Các chỉ số liên quan tới đối tượng nghiên cứu về tuổi, giới, trình độ, học vấn, nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hỉnh sử dụng thuốc nam của nhân dân huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 55)

học vấn, nghề nghiệp...

Về giới: Nam 48,25% ; nữ 51,75%, tỉ lệ này tương đối xấp xỉ nhau, nói lên rằng không có ảnh hưởng về giới đến kết quả NC.

Về tuổi: Không có đối tượng nào dưới 20 tuổi cũng như quá 70 tuổi. Lứa tuổi từ 20 đến 60 tuổi chiếm 81,3% đối tượng phỏng vấn. Điều này cho thấy đối tượng được phỏng vấn là lực lượng lao động chính của gia đình và xã hội, những người này có khả năng đưa ra những thông tin có tính quyết định, mức độ chính xác cao, thuận lợi cho việc điều tra, phỏng vấn.

Về trình độ học vấn:Số người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở chiếm 16%, tiểu học 11,25%, PTTH 72%, điều này nói lên rằng trình độ học vấn của người dân nông thôn ở mức độ khá cao, nên khả năng tiếp nhận thông tin GDSK có nhiều mặt thuận lợi. Riêng tỉ lệ mù chữ là 0,25%, rơi vào người già trên 70 tuổi. .

Về nghề nghiệp: Tỉ lệ số hộ làm nông nghiệp trong nhóm nghiên cứu chiếm 38,75%, nhóm cán bộ công chức và công nhân là 29,25%, còn lại 32% là buôn bán và sửa chữa nhỏ. Tỉ lệ này cũng tương đối phù hợp với đặc điểm dân số của huyện Yên Phong huyện có nhiều làng nghề truyền thống.

3.7.2 Kết quả sát về tình hình sử dụng thuốc Nam tại các hộ dân cư :

Tỉ lệ sử dụng thuốc Nam trong các hộ dân cư là 89%. Tỉ lệ này nói lên rằng thuốc Nam vẫn được người dân ưu chuộng. Trong khi thuốc tây vô cùng sẵn có và tiện lợi, thì thuốc Nam vẫn giữ vị trí khá ưu thế trong việc lựa chọn phương pháp phòng và chữa bệnh của người dân

Theo tài liệu của tác giả Lê Trung Chính – Bệnh viện Y học dân tộc Đà Nẵng thì tỉ lệ sử dụng thuốc nam của 5 huyện ngoại thành Hà Nội năm 1994 là 77%, Hải Phòng 95,6%; tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05 ).

Tỉ lệ các bệnh được điều trị bằng thuốc nam thu được từ bảng 3.5 cho thấy: Các bệnh thuộc 7 chứng bệnh thường gặp được người dân áp dụng hơn các bệnh khác (cảm sốt 60% ho, viêm họng 59%, các bệnh viêm khớp xương là 23%, ỉa chảy kiết lỵ 44,75%, mụn nhọt 34%, bệnh phụ khoa là 33,5%, dạ dày 39,25)

So với Trần Thuý tỷ lệ này ở Thái Bình năm 2001 là: Cảm sốt 67,06%, ỉa chảy 43%, kiết lị 38,09%, các bệnh khớp xương 22,53%, đau lưng 31,97%, phụ khoa 8,91%, mụn nhọt 20,17%

Đi sâu tìm hiểu thêm và kinh nghiệm dùng thuốc nam chúng tôi thu được kết quả. Số hộ có các bài thuốc kinh nghiệm về cảm sốt, ho là 37,25%, khớp xương là 23,25%, bệnh về gan (viêm gan, xơ gan...) 19,25%, bệnh sỏi thận 14,75%. Điều này cho thấy sự tiếp cận của người dân đối với sự tiến bộ của y học hiện đại cao rõ rệt. Người dân chỉ chú trọng chữa bệnh bằng thuốc Nam đối với các chứng bệnh thông thường, còn các bệnh về gan thận, dạ dày, tim mạch thì y học hiện đại có nhiều ưu điểm hơn.

Chúng tôi cũng kiểm tra về mức độ hiểu biết của người dân về 3 nhóm cây dùng làm thuốc. Kết quả thu được cho thấy có tới 98,5% số người được hỏi biết và nhóm cây thuốc làm rau ăn. Nhóm cây ăn quả làm thuốc là 93% số người, nhóm cây cảnh làm thuốc là 91,5% số người.

