Phần bù mua lại cổ phần (repurchase premium)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến hoạt động mua lại cổ phần dựa trên lý thuyết nuông chiều cổ tức (Trang 39 - 43)

Bảng 3.2.3 trình bày giá trị phần bù mua lại cổ phần từ năm 2008 đến 2014. Trong bài nghiên cứu này, tôi sử dụng định nghĩa phần bù mua lại cổ phần theo bài nghiên cứu của Zhan Jiang (2012), theo đó phần bù mua lại cổ phần (ký hiệu

Rep_premt) được định nghĩa là sự chêch lệch giữa chỉ số M/B bình quân theo trọng số giá trị sổ sách của nhóm mua lại cổ phần thường xuyên (frequent repurchasers) với chỉ số M/B bình quân theo trọng số giá trị sổ sách của nhóm mua lại cổ phần không thường xuyên (nonfrequent repurchasers). Tương tự, Rep_premtEW được định nghĩa là sự chêch lệch giữa chỉ số M/B bình quân không trọng số của nhóm mua lại cổ phần thường xuyên (frequent repurchasers) với chỉ số M/B bình quân không trọng số của nhóm mua lại cổ phần không thường xuyên (nonfrequent repurchasers).

Trong đó tỷ số M/B được xác định bằng giá trị thị trường (tính bằng số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với giá cổ phiếu) chia cho giá trị sổ sách (chính bằng giá trị vốn cổ phần trên báo cáo tài chính).

Bảng 3.2.3: Thống kê giá trị phần bù mua lại cổ phần từ năm 2008 đến 2014

Năm

Thường xuyên Không thường

xuyên Phần bù mua lại cổ phần

N BVW M/B N BVW M/B Phần bù mua lại cổ phần Phần bù mua lại cổ phần chuẩn tắc 2008 1 109.73 79 473.91 -1.463 -2.104 2009 1 2988.4 116 631.06 1.555 0.579 2010 10 1320.93 146 744.39 0.574 -0.294 2011 7 2874.4 214 734.58 1.364 0.409 2012 7 3128.65 244 701.19 1.496 0.526 2013 3 4932.25 255 776.53 1.849 0.841 2014 3 2383.38 252 9920.22 0.955 0.043

Trong bảng 3.2.3, cột thứ hai và thứ ba trình bày lần lượt số lượng công ty mua

lại cổ phần thường xuyên và giá trị M/B bình quân theo trọng số giá trị sổ sách của nhóm này trong khi cột bốn và cột 5 trình bày số lượng công ty mua lại cổ phần không thường xuyên và giá trị M/B bình quân theo trọng số giá trị sổ sách tương ứng. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng số lượng công ty thực hiện quyết định mua lại cổ phần không quá nhiều trong giai đoạn 2008-2014 (tối đa là 10 công ty vào năm 2010), điều này cho thấy đây không phải là một quyết định cổ tức quá đặc trưng của các công ty niêm yết trên Sàn Chứng Khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng kết quả của bài nghiên cứu. Nếu so sánh với bài nghiên cứu gốc của tác giả khi

thực hiện thu thập dữ liệu trên sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) thì số liệu thống kê ở bảng trên hoàn toàn hợp lý. Tỷ lệ số công ty mua lại cổ phần thường xuyên ở thị trường chứng khoàn Mỹ chỉ chiếm khoản 1.1% trong 15 năm từ 1963 đến 1978 (giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán Mỹ) trong khi tỷ lệ này ở thị trường trong nước giai đoạn 2008-1014 là 2.6%. Điều này thể hiện sự hợp lý trong số liệu về số lượng công ty mua lại cổ phần thường xuyên đang niêm yết trên Sàn Giai Dịch Chứng Khoàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Hai cột cuối cùng của bảng 3.2.3 trình bày giá trị phần bù mua lại cổ phần được tính toán dựa vào sự chênh lệch giá trị M/B bình quân theo trọng số giá trị sổ sách của hai nhóm mua lại cổ phần thường xuyên và mua lại cổ phần không thường xuyên. Giá trị này có dấu dương ở hầu hết các năm (chỉ trừ năm 2008 có giá trị âm) cho thấy rằng giá trị M/B bình quân của nhóm mua lại cổ phần thường xuyên đa phần lớn hơn so với giá trị M/B bình quân của nhóm mua lại cổ phần không thường xuyên. Điều này có thể cho chúng ta những suy đoán ban đầu về sự tác động của giá trị M/B bình quân lên quyết định cổ tức của các công ty và nếu chung ta đặt quyết định mua lại cổ tức của một nhóm nào đó làm cơ sở thì giá trị phần bù mua lại cổ phần có thể sẽ tác động đến quyết định mua lại cổ phần của các công ty.

Bảng 3.2.4: Thống kê giá trị phần bù mua lại cổ phần theo phƣơng pháp không trọng số giai đoạn 2008 – 2014

Năm

Thường xuyên Không thường xuyên Phần bù mua lại cổ phần không trọng số N EW M/B N EW M/B Phần bù mua lại cổ phần không trọng số Phần bù mua lại cổ phần không trọng số chuẩn tắc 2008 1 181.72 79 595.38 -1.187 -2.17 2009 1 788.21 116 482.05 0.492 0.062 2010 10 1205.39 146 706.33 0.534 0.119 2011 7 3447.47 214 1417.22 0.889 0.591 2012 7 2948.91 244 1274.31 0.839 0.524 2013 3 3235.09 255 1133.63 1.049 0.803 2014 3 1699.31 252 1033.51 0.497 0.07

Trong bảng 3.2.4, cột hai và cột ba trình bày số lượng các công ty mua lại cổ

phần thường xuyên và giá trị M/B bình quân theo trọng số giá trị sổ sách của nhóm này. Cột bốn và cột năm trình bày các giá trị tương tự của nhóm mua lại cổ phần không thường xuyên. Hai cột còn lại trong bảng trình bày giá trị phần bù mua lại cổ phần được tính theo phương pháp bình quân không trọng số và giá trị chuẩn tác của nó. So

sánh giá trị phần bù mua lại cổ phần của cả hai phương pháp ta có thể nhận thấy dấu của phần bù mua lại cổ phần ở các năm đều giống nhau. Phần bù mua lại cổ phần có giá trị dương ở hầu hết các năm ngoại trừ năm 2008. Phần bù mua lại cổ phần tính theo phương pháp bình quân không trọng số ở các năm đều nhỏ hơn so với phần bù mua lại cổ phần tính theo phương pháp bình quân theo trọng số giá trị sổ sách, ngoại trừ năm 2008. Điều này có thể giải thích được bởi tỷ trọng giá trị sổ sách của các công ty có M/B lớn là lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng giá trị sổ sách của các công ty có M/B nhỏ. Mức độ giảm của phần bù mua lại cổ phần ở các năm giao động xung quanh mức 40%. Đều này cho thấy rằng, việc sử dụng số liệu phần bù mua lại cổ phần được tính theo phương pháp nào cũng ảnh hưởng quá lớn đến kết quả nghiên cứu của mô hình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố tác động đến hoạt động mua lại cổ phần dựa trên lý thuyết nuông chiều cổ tức (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)