Đòn bẩy tài chính

Một phần của tài liệu Tiểu luận hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thép Dana Ý (Trang 38 - 40)

- Trong đó: Chi phí lãi vay

16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

3.3 Đòn bẩy tài chính

Khoản mục 2009 2010 2011 Ngành

Tỷ số nợ 60% 56% 78% 68%

Tỷ số nợ dài hạn 43% 34% 51% 54% Tỷ số khả năng trả lãi vay 6.09 5.10 4.12 2.61

Tỷ số nợ

Bảng số liệu trên cho biết hệ số nợ của công ty không ổn định qua các năm. Chứng tỏ công ty trong năm 2011 đã tăng chính sách vay nợ từ bên ngoài. Trong khi tốc độ tăng của tổng tài sản qua các năm chỉ là 69,36% ( năm 2010 so với năm 2009) và 102,27% ( năm 2011 so với năm 2010) thì tốc độ tăng của các khoản nợ phải trả lên 57,18% ( năm 2010 so với năm 2009) và lên đến 179,76% ( năm 2011 so với năm 2010). Chính nguyên nhân này đã làm cho hệ số nợ tăng lên trong năm 2011.

Năm 2009, hệ số nợ là 60% , toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ từ 60% nguồn vốn đi vay từ bên ngoài, 40% còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Con số 56% là hệ số nợ vào năm 2010, trong tổng tài sản của công ty thì nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 56% ; 44% còn lại được vay từ bên ngoài. Và đến năm 2011 thì nguồn vốn vay này lại tăng lên, tổng tài sản của công ty được tài trợ phần lớn là từ các khoản vay từ bên ngoài, nó chiếm đếm 78%; phần được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 22%. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của DNY tương đối khó khăn, vốn kinh doanh lớn.

So với bình quân ngành tỷ số nợ của DNY cao hơn nhiều, khi Tổng nợ chỉ chiếm 68% tổng tài sản của ngành thì đối với công ty lại chiếm đến 78%, điều này cho thấy rủi ro của công ty cao hơn nhiều so với phần lớn công ty cùng ngành. Hệ số nợ càng lớn càng tạo áp lực về vấn đề tài chính của công ty, vì vậy công ty cần phải cân nhắc xem khả năng trả nợ của công ty cho các khoản nợ này có thực hiện được hay không đồng thời xem xét tỷ suất sinh lợi trên tài sản có cao hơn lãi suất vay nợ hay không, từ đó đưa ra hướng điều chỉnh thích hợp.

Hệ số nợ dài hạn

Hệ số nợ dài hạn là chỉ tiêu cho thấy tầm quan trọng của nợ dài hạn trong nguồn vốn dài hạn. Hệ số nợ dài hạn của công ty tương đối khá cao và không ổn định qua 3 năm. Từ 43% năm 2009 giảm xuống 34% năm 2010 và tăng lên 51% năm 2011. Điều này thể hiện, nguồn vốn dài hạn của DNY đang được tài trợ phần lớn từ các khoản vay dài hạn, do đó công ty bị áp lực lớn trong việc trả các khoản nợ dài hạn.

Qua 3 năm, nợ dài hạn của công ty tăng dần, từ 136.750.278.553 đồng năm 2009 lên 364.617.485.592 đồng năm 2011, trong khi đó, nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng chậm hơn, từ 179.912.005.966 đồng (năm 2009); đến năm 2011 tăng so với năm 2010

11.403.052.156 đồng, đạt ở mức 349.529.003.610 đồng. Vào năm 2009, hệ số nợ dài hạn của công ty là 43%, chứng tỏ nguồn vốn dài hạn được tài trợ phần lớn từ nguồn vốn chủ sở hữu (57%), nợ dài hạn chỉ chiếm 43%. Năm 2010, hệ số nợ dài hạn là 34% và đến năm 2011 chỉ tiêu này là 51%. Trong năm 2011, nguồn vốn dài hạn của công ty được đầu tư bằng nợ dài hạn giảm xuống, công ty phải chú ý đến việc giảm các khoản nợ dài hạn trong thời gian tới.

Tuy nhiên so với bình quân ngành tỷ lệ nợ dài hạn của công ty thấp hơn so với bình quân ngành cho thấy ngành kinh doanh đang gặp rât nhiều khó khăn, trong hoàn cảnh đó công ty đã thực hiện khá tốt việc huy động một lượng vốn chủ sở hữu nhất định để giảm gánh nặng trả nợ và lãi vay

Hệ số khả năng trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép cho công ty, thậm chí đưa công ty đi đến tình trạng phá sản.

Từ năm 2009-2011, khả năng trả lãi vay của công ty có xu hướng giảm qua các năm, vào năm 2010 (từ 6,09 lần xuống 5,10 lần) và giảm mạnh vào năm 2011 (4,12 lần). Nguyên nhân là lợi nhuận trước thuế tăng lên không đáng kê, lãi vay phải trả lại tăng lên. Vào năm 2009, thu nhập của công ty cao gấp 6,09 lần khả năng trả lãi vay, khả năng thanh toán lãi của chủ nợ cao. Công ty không phải quan tâm nhiều đến việc trả lãi. Nhưng đến năm 2010 và 2011, khoản nợ vay tăng lên làm cho tiền lãi vay cũng tăng theo, lợi nhuận sau thuế thấp làm cho khả năng trả lãi vay bị giảm xuống, chỉ còn 4,12 lần,Công ty vẫn có khả năng thanh toán các khoản tiền lãi nhưng khả năng thanh toán này bị giảm sút. So với bình quân ngành tỷ lệ này của công ty cho thấy công ty cao hơn rất nhiều trong năm 2011 cho thấy công ty vẫn kiểm soát tốt khả năng thanh toán các khoản lãi hơn các hơn các công ty khác trong ngành. Trong những năm tới, công ty cần phải đẩy mạnh hoạt động của mình nhằm mục địch làm tăng lợi nhuận trước thuế, góp phần nâng cao khả năng thanh toán lãi vay của công ty mình, giúp cho công ty không phải nằm vào tình trạng khó khăn, thậm chí mất khả năng trả lãi.

Một phần của tài liệu Tiểu luận hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần thép Dana Ý (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w