Phương pháp CBAM: Đặc điểm, Bản chất, Các kỹ thuật tiêu biểu

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi phân tích và thiết kế phần mềm (Trang 48 - 51)

Đặc điểm: là phương pháp phân tích kiến trúc phần mềm dựa theo lợi ích về giá thành.

Bản chất: Nội dung cơ bản của phương pháp này là mong muốn làm sao tạo ra được sự chênh

lệch lớn nhất giữa lợi nhuận thu được từ hệ thống đã xây dựng và giá thành chi phí cho công việc thiết kế.

Kỹ thuật tiêu biểu của CBAM: bao gồm 9 bước sau :

- Bước 1: Đối chiếu kịch bản. - Bước 2: Lọc kịch bản

- Bước 3: Thu thập những kịch bản có mức ưu tiên. - Bước 4: Gán lợi ích.

- Bước 5: Phát triển kiến trúc kế hoạch cho các kịch bản và sự quyết định cuả chúng trông đợi vào chất lượng thuộc tính phản hồi từ cấp các.

- Bước 6: Xác định quyền lợi của sự mong đợi về chất lượng thuộc tính phản hồi theo các cấp bởi phép nội suy.

- Bước 7: Tính toán tổng lợi nhuận thu được từ kiến trúc kế hoạch.

- Bước 8: chọn một chiến lược kiến trúc dựa trên ROI nhằm vào các hạn chế về chi phí và lịch trình.

- Bước 9: Xác nhận lại kết quả với trực giác

Câu 19: Đặc điểm và bản chất của phương pháp Function-oriented(structured) Design Bản chất:

- Phân rã chức năng của hệ thống ra thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần này lại được thiết kế chi tiết hơn ở các bước sau.

- Sử dụng kỹ thuật thiết kế từ tổng quan đến chi tiết (top-down).

- Mỗi module ở mức thấp nhất chỉ thực hiện một phần việc nhất định, ít liên quan đến công việc của các module khác.

Đặc điểm:

- Khi có một thiết kế hướng cấu trúc tốt, có thể dễ dàng tạo ra những chương trình tốt, có tính hệ thống, giảm sự nhập nhằng, khó hiểu.

- Mã của chương trình là rõ ràng và dễ hiểu - Dễ dàng tạo ra các module chương trình

- Đơn giản, dễ hiểu, thuận tiện trong việc triển khai và nâng cấp.

Câu 20: Đặc điểm và bản chất của phương pháp Object-Oriented Design Bản chất:

Là phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống dựa trên 3 bước chính sau đây: - Phát hiện các đối tượng

- Xác định các thuộc tính và các phương thức của chúng - Xác định cấp bậc của các đối tượng

Đây là phương pháp mạnh và rất hiệu quả trong thiết kế và xây dựng phần mềm. Phương pháp này nhìn hệ thống, sự việc, vấn đề theo quan điểm đối tượng, trong đó giữ vai trò cơ bản và trung tâm là đối tượng. Một hệ thống được coi như một tập hợp các đối tượng cũng như mối quan hệ giữa các đối tượng đó. Phương pháp này cho ta một cái nhìn đúng đắn hơn, chính xác hơn về thế giới thực, cho phép mô tả hệ thống đúng như nó tồn tại trong thực tế và không bị phụ thuộc vào cách mô tả, cách hoạt động của máy tính.

Có 3 nguyên tắc chính của phương pháp thiết kế hướng đối tượng:

- Tính đóng gói cho phép một lớp có thể được dùng lại mà không cần biết cách nó hoạt động như thế nào. Vì vậy, việc module hóa và trừu tượng hóa các lớp được cung cấp để che dấu thông tin.

- Tính kế thừa cho phép một lớp có thể được dùng lại bằng cách sử dụng một số tính năng mà lớp đó đã sẵn có.

- Tính đa hình cho phép các lớp tổng quát có thể làm việc được với nhiều kiểu đối tượng khác nhau.

Đặc điểm:

- Đảm bảo sự tương ứng giữa mô hình phân tích và mô hình thiết kế: Với phương pháp cổ điển, mặc dù cùng là của một hệ thống nhưng mô hình phân tích và mô hình thiết kế không có sự tương ứng cao, do đó việc chuyển đổi qua lại giữa hai mô hình gặp nhiều khó khăn. Kết quả là nếu hệ thống có những thay đổi thì việc thực hiện lại quá trình phân tích và thiết kế sẽ phức tạp và khó khăn. Với thiết kế hướng đối tượng, giữa hai mô hình gần như có sự tương đồng nên ít gặp phải những khó khăn trên.

- Tăng tính trừu tượng của bài toán: Mô hình hướng đối tượng duy trì mối liên hệ chặt chẽ giữa dữ liệu và các thao tác trên dữ liệu trong một thực thể thống nhất. Điều này phản ảnh đúng bản chất của thế giới thực, do đó thiết kế hướng đối tượng đạt được tính trừu tượng bài toán cao hơn.

- Tăng được tính ổn định trước những thay đổi. - Tăng tính sử dụng lại.

- Tăng tính linh hoạt và khả năng mở rộng dễ dàng. - Độ tin cậy và an toàn cao.

- Hỗ trợ khả năng hoạt động song song: Bản chất của các đối tượng là tồn tại và hoạt động độc lập, có tương tác với môi trường. Do đó, trừ khi có sự chỉ định đặc biệt, các đối tượng luôn hoạt động song song.

Câu 21: Đặc điểm và bản chất của phương pháp Data-structure Centered Design

Bản chất:

- Ý tưởng chính của phương pháp này đó là so khớp cấu trúc của chương trình với cấu trúc của dữ liệu mà chương trình sử dụng.

- Các chức năng của một chương trình hoàn toàn được định nghĩa dựa trên các đặc tính của dữ liệu đầu vào và đầu ra.

Đặc điểm:

- Hiện nay, đây là phương pháp thiết kế phần mềm có tính hệ thống nhất.

- Nó thích hợp nhất với những ứng dụng mà cấu trúc dữ liệu (đầu vào và đầu ra) là rõ ràng. Phương pháp này sẽ không thể áp dụng khi mà cấu trúc dữ liệu là mập mờ, không rõ ràng.

- Thích hợp nhất cho các ứng dụng có liên quan nhiều đến việc xử lý file.

- Cấu trúc của chương trình có mối quan hệ mật thiết với cấu trúc của dữ liệu, khi cấu trúc dữ liệu thay đổi dẫn đến cấu trúc của chương trình cũng thay đổi theo.

- Quá trình thiết kế bao gồm nhiều bước, sau mỗi bước có thể thu được những kết quả rõ ràng.

Một phần của tài liệu đề cương ôn thi phân tích và thiết kế phần mềm (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)