Câu 13: Trình bày tóm tắt nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM (Những nội dung cơ bản về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong

Một phần của tài liệu bài thu hoạch lớp cảm tình đảng (Trang 30 - 33)

nội dung cơ bản về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay?)

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ thiên tài của nhân dân ta, là anh hùng giải phóng dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới. Suốt cuộc đời, Người hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Ham muốn tột bậc của người thật là giản dị: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn được độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Câu ấy được Bác nói khi trả lời các nhà báo nước ngoài vào đầu năm 1946. Câu nói ấy có ý nghĩa lớn lao trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng đất nước. Câu nói ấy thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc và giá trị đạo đức lớn lao. Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta; là tấm gương sáng để mọi người Việt Nam học tập và noi theo.

Theo Người thì đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”. Vì thế đạo đức là cái gốc của người cách mạng, một người muốn trở thành người cách mạng thì phải có đạo đức và thường xuyên rèn luyện đạo đức “Cũng như ngọc, càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Sinh thời Hồ Chí Minh luôn coi trọng việc rèn luyện đạo đức, coi việc rèn luyện đạo đức trong đội ngũ cán bộ như một việc làm thường xuyên, giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng đạo đức cách mạng. Người nói rằng: “Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Trong giai đoạn hiện nay, trước xu hướng toàn cầu hóa, sự hội nhạp kinh tế quốc tế đã làm cho văn hóa của các quốc gia có dịp để cộng hưởng nhau. Sản phẩm của sự giao thoa văn hóa là sự tồn tại của những nét văn hóa mang dáng dấp của phương Tây. Trước sự phát triển của nền kinh tế thì một bộ phận cán bộ chạy theo xu hướng thị trường ăn chơi, xa xỉ, suy thoái đạo đức, lối sống, quên đi nhiệm vụ cách mạng của mình. Sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân đang dần làm xói mòn lý tưởng cách mạng trong bộ phận cán bộ và các tầng lớp nhân dân, làm giảm tinh thần đoàn kết, giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng.

Nhận định tình hình thực tế của sự xuống cấp về mặt đạo đức, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề ra Chỉ thị 06-CT/TW ngày 7 tháng 11 năm 2006 về việc thực hiện Cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Mục đích của cuộc vận động là làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong toàn xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, thanh niên, học sinh… nâng cao đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và các tệ nạn xã hội.

Trải qua bốn năm thực hiện cuộc vận động, các địa phương, các ban ngành đoàn thể đã hưởng ứng nhiệt tình cuộc vận động. Các cấp, các ban ngành đoàn thể đã cụ thể hóa cuộc vận động thành những hành động cụ thể ví dụ như Trường Đại học Đà Lạt đã tổ chức Hội thi “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ngày 16 tháng 5 năm 2011. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động cuộc Hành trình xuyên Việt từ Làng Sen đến bến Nhà Rồng thu hút nhiều bạn thanh, thiếu niên, sinh viên và học sinh tham gia.

Vậy nội dung cơ bản về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là gì? Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có bốn nội dung cơ bản sau:

Một là, thực hiện “trung với nước, hiếu với dân”, mỗi cán bộ, đảng viên phải trung thành vô hạn với

mục tiêu lý tưởng của Đảng, của dân tộc, tham gia tích cực vào việc đẩy mạnh công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh mượn khái niệm “trung, hiếu” trong tư tưởng đạo đức truyền thống và đưa vào một nội dung mới “ Trung với nước, hiếu với dân” tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức. Người nói: “Đạo đức cũ như người ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời”. Người cho rằng trung với nước phải gắn liền hiếu với dân vì nước là nước của dân còn dân là chủ nhân của nước, bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là đày tớ của dân chứ không phải là “quan cách mạng”. Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng cho cách mạng. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng, người cách mạng là phải gần dân , kính trọng và học tập nhân dân, dựa vào dân và lấy dân làm gốc. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần:

Thứ nhất, trung thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ

quyền và toàn vẹn lãnh thổ, nền văn hóa, bảo vệ Đảng, chế độ và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước, dân tộc.

