II-/ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội (Trang 32 - 38)

DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM - HÀ NỘI.

1-/ Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của Công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội

* Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.

Trước kia công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội có bộ máy quản lý cồng kềnh, quản lý theo chức năng, gần đây do có sự sắp xếp hợp lý với hình thức quản lý trực tuyến - chức năng mà phân công trách nhiệm giữa các bộ phận của công ty đã có sự rõ ràng và đạt được một số hiệu quả nhất định. Mỗi một bộ phận phòng ban đầu có người lãnh đạo trực tiếp điều hành và báo cáo kết quả thường xuyên với ban giám đốc công ty. Tuy nhiên trong một số bộ phận các công việc còn chồng chéo lên nhau. Vì vậy, trong thời gian tới công ty nên có biện pháp sắp xếp lại hợp lý đội ngũ lao động hơn nữa, phân công rõ ràng trách nhiệm của từng thành viên trong công ty.

* Các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sản phẩm chính của một công ty chuyên kinh doanh du lịch trong lĩnh vực lữ hành là các chương trình du lịch. Để có được một chương trình du lịch trọn vẹn, hoàn hảo thì công tác điều hành, hướng dẫn và chất lượng các dịch vụ phục vụ khách phải được thực hiện tốt. Để nâng cao hiệu quả kinh doanh và chất lượng phục vụ khách, công ty cần tăng cường hơn nữa công tác này. Đây là việc làm thiết thực để thực hiện tuyên truyền quảng cáo tại chỗ tốt nhất.

- Công tác điều hành: hiện nay công ty có 13 người phụ trách công tác điều hành và xây dựng chương trình nên công việc rất bận rộn.

+ Công ty cần có sự điều chỉnh, mở rộng hơn nữa các đầu mối điều hành khách. Việc này sẽ giúp cho lãnh đạo công ty có điều kiện lựa chọn phương án thích hợp và tìm được đối tác, hợp đồng phục vụ khách tốt hơn.

+ Phân bổ rõ chức năng của mỗi nhân viên, không kết hợp quá nhiều cho nhân viên điều hành.

+ Để đảm bảo chương trình được thực hiện tốt, công tác điều hành phải chặt chẽ, chính xác và theo dõi sát chương trình hơn nữa.

- Về công tác hướng dẫn: có thể nói sự thành công trong việc thực hiện chương trình du lịch phụ thuộc vào công tác này tới 60-70%. Vì vậy đội ngũ hướng dẫn viên phải không ngừng nâng cao trình độ và chất lượng phục vụ khách.

+ Hiện nay đội ngũ hướng dẫn viên của công ty chưa nhiều. Vì vậy trong tương lai công ty nên tuyển thêm hướng dẫn viên để có thể chủ động hơn trong công tác nhất là vào mùa du lịch.

+ Công ty cần có những biện pháp khen thưởng, mức thù lao thoả đáng cho đội ngũ hướng dẫn viên để họ ngày càng gắn bó với công việc.

+ Bộ phận hướng dẫn cần tăng cường thêm mối quan hệ với các bộ phận khác trong công ty như bộ phận điều hành, đội xe, để cùng nhau phối hợp công tác phục vụ khách được chu đáo, gây được thiện cảm và uy tín đối với khách.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách.

Công ty cần nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm của mình bằng cách xây dựng các tour du lịch độc đáo, hấp dẫn mang đậm nét truyền thống văn hoá lịch sử dân tộc và bản sắc của con người Việt Nam. Khai thác các tuyến điểm du lịch, các loại hình du lịch mới nhằm phát huy khả năng hiện có của mình cũng như của ngành du lịch Việt Nam.

Trong các chương trình du lịch, công ty nên cố gắng khai thác các dịch vụ bổ sung, phát triển các dịch vụ cao cấp nhằm khai thác tối đa khả năng thanh toán của khách, đồng thời phải khai thác triệt để mọi khía cạnh của ưu thế nền văn hoá Việt Nam vào kinh doanh du lịch.

