vô lý để đáp lại một điều vô lý.

Trong ngữ liệu khảo sát, lý lẽ ngƣợc chiếm 42,4%. Sự châm biếm đƣợc hình thành theo cách viết ngƣợc: nói một điều A có vẻ nghiêm túc nhƣng lại đƣợc độc giả hiểu thành B, là điều ngƣời viết muốn phê phán. Thành công của một bài châm biếm về ngôn ngữ trƣớc hết là ở cách viết có hàm ý. Ngƣời viết luôn lập luận sao cho độc giả luôn tự suy ra điều tác giả muốn phê phán: “Bao dung hạt cải, rộng rãi trôn kim” (tục ngữ), là kiểu nói ngƣợc phổ biến của ngƣời Việt. Hai hình thức cơ bản của sáng tác tiểu phẩm châm biếm là dùng

lẽ ngược đời, nói ngược. Trong đó, nói ngƣợc theo cách nói dân gian dễ gây

hiệu quả nhất. Luận án trình bày ba cách nói ngƣợc phổ biến trong tiểu phẩm: Một là, nêu những nguyên nhân không thể có, từ những nguyên nhân không thể có sẽ dẫn đến những điều nghịch lý. Tiểu phẩm sử dụng phƣơng pháp này để đƣa ra những điều mà xã hội đang phê phán. Hai là, dùng những cấu trúc từ và ba là, nói ngược bằng từ ngữ.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận án tiến sĩ Lập luận trong tiểu phầm trào phúng (trên cứ liệu tiếng việt) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(29 trang)