Thứ hai, luôn quan tâm đến lợi ích của nhân dân, tôn trọng nhân dân, hết lòng hết sức phục

vụ nhân dân, giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị của dân, biết tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của dân, tổ chức, động viên cho nhân dân phấn đấu thoát khỏi đói nghèo, “làm giàu cho chính mình, cho đất nước”.

Thứ ba, có ý chí vươn lên, thực hiện mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,

văn minh”, phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thứ tư, có ý thức giữ gìn đoàn kết dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong nhân dân; kiên quyết

đấu tranh không khoan nhượng trước mọi mưu đồ chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân của các thế lực thù địch, cơ hội.

Thứ năm, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong

sang; ham học hỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu, giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân – gia đình – tập thể - xã hội; quan hệ giữa

nghĩa vụ và quyền lợi, theo lời dạy của Bác: “Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”

Hai là, thực hiện đúng lời dạy: “ Cần, kiệm, liêm, chinh, chí công, vô tư” nêu cao phẩm giá con

người Việt Nam trong thời kỳ mới.

Người cách mạng phải thực hiện “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” thường xuyên như lời dạy của người:

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Thiếu một mùa, thì không thành trời Thiếu một phương, thì không thành đất

Thiếu một đức, thì không thành người.

Cần là siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất với tinh thần tự lực cánh sinh.

Kiệm là tiết kiệm ( tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiết kiệm của cải..) của nước, của dân; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”, không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù.

Liêm là luôn tôn trọng của công và của dân. Phải “trong sạch không tham lam” tiền của địa vị danh tiếng.

Chính là thẳng thắn, đứng đắn. Người đưa ra một số yêu cầu: Đối với mình thì không được tự cao, tự đại, tự phụ, phải khiêm tốn học hỏi, phát triển cái hay, sửa chữa cái dở của minh. Đối với người – không nịnh người trên, không khinh người dưới, thật thà không dối trá. Đối với công việc thì phải để việc công lên trên, lên trước, việc thiện nhỏ mấy cũng làm, việc ác, nhỏ mấy cũng tránh.

Chí công vô tư, là công bằng không thiên tư, thiên vị; làm việc gì cũng không nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc. “Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân.

Các đức tính : “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” là những đức tính mà mỗi đảng viên cần phải có và phải được thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng, gắn chúng vào những việc làm thực tế thì việc học tập tu dưỡng mới có hiệu quả.

Thứ nhất là phải tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần sáng tạo, có năng suất,

chất lượng, hiệu quả cao; sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính mình một cách có hiệu quả.

Thứ hai là quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa,

lãng phí, không phô trương hình thức.

Thứ ba là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, không để cho lợi ích cá nhân chi

phối. Chống thói chạy theo danh vọng, địa vị, giành giật lợi ích cho mình, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt của công; cục bộ địa phương, thu vén cho gia đình, cá nhân.

Thứ tư là thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo

vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, bao che, giấu giếm khuyết điểm…

Kiên quyết chống bệnh lười biếng, chạy theo lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, làm dối, làm ẩu. Có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh, chống tham những, tiêu cự, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống xã hội.

Người cách mạng phải nêu cao những phẩm giá đạo đức của con người Việt Nam để trở thành đạo đức cách mạng. Trong tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” năm 1947, Bác căn dặn: “Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm ngày càng ít, mà những tính tốt như sau ngày càng thêm:

Nói tóm tắt, tính tốt ấy có năm điều: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm.

Nhân là thật thà yêu thương, hết long giúp đỡ đồng chí đồng bào. Vì thế mà kiên quyết chống

lại những người, những việc có hại đến Đảng, đến nhân dân. Vì thế mà sẵn lòng chịu cực khổ trước mọi người, hưởng hạnh phúc sau thiên hạ. Vì thế mà không ham giàu sang, không e cực khổ, không sợ oai quyền.

