Phương hướng hoàn thiện pháp luật BHTG Việt Nam:

Một phần của tài liệu chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, thực trạng và phương hướnghoàn thiện (Trang 60 - 63)

c/ Số tiền bảo hiểm:

2.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật BHTG Việt Nam:

Mặc dù mới đi vào hoạt động không lâu; song BHTG Việt Nam đã tỏ rõ vai trò to lớn của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, trở thành một công cụ đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia. Trong thời gian qua, BHTG Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng kể; song qua quá trình kiểm nghiệm hoạt động thực tế cho thấy một số những hạn chế bất cập trong quy định pháp luật về BHTG cần phải được hoàn thiện theo hướng ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế nhằm phúc đáp yêu cầu đổi mới và hội nhập của nền kinh tế đất nước. Để nâng cao vị thế của BHTG Việt Nam và hoạt động của cơ quan BHTG Việt Nam cần thiết phải có những phương hướng hoàn thiện pháp luật về BHTG cụ thể :

Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động BHTG ở Việt Nam: trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, nhất là khi Việt Nam đã tham gia tổ chức thương mại thế giới (WTO), chúng ta vừa có cơ hội lớn, vừa phải đối đầu với những thách thức không nhỏ. Điều quan trọng là phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật theo cơ chế thị trường và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO. Trong điều kiện nền kinh tế ngày càng chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, với cơ sở pháp lý ở mức Nghị định đã bộc lộ một số hạn chế, tồn tại và bất cập có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả hoạt động của BHTG Việt Nam trong thời gian qua. Để xây dựng BHTG Việt Nam trở thành một định chế tài chính lớn mạnh, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, nâng cao niềm tin công chúng, góp phần ổn định hệ thống tài chính quốc gia, cần thiết phải nâng tầm hoạt động của BHTG Việt Nam trên cơ sở xây dựng Luật BHTG, nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động BHTG Việt Nam trong thời gian tới theo hướng:

•Mở rộng đối tượng tham gia BHTG tới tất cả các tổ chức có nhận tiền gửi bằng Việt Nam đồng của tổ chức cá nhân (như tiết kiệm bưu điện, công ty bảo

hiểm nhân thọ, công ty nhận uỷ thác đầu tư chứng khoán…) để vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền đồng thời tránh được những mâu thuẫn trong quy định của pháp luật về BHTG1.

•Luật BHTG cần mở rộng tiền gửi được bảo hiểm bao gồm cả tiền gửi nội tệ và ngoại tệ để đảm bảo công bằng bình đẳng trong nền kinh tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền bằng ngoại tệ.

•Quy định phí BHTG trên cơ sở rủi ro. Song theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu cho rằng do đặc điểm của các tổ chức tham gia BHTG ở nước ta mới thành lập, phát triển chưa bền vững nên hoạt động còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, nhất là các TCTD quy mô nhỏ như các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Theo pháp luật hiện hành quy định các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở nước ta bắt buộc phải tham gia BHTG. Quy định này là cần thiết, góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.

Song một thực tế là các TCTD quy mô nhỏ mà điển hình là các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động khó khăn hơn rất nhiều các TCTD có quy mô lớn, những rủi ro luôn tiềm ẩn trong hoạt động của chúng. Do đó, nếu quy định thu phí BHTG trên cơ sở rủi ro thì vô tình sẽ tạo thêm gánh nặng đối với các TCTD quy mô nhỏ như quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Bởi rủi ro càng cao thì phải nộp phí BHTG càng cao, điều này sẽ làm tăng thêm rủi ro và trở nên khó khắc phục khó khăn đối với các TCTD nhỏ. Hơn nữa, việc đánh giá xếp loại các TCTD ở nước ta còn yếu và mới mẻ, chưa thể làm cơ sở cho việc xác định tỷ lệ phí BHTG trên cơ sở rủi ro được chính xác. Do đó, Luật nên quy định lộ trình của việc xác định mức phí BHTG theo từng giai đoạn phù hợp với thực tế phát triển kinh tế-xã hội.

•Nâng hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm:

Hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm là một nội dung rất quan trọng của Luật BHTG và được người gửi tiền quan tâm nhất. Mức chi trả tối đa cao hay thấp sẽ có tác động đến tâm lý của người gửi. Theo phân tích của một số nhà nghiên cứu hạn mức chi trả hiện tại của BHTG Việt Nam là thấp so với thực tế; do đó cần nâng hạn mức chi trả tiền gửi được bảo hiểm tối đa cho mỗi cá nhân, tổ chức gửi tiền tại

1 B i vi t “M t s v n pháp lý v BHTG Vi t Nam” – Th.S Ph m Nguy t Th o , trang 50 (T p chí Lu t h c à ế ộ ố ấ đề ề ở ệ ạ ệ ả ạ ậ ọ

một tổ chức tham gia BHTG cao hơn mức đang áp dụng theo quy định hiện hành. Theo TS. Đinh Dũng Sĩ – Phó trưởng ban Pháp chế Văn phòng Chính phủ cho rằng: nên nâng hạn mức chi trả tối đa số tiền bảo hiểm cho mỗi cá nhân là 100 triệu và 200 triệu cho một tổ chức gửi tiền tại tổ chức tham gia BHTG. Trong giai đoạn này, với hạn mức chi trả tối đa mà TS. Đinh Dũng Sĩ đưa ra là phù hợp. Song do kinh tế xã hội luôn biến động không ngừng, vì vậy trong trường hợp mức quy định trên đây không còn phù hợp với thực tiễn hoạt động thì giao Chính phủ quy định trên cơ sở đề nghị của Ngân hàng Nhà nước và tổ chức BHTG Việt Nam.

•Nâng cao vị trí pháp lý của tổ chức BHTG Việt Nam:

Để nâng cao trách nhiệm của tổ chức tham gia BHTG và xử lý kịp thời vi phạm trong lĩnh vực BHTG cần quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức BHTG Việt Nam. Cụ thể như:

Tổ chức BHTG phụ trách xử lí những vấn đề liên quan tới: việc chậm nộp hoặc không nộp phí BHTG; vi phạm về nội dung và thời hạn nộp thông tin báo cáo của tổ chức tham gia BHTG Việt Nam; thu hồi giấy chứng nhận BHTG trong trường hợp vi phạm các quy định về chứng nhận đã được Luật quy định; xử lí các tổ chức tham gia BHTG trong trường hợp vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Tổ chức BHTG Việt Nam trình cấp có thẩm quyền xử lí các vi phạm sau: trường hợp tổ chức tham gia BHTG vi phạm nghiêm trọng các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng, có thể dẫn tới việc đổ vỡ ngân hàng và đe doạ đến ổn định hệ thống tài chính; đơn vị cá nhân thuộc tổ chức BHTG Việt Nam vi phạm các quy định bảo mật thông tin, báo cáo của tổ chức tham gia BHTG; đơn vị, cá nhân thuộc tổ chức BHTG Việt Nam vi phạm trong việc tiếp nhận,quản lí và sử dụng nguồn lực vốn do Nhà nước giao.

Đồng thời cần quy định rõ sự phối hợp giữa BHTG Việt Nam với Ngân hàng Nhà nước trong việc tiếp nhận, xử lý các tổ chức tham gia BHTG phá sản, giải thể.Việc quy định sẽ tạo tính chủ động và chịu trách nhiệm của các cơ quan nêu trên, đảm bảo nguyên tắc kịp thời, tránh đổ vỡ dây chuyền trong hệ thống ngân hàng.

Một phần của tài liệu chế độ bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam, thực trạng và phương hướnghoàn thiện (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w