Tình hình nghiên cứu măng tây ở Việt Nam

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG BỐN MỨC PHÂN ĐẠM VÀ BỐN MỨC PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY MĂNG TÂY (Trang 25 - 29)

Ở nước ta hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về loại cây trồng này, Trần Khắc Thi (1995), đã tiến hành nghiên cứu chọn tạo một số giống rau chủ yếu và các biện pháp thâm canh giai đoạn 1991 – 1996 trong đó có cây rau măng tây.

Theo Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan (1994) cho rằng lượng phân bón một ha măng tây như sau: 30 - 40 tấn phân chuồng, 200 kg Urê, 150 kg kali sunfat. Có thể kéo dài thời gian thu hoạch và tăng sản lượng.

Theo Mai Thị Phương Anh (1999), xác định lượng đạm thích hợp bón cho măng tây là 92 kg N/ha.

Theo Vi Thị Phượng (2011), nêu lên những tính năng và tầm quan trọng của cây rau măng tây đối với con người. Cây măng tây không những có lợi về mặt dinh dưỡng mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng cần được đầu tư và phát triển.

Theo Trần Thị Thơm (2013), đưa ra kết luận: bón vôi ở mức 500 kg/ha cho năng suất thu hoạch măng ban đầu cao hơn 23,4% so với mức bón 2000 kg/ha, năng suất đạt được ở mức bón 160 kg N/ha tăng 31,3% so với mức bón 40 kg/ha.

Theo Mai Hoàng Đạo (2014), kết luận yếu tố đạm ở tất cả các mức nghiên cứu đều ảnh hưởng tốt đến sự sinh trưởng và phát triển của măng, tốt nhất ở mức đạm 200 kg/ha về các chỉ tiêu chiều cao cây, số thân trên bụi, số cành cấp 1 và ở mức đạm cao nhất cho năng suất cao nhất (7,5 tấn/ha/4 tháng).

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thời gian và địa điểm

Thời gian: thời gian thí nghiệm được tiến hành từ tháng 01/2015 đến tháng 05/2015.

Địa điểm: thí nghiệm được bố trí tại trại thực nghiệm khoa Nông học, trường đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2. Tính chất đất trồng thí nghiệm

Đất tại khu vực nghiên cứu thuộc nhóm đất xám bạc màu phát triển trên nền phù sa cổ hay còn gọi là nhóm Acrisols (FAO – UNESCO). Kết quả được tổng hợp trong bảng 2.2 Bảng 2.1 Tính chất lí hóa đất thí nghiệm pHKCl PHH2O Chất hữu cơ (CHC) (%) N tổng số (%) P2O5 tổng số (%) P2O5 dễ riêu (mg/100 g đất) K2Odễ riêu (mg/100 g đất) Ca2+ (mg/kg) Mg2+ (meq/100g) 4,5 5 1,64 0,04 0,02 6,83 37,5 138 1,2 Sa cấu Cát (%) Sét (%) Thịt (%) 85,8 9 5,2

Nhìn chung, đất có thành phần cơ giới nhẹ (đất cát pha), phản ứng của đất chua, hàm lượng đạm tổng số, chất hữu cơ rất thấp, kali dễ tiêu ở mức 37,5 mg K2O /100g đất, lân dễ tiêu 6,83 mg/100g đât, cần bón thêm vôi để nâng cao độ pH. Đặc điểm của đất trồng tương đối thích hơp với sự sinh trưởng và năng suất cây măng tây.

2.3 Đặc điểm khí hậu Thủ Đức

Bảng 2.2 Số liệu khí hậu các tháng thí nghiệm tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh

Tháng Nhiệt độ (0C) Tổng lượng mưa (mm) Ẩm độ không khí (%) Tổng số giờ nắng (giờ)

Trung bình Tối cao Tối thấp

01/2015 27,9 35,3 21,2 82,2 72 291,4

02/2015 28,9 36,3 23,2 53,5 73 288,3

03/2015 29,0 37,5 24,9 10,2 67 265,5

04/2015 29,9 37,6 24,0 104,4 69 221,3

05/2015 30,7 38,0 26,0 104,9 70 206,2

(Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, 2015). Qua Bảng 2.3 nhận thấy, trong thời gian thực hiện thí nghiệm (tháng 1 đến tháng 5/2015), nhiệt độ dao động trong khoảng 27,9 – 30,70C, lượng mưa từ 10,2 – 104,9 mm, ẩm độ 67 – 72%, nhìn chung các yếu tố khí hậu thời tiết ở thành phố Hồ Chí Minh thích hợp cho sự sinh trưởng và năng suất của cây măng tây.

2.4 Vật liệu thí nghiệm 2.4.1 Giống

Hạt giống măng tây Mary Washington do công ty Thiên Hưng cung cấp, cây trồng tại trại thực nghiệm khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, vườn cây được 27 tháng tuổi.

Đặc điểm hạt giống: hạt giống lai (dòng F1): tỉ lệ nảy mầm đời F1 > 90% năng suất và chất lượng cao, kháng nấm bệnh cao, dễ trồng và dễ thu hoạch.

2.4.2 Phân bón và thuốc bảo vệ thực vật

Các loại phân: Urea Phú Mỹ (46% N) do công ty phân bón và hóa chất dầu khí (PVF Cco) và kali clorua (60% K2O) do công ty phân bón Bình Điền sản xuất, vôi bột (85% CaO), chế phẩm Trichoderma, supe lân (16% P2O5) do công ty super phốt phát và hóa chất Lâm Thao sản xuất, phân trùn quế.

Thuốc bảo vệ thực vật: Sherpa 25 EC, Vibasu 50 EC, Ridomil Gold 68 EG.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG BỐN MỨC PHÂN ĐẠM VÀ BỐN MỨC PHÂN KALI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY MĂNG TÂY (Trang 25 - 29)