Nghĩa là không có tâm tư, không làm việc bậy, không có việc gì phải giấu Đảng. Ngoài lợi

ích của Đảng, không có lợi ích riêng phải lo toan. Lúc Đảng giao cho việc, thì bất kỳ to nhỏ, đều ra sức làm cẩn thận. Thấy việc phải thì làm, thấy việc phải thì nói. Không sợ người ta phê bình mình, mà phê bình người khác cũng luôn luôn đúng đắn

Trí là không có việc tư túi nó làm mù quáng, cho nên đầu óc trong sạch, sang suốt. Dễ hiểu lý

luận. Dễ tìm phương hướng. Biết xem người. Biết xem việc. Vì vậy mà biết làm việc có lợi tránh việc có hại cho Đảng, biết vì Đảng mà cân nhắc người tốt, đề phòng người gian.

Dũng là dũng cảm, gan góc, gặp việc phải có gan làm. Thấy khuyết điểm có gan sửa chữa.

Cực khổ khó khăn có gan chịu đựng. Có gan chống lại những sụ vinh hoa, phú quý, không chính đáng. Nếu cần thì phải có gan hy sinh cả tính mạng cho Đảng, cho Tổ quốc, không bao giờ rụt rè, nhút nhát.

Liêm là không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng. không ham người

tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hóa”.

Ba là, nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phụ vụ. Sinh thời Chủ

tịch Hồ Chí Minh là một nhà lãnh đạo gần dân, luôn luôn lắng nghe nhân dân, tôn trọng nhân dân, được nhân dân quý mến. Bác nhiều lần về thăm bà con nông dân, những câu hỏi: “Hầm trú ẩn có an toàn không? Mũ phòng không có chắc chắn không? Đồng bào có đủ ăn, đủ mặc không?” được Bác ân cần hỏi han đồng bào.

Người luôn dạy cán bộ đảng viên việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân hết sức tránh; phải gần dân, hiểu dân, học dân, kính trọng nhân dân; hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Người phê phán quyết liệt óc “quan cách mạng” và tự mình, Người thường xuyên đi xuống cơ sở để tìm hiểu, “lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người không quan trọng”.

Cách mạng Tháng Tám thành công, cũng là lúc Việt Nam vừa trải qua nạn đói khủng khiếp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương tăng gia sản xuất, mỗi tháng mỗi người nhịn ăn ba lần để góp gạo cứu đói, và Người cũng đóng góp lon gọn của mình như mọi người dân. Đi thăm trại tù binh trong chiến dịch Biên giới về, Người không có áo khoác ngoài vì Người đã cho tên quan ba thầy thuốc người Pháp bị rất cóng. Những tình cảm đó thật là lớn lao thể hiện lòng nhân ái, khoan dung, nhân hậu của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Để thực hiện tốt những phẩm chất này, mỗi người cách mạng cần phải thực hiện:

Thứ nhất là mỗi cán bội, đảng viên của Đảng phải đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải

tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương.

Thứ hai là phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân, khác phục cho được thói vô cảm,

lãnh đạm, thờ ơ trước khó khăn, thắc mắc, những đau khổ của nhân dân.

Thứ ba là coi trọng tự phê bình và phê bình, “phải nghiêm khắc với chính mình”. Phê bình có

mục đích trong sáng, có lý, có tình. Khắc phục bệnh chuộng hình thức, thích nghe lời khen (thậm chí xu nịnh), tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật… để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đồng thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân, vụ lợi mà “đấu đá”; nhân danh phê bình đả kích, lôi kéo, chia rẽ, làm rối nội bộ.

Bốn là, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu

nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghĩ giữa các dân tộc, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam sẵn sằng là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới, phấn đấu vì độc lập, hòa bình và phát triển.

Một phần của tài liệu bài thu hoạch lớp cảm tình đảng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w