Máy phát điện sử dụng nam châm siêu mạnh

Một phần của tài liệu Vận hành tối ưu của trang trại gió kết nối với lưới điện (Trang 73 - 76)

Với khả năng tích lũy năng lượng từ trường rất lớn nên NdFeB được dùng trong chế tạo cực từ máy phát điện đồng bộ giúp giảm kích thước máy phát điện và đơn giản hóa việc chế tạo do không cần sử dụng nguồn kích từ. Hiện nay đã xuất hiện máy phát điện nam châm vĩnh cửu có công suất tới hàng nghìn kW. Do có kích thước nhỏ gọn hơn máy phát điện truyền thống nên máy phát điện gió sử dụng nam châm vĩnh cửu đã được sử dụng rộng rãi trong phạm vi công suất vừa và công suất nhỏ. Hạn chế chủ yếu là giá thành nam châm vĩnh cửu siêu mạnh còn cao.

Có 3 nguyên lý sử dụng máy phát điện trong tuabin gió nối lưới :

Máy phát đồng bộ kích thích vĩnh cửu (PMSG); loại máy phát này được điều khiển hòa với lưới nhờ bộ biến đổi điện tử công suất nằm xen giữa stato và lưới. Bộ biến đổi gồm hai phần chính : nghịch lưu phía lưới và nghich lưu phía máy phát. Dòng năng lượng khai thác từ gió sẽ được lấy qua turbin tới stato, sau đó chảy qua bộ biến đổi lên lưới.

66

Máy phát không đồng bộ rotor lồng sóc (SCIG): Tương tự máy phát đồng bộ kích thích vĩnh cửu, loại máy phát không đồng bộ rotor lồng sóc được điều khiển hòa với lưới nhờ bộ biến đổi điện tử công suất nằm xen giữa stato và lưới.

Máy phát điện không đồng bộ nguồn kép (DFIG) : Dòng năng lượng khai thác từ gió được lấy qua tuabin tới stato, sau đó chảy trực tiếp lên lưới. Việc điều khiển dòng năng lượng đó được thực hiện gián tiếp nhờ bộ biến đổi nằm ở phía mạch roto.

So sánh máy phát điện gió loại DFIG và SCIG, PMSG :[11]

Hình 4.1 So sánh giữa DIFG và PMSM/SCIG

STT Máy phát điện gió loại SCIG, PMSG (nối lưới gián tiếp)

Máy phát điện loại DFIG

(nối lưới trực tiếp)

Đánh giá 1 Giá thành toàn hệ thống Khá đắt. có công suất đúng bằng công suất máy phát

Tương đối thấp. Thiết bị điện tử công suất nằm ở phía rotor (xen

Giá thành hệ thống của máy phát điện gió loại DFIG rẻ

67

giữa rotor và lưới) nên có công suất cỡ bằng 1/3 công suất máy phát.

hơn so với loại SCIG &PMSG 2 Khả năng tận dụng năng lượng gió Toàn dải tốc độ gió. Thiết bị điện tử công suất nằm xen giữa stator và lưới nên tốc độ đồng bộ không do lưới quyết định

Dải tốc độ gió bị giới hạn. Stator nối trực tiếp với lưới nên tốc độ đồng bộ là do tần số lưới quyết định và DFIG chỉ có thể hoạt động trong phạm vi ± 33% xung quanh tốc độ đồng bộ. Khả năng tận dụng năng lượng gió của máy phát điện gió loại DFIG kém hơn so với loại SCIG & PMSG 3 Điều khiển máy phát Khá đơn giản. Thiết bị điện tử công suât nằm xen giữa stator và lưới nên việc điều khiển máy phát ít phụ thuộc lưới. Dễ đáp ứng yêu cầu ride- through Khá phức tạp. Stator nối trực tiếp với lưới nên việc điều khiển máy phát rất phụ thuộc lưới, đặc biệt khi phía lưới có sự cố. khó đáp ứng yêu cầu ride - through

Khả năng điều khiển máy phát của loại DFIG phức tạp hơn loại SCIG &PMSG và khó đáp ứng yêu cầu ride - through 4 Sử dụng hòa lưới quốc gia

Cần cân nhắc. Điều khiển đơn giản, có thể khai thác gió tối đa

Rất nên.

Điều khiển không quá khó (do được bám lưới cứng)

Nên sử dụng loại DFIG để hòa lưới quốc gia.

68 nhưng giá thành cao mà giá thành rất thấp. 5 Sử dụng ngoài đảo Rất nên.

Điều khiển đơn giản nên dễ đảm bảo ổn định ngắn hạn và dài hạn. Đây là ưu điểm mang tính quyết định khi vận hành với lưới công suất nhỏ Không nên. Điều khiển rất khó (vì không có lưới cứng để bám) nên khó đảm bảo ổn định ngắn hạn và dài hạn. Đặc biệt khó khăn khi phải vận hành với lưới công suất nhỏ

Nên sử dụng loại SCIG & PMSG để sử dụng hòa lưới độc lập (ngoài đảo)

Bảng 4.1 Trình bày việc so sánh giữa các loại máy phát điện gió:

Nhiều công trình nghiên cứu về máy phát điện gió nam châm vĩnh cửu được thực hiện như [2] [5]... Các công trình này sử dụng công cụ mô phỏng trên Matlab để tìm chế độ vận hành tối ưu của máy phát điện gió sử dụng nam châm vĩnh cửu. Trong [3] tác giả đã thiết kế chế tạo máy phát điện gió sử dụng nam châm vĩnh cửu làm viêc với hiệu suất cao ở tốc độ gió trung binh và nhỏ.

Tác giả bản luận văn này đã tiến hành xây dựng mô hình trang trại gió sử dụng máy phát điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu kết nối với lưới điện công suất nhỏ, mô phỏng trên Matlab nhằm chứng minh hệ thống có thể hoạt động tốt, từ đó làm cơ sở lựa chọn loại máy phát này cho các dự án trạm gió ốc đảo thay thế cho máy phát điện không đồng bộ nguồn kép (DFIG).

Một phần của tài liệu Vận hành tối ưu của trang trại gió kết nối với lưới điện (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)