* Khai thác thật tốt thị trường truyền thống đồng thời mở rộng đến các thị trường khác.

Thị trường truyền thống của công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội là thị trường nước Pháp, thị trường này có uy tín nhiều năm nay, số lượng khách không ngừng tăng trưởng. Vì vậy công ty nên có phương pháp phục vụ cho thật tốt để giữ vững lòng tin của khách du lịch trong thị trường này. So sánh với các thị trường khác, việc thanh toán nợ ở thị trường Pháp lại rất chậm trễ, gây tâm lý lo ngại khi phục vụ. Vì đó công ty nên có giải pháp phù hợp cho vấn đề này.

Công ty cần chú ý mở rộng thêm các thị trường khác cụ thể là các nước Đông Nam á vì khu vực này có tốc độ tăng trưởng khách du lịch tương đối lớn. Ngoài ra Việt Nam là một thành viên của ASEAN sẽ được tự do đi lại trong khu vực mà không cần visa, hộ chiếu. Như vậy trong tương lai các nước ASEAN sẽ là nơi trực tiếp gửi khách, vừa là chiếc cầu nối khách du lịch quốc tế tới Việt Nam. Do có nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lý, phong tục tập quán, dựa trên điều kiện kinh phí và trình độ kinh doanh của công ty thì việc đón tiếp và phục vụ đối tượng khách từ các nước Đông Nam á là tương đối phù hợp.

Trong tương lai, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch sang các nước để mở rộng tầm hiểu biết ngày càng đông. Vì vậy công ty nên tăng cường quảng cáo, khuếch chương một số chương trình du lịch ngắn ngày mức giá phù hợp với khả năng thanh toán của nhóm khách du lịch này.

Về phía các hãng lữ hành nhận khách, công ty cần nghiên cứu lựa chọn cho mình đối tác phù hợp bởi lẽ đây chính là người đại diện cho công ty thực hiện các chương trình du lịch cùng khách. Trong khi chưa có đủ điều kiện lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thì việc lựa chọn này có ý nghĩ đặc biệt quan trọng. Nó phải dựa trên cơ sở uy tín của hãng nhận khách, khả năng đảm bảo chất lượng chương trình, giá cả hợp lý,... Việc tìm hiểu các hãng này có thể thông qua các việc tiếp xúc tại các hội chợ du lịch quốc tế ở các nước mà công ty tham gia, qua các hội thảo, qua các đại lý của hãng du lịch nước ngoài tại Việt Nam. Công ty cần đặc biệt tìm hiểu khả năng tổ chức các chương trình trong nước của các hãng lữ hành thường xuyên gửi khách cho công ty. Bởi vậy, nếu chọn các hãng này làm người đại diện nhận khách cho

mình thì sẽ thắt chặt mối quan hệ cùng hợp tác cả hai cùng có lợi, đồng thời tạo một sợi dây ràng buộc giữ hai bên.

2-/ Một số khuyến nghị với Nhà nước và ngành du lịch.

Việt Nam là một đất nước với nền văn minh lúa nước, với một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú và độc đáo. Điều này mang lại cho nước ta sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Những cảnh đẹp ở mọi địa hình khác nhau với những cảnh quan hấp dẫn trong đó có Vịnh Hạ Long (di sản thiên nhiên thế giới); Yên Tử (thủ đô phật giáo Việt Nam được xây dựng từ thé kỷ thứ 13), cố đô Huế,... Việt Nam với 3.260 km bờ biển trải dài theo đất nước đã tạo nên nhiều bãi tắm đẹp và nổi tiếng (Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò,...). Bên cạnh đó là hàng trăm lễ hội truyền thống với những phong tục tập quán độc đáo và đặc sắc. Tất cả tạo nên những khả năng tiềm tàng cho phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hoá.

Vậy tại sao du lịch Việt Nam chưa phát triển mạnh khi nước ta có sản phẩm du lịch hết sức phong phú? Đó là:

- Du lịch Việt Nam đang ở dạng tiềm năng chưa được khai thác triệt để, các tài nguyên chỉ khai thác ở dạng thô, không có sự đầu tư chất xám vào tài nguyên du lịch nên chưa tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn.

- Cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước và ngành du lịch còn nhiều bất cập, chưa thực sự tạo đà cho du lịch Việt Nam phát triển. Trong vài năm nay tuy đã có sửa đổi, tháo gỡ nhưng chưa triệt để.

- Hiện tượng thiếu bình đẳng trong kinh doanh giữa các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế.

- Chuyên môn hoá trong du lịch còn chưa cao, mối quan hệ giữa các đơn vị kinh doanh du lịch không được cải thiện góp phần hạ thấp chất lượng dịch vụ du lịch.

- Tranh chấp bất bình đẳng giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trình độ quản lý của các cán bộ cònyếu và thiếu do ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, nhiều cán bộ chưa thích ứng kịp thời với cơ chế thị trường, bị động trong kinh doanh và đòi hỏi của khách du lịch làm ảnh hưởng tới chất lượng.

- Cơ sở hạ tầng, khu vui chơi giải trí còn nghèo nàn, lạc hậu. - Thiếu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,...

* Giải pháp.

- Nâng cao nhận thức trong các cấp, các ngành, nhân dân về hiệu quả nhiều mặt của du lịch, để mọi người hiểu biết hơn về ngành du lịch để cùng cải tiến bảo vệ thiên nhiên, môi trường, văn hoá,...

- Cải cách thủ tục hành chính để khách ra vào du lịch thuận tiện.

- Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, ổn định cho người kinh doanh du lịch.

- Giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

- Phát triển nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch, quan tâm bồi dưỡng đào tạo và sử dụng tốt nguồn nhân lực du lịch. Hình thành một đội ngũ cán bộ có đạo đức, có tài, thành thạo nghề và đủ năng lực quản lý kinh doanh.

- Nhà nước cần xem xét lại chính sách thuế cho riêng ngành du lịch, vì với mức thuế này là quá cao đối với ngành đặc biệt là đối với các công ty nhỏ.

- Nhà nước cùng ngành du lịch cần tăng cường quảng cáo và tham gia hội chợ để quảng bá cho du lịch Việt Nam.

- Để đảm bảo môi trường lành mạnh trong kinh doanh du lịch lữ hành thì Nhà nước mà trọng tâm ở đây là Tổng cục Du lịch cần nhanh chóng triển khai, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh du lịch quốc tế đối với từng đơn vị, trong đó có việc xem xét thu hồi giấy phép của những đơn vị không đủ điều kiện kinh doanh du lịch quốc tế để đảm bảo uy tín cho du lịch Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành là hoạt động đặc trưng nổi bật và rõ nét nhất trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung. Một quốc gia, một vùng nào đó muốn phát triển du lịch thì việc nâng cao chất lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch lữ hành là một tất yếu khách quan. Đối với công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội, với những kết quả thu được điều đó đã tạo cho công ty một chỗ đứng vững chắc trên thị trường du lịch Việt Nam.

Với việc nêu lên thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội, chuyên đề đã cung cấp một số nét trong hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty, đồng thời cũng nêu ra một vài giải pháp nhằm phát triển hoạt động này, đem lại hiệu quả kinh doanh tương xứng với tầm vóc của công ty.

Do sự hạn chế trong hiểu biết và thời gian học tập, nghiên cứu có hạn, chắc chắn chuyền đề này còn nhiều thiếu sót và có những vấn đề chưa đề cập tới. Em mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, các cô, các bạn, các cán bộ làm công tác du lịch để chuyên đề này được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến thầy giáo Nguyễn Thanh Cừ cùng các cô chú, anh chị tại công ty Du lịch Việt Nam - Hà Nội về sự giúp đỡ tận tình, những ý kiến đóng góp quí báu, cũng như việc chỉnh lý, bổ sung để em có thể hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh du lịch lữ hành của công ty du lịch Việt Nam - Hà Nội (Trang 32 - 38)