Chúng tôi cũng điều tra thăm dò tình hình trồng cây thuốc tại nhà ở các hộ dân. Kết quả thu được cho thấy có tới 66,75% số hộ trồng thuốc nam tại nhà dưới các hình thức: Cây rau ăn, cây ăn quả, cây cảnh, cây chữa bệnh...Trong đó nhóm rau ăn làm thuốc có tới 52% số hộ trồng, nhóm cây cảnh 54,25% và nhóm cây thuốc chuyên chữa bệnh là 19,25%.

Như vậy người dân đã biết sử dụng cây thuốc nam vào mục đích kinh tế, vừa làm rau ăn, vừa làm thuốc vừa làm cảnh vừa làm thuốc. Phù hợp với phương châm: thầy tại chỗ, thuốc tại vườn, điều trị tại nhà của ngành Y tế nước ta.

Về thái độ của cộng đồng đối với phương thức chữa bệnh bằng thuốc nam và tự chữa các bệnh thông thường mới mắc tại cộng đồng, tỉ lệ số người thích dùng thuốc nam tương đối cao tới 70,5% trong khi tỷ lệ không người thích chỉ là 10,75%, số người còn hoài nghi (không bày tỏ rõ quan điểm là 18,75%).

So với kết quả của Lê Trung Chính điều tra tại Quảng Nam - Đà Nẵng đưa ra là: Tỉ lệ số người thích dùng thuốc nam là 89,57%.

Như vậy tỉ lệ số người thích dùng thuốc nam của Bắc Ninh thấp hơn của Quảng Nam - Đà Nẵng . Tuy nhiên con số 70,5% cũng đủ để nói lên rằng người dân vẫn còn thích dùng thuốc Nam, vẫn duy trì phương thức chữa bệnh bằng cây cỏ do cổ xưa để lại.

Chúng tôi cũng khảo sát những ưu nhược điểm của thuốc Nam ở đối tượng trên. Những ưu điểm chúng tôi lấy từ các sách nói về thuốc Nam gia đình, những cây thuốc quý ... như rẻ tiền, dễ kiếm, dễ sử dụng, không gây tai biến, có tác dụng chữa bệnh tốt các chứng bệnh thông thường. Song nhiều người lại cho rằng thuốc Nam không rẻ, khó kiếm, sử dụng phức tạp, có thể có tai biến, có tác dụng chữa bệnh kém, kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy: Số người cho là rẻ tiền 81,25% dễ kiếm 68,25%, dễ sử dụng 62,25%, không gây tai biến 79,25%, tác dụng chữa bệnh tốt là 61,75%, số người cho là đắt chiếm 8,5%, khó kiếm là 30%, sử dụng phức tạp 25,5%, tác dụng không tốt là 14% .

Như vậy những ưu điểm của thuốc Nam đã được người dân khẳng định có chứng minh tỷ lệ người thích dùng thuốc Nam (70,5%) và tỷ lệ số người dùng thuốc Nam (89%) ở kết quả bảng 3.10, bảng 3.5.

Để đánh giá những tác động của cán bộ y tế (CBYT) cơ sở đối với việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng thuốc Nam để chữa bệnh cho người dân chúng

tôi so sánh kết quả tỷ lệ dùng thuốc Nam ở người được CBYT hướng dẫn và không được CBYT hướng dẫn, chúng tôi thấy rằng có 90,5% số hộ trồng và sử dụng thuốc Nam ở những hộ có CBYT hướng dẫn, có 88% số hộ trồng và sử dụngthuốc Nam ở những hộ không có CBYT hướng dẫn.

Mục đích cuối cùng của đề tài này là chúng tôi muốn khảo sát những nhu cầu, kiến nghị, đề nghị của nhân dân đối với ngành Y tế của tỉnh về vấn đề phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam mẫu tại trạm y tế xã với đủ các loại cây chữa các bệnh thông thường ( 70,75%). Thông qua đó nhân dân có thể có những mẫu cây thuốc hoặc đến hái về sử dụng khi có nhu cầu. 77 % ý kiến đề nghị nên phổ biến trên thông tin đại chúng như đài, báo, tivi.... những kinh nghiệm hay, những cây thuốc, bài thuốc quý để giúp nhân dân sử dụng chữa bệnh, 15,25 % ý kiến đề nghị nên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam, phổ biến những bài thuốc, cây thuốc thông qua các buổi họp tổ dân phố, các buổi sinh hoạt đoàn thể quần chúng như hội phụ nữ, hội người cao tuổi... đây cũng là nhu cầu hết sức chính đáng của nhân dân. Riêng ý kiến về tập huấn cho cán bộ y tế xã chỉ chiếm 15,75% ý kiến.

Điều đó chứng tỏ rằng, kinh tế xã hội phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao. Đặc biệt nhu cầu về sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả của nhân dân ngày càng được chứng minh. Rõ ràng rằng thuốc Nam vẫn ngày càng đứng vững trong lòng dân bởi tính an toàn và hiệu quả của nó.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 400 hộ dân tại huyện Yên Phong tỉnh Bắc ninh về tình hình sử dụng thuốc Nam, chúng tôi thu được kết quả sau:

Về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu :

1- Độ tuổi chủ yếu từ 20-60 tuổi chiếm81.3%. Là độ tuổi lao động chính của gia đình cũng như của xã hội.

2- Về trình độ văn hoá tương đối cao 72% có trình độ PTTH. Dễ dàng tiếp nhận thông tin tuyên truyền giáo dục sức khoẻ.

3- Về nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm dân số của địa phương. Về tình hình sử dụng thuốc Nam của người dân địa phương : 1- Tỷ lệ hộ dân có sử dụng thuốc Nam tương đối cao: 89%.

2- Các bệnh điều trị bằng thuốc Nam tại các hộ gia đìnhchủ yếu là 7 chứng bệnh mới mắc tại cộng đồng: cảm sốt, ho, viêm họng, kiết lỵ ỉa chảy, mụn nhọt, xương khớp, bệnh phụ khoa...

3- Người dân đã hiểu rõ tác dụng của 3 nhóm cây làm thuốc vừa phục vụ lợi ích kinh tế, vừa dùng để chữa bệnh và làm đẹp cảnh quan môi trường.:

- Số hộ dân hiểu biết về cây rau ăn làm thuốc: 98,25 %. - Số hộ dân hiểu biết về nhóm cây ăn quả làm thuốc: 93 %. - Số hộ dân hiể biết về nhóm cây cảnh làm thuốc: 91,5%. - Số hộ dân trồng nhóm rau ăn làm thuốc: 52%.

- Số hộ dân trồng nhóm cây ăn quả làm thuốc: 26,5%. - Số hộ dân trồng nhóm cây cảnh làm thuốc 54,25%.

Về thái độ nhu cầu của người dân với công tác phòng và chữa bệnh bằng thuốc Nam

1- Thái độ của người dân thích dùng thuốc Nam chiếm 70,5%, không thích 10,75%, hoài nghi 18,75%. Bởi các ưu nhược điểm của thuốc Nam được người dân nhận xét như sau:

- Rẻ tiền : 81,25%. - Dễ kiếm : 68,25%. - Dễ sử dụng : 62,25%.

- Không gây tai biến : 79,25%. - Tác dụng chữa bệnh tốt : 61,75%.

2- Các yếu tố tác động đến việc dùng thuốc Nam tại cộng đồng là : kiến thức và kinh nghiệm về thuốc Nam của người dân ; tính sẵn có của nguồn thuốc Nam ; tính kinh tế của thuốc Nam trong điều trị là một phần nhỏ tác động của nhân viên y tế cơ sở: tỷ lệ số người sử dụng thuốc Nam nhóm có CBYT hướng dẫn: 90,5 % ; còn nhóm không có cán bộ y btế hướng dẫn là 88%

3- Nhu cầu của người dân trong việc phát triển dùng thuốc Nam tại cộng đồng tập trung ở một số điểm sau :

- Ý kiến xây dựng vườn thuốc Nam mẫu tại trạm y tế xã : 70,75% ý kiến. - Phổ biến trên thông tin đại chúng : 77% ý kiến.

- Nói chuyện chuyên đề : 15,25 % ý liến. - Tập huấn cho cán bộ y tế xã : 15,75% ý kiến.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hỉnh sử dụng thuốc nam của nhân dân huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)