V.GIÁO ÁN LÊN LỚP:

Một phần của tài liệu SKKN những nội dung chính về lịch sử địa phương bình thuận từ 1858 đến năm 2000 dùng cho học sinh THPT (Trang 43 - 53)

Hai tiết dùng giảng dạy năm học lớp 11

I). Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, yêu cầu học sinh phải nắm và hiểu được những vấn đề sau:

1. Về kiến thức:

- Những phong trào đấu tranh chống Pháp thời Cần Vương.

- Sự thiết lập chính quyền cai trị của Pháp trên đất Bình Thuận và những chuyển biến mới trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

- Những phong trào đấu tranh đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và phong trào cách mạng tiến tới giành chính quyền, kháng chiến chống Pháp thành công.

2. Về tư tưởng, tình cảm:

- Giáo dục tình cảm gắn bó đoàn kết thương yêu nhau.

- Tự hào về truyền thống lịch sử của địa phương Bình Thuận.

- Thái độ trân trọng, gìn giữ, noi gương để phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng tốt đẹp hơn.

3. Về kỹ năng:

- Ghi nhớ các sự kiện chính.

- Phân tích, đánh giá, tổng hợp các sự kiện. II). Thiết bị, tài liệu Dạy - Học:

- Sơ đồ tỉnh Bình Thuận, bản đồ các cuộc kháng chiến.

- Tranh ảnh những nhân vật tiêu biểu qua các thời kỳ, tranh ảnh gốc về các sự kiện tiêu biểu.

III). Tiến trình tổ chức dạy học:

1.Dẫn dắt vào bài mới: Bình Thuận một dải đất hiền hòa nhưng do vị trí địa lý là cửa ngõ của miền Nam và miền Trung, nên đã trải qua các cuộc chiến tranh ác liệt nhưng cũng rất đỗi tự hào. Vậy khi thực dân Pháp nổ tiếng súng xâm lược đầu tiên nhân dân Bình Thuận đã nổi dậy như thế nào? Kinh tế xã hội của Bình Thuận chuyển biến ra sao dưới sự khai thác của thực dân Pháp? Những hạt giống đỏ đầu tiên và sự lãnh đạo của Đảng đưa Bình Thuận kháng chiến chống Pháp thắng lợi hoàn toàn diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm bắt được những vấn đề trên.

2.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm *Hoạt động cá nhân:

- Em hãy nhắc lại sự kiện thực dân Pháp xâm lược Việt Nam? Nam Kỳ đã mất vào tay thực dân Pháp như thế nào?

- Nhân dân Bình Thuận tham gia chống Pháp cùng với nhân dân Nam Kỳ như thế nào?

I.Bình Thuận từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1930:

1.Thực dân Pháp Xâm lược và phong trào Cần Vương:

a.Khi Nam Kỳ bị Pháp chiếm:

- 1865, Phan Trung chỉ huy nghĩa quân vào Gia Định, Định Tường đánh giặc.

- Nguyễn Thông không hợp tác với Pháp ra Bình Thuận lập “Đồng Châu xã” và 1873 đưa dân khẩn hoang à chống Pháp.

- Khi Nam Kỳ bị Pháp chiếm thì địa bàn Bình Thuận có vai trò gì?

- Em biết gì về nhân vật Nguyễn Thông?

- Ủng hộ chiếu Cần Vương, ở Bình Thuận có những nhóm nghĩa quân nào? Theo em hoạt động của nhóm nghĩa quân nào là tiêu biểu nhất? tại sao?

- Em có nhận xét gì về phong trào Cần Vương ở Bình Thuận?

*Hoạt động nhóm: Chia lớp thành hai nhóm hoạt động theo bàn:

- Nhóm 1: Nêu những chuyển biến mới về chính trị, ở Bình Thuận trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?

- Nhóm 2: Nêu những chuyển biến mới về kinh tế ở Bình Thuận trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?

+Về Nông nghiệp: +Về Thương mại:

+Về Giao thông – đô thị: +Về Công nghiệp:

- Nhóm 3: Trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp những tầng lớp giai cấp mới ở Bình Thuận đã xuất hiện như thế nào?

- Nhóm 4: Chọn những sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn này? Tại sao?

b.Khi Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương:

- Ở Hàm Thuận, Phan Thiết có nghĩa quân Ung Chiếm, nhiều lần tấn công phủ thành Hàm Thuận.

- Ở Tuy Phong, Hòa Đa có nghĩa quân của Nguyễn Văn Luận, Phùng Hàn, Phùng Tố lập căn cứ chống Pháp tại núi Kênh Kênh. - Còn có nghĩa quân của Phạm Đoan, Cao Hành lập căn cứ ở Phan Rí, Chí Công nhiều lần đánh chiếm phủ thành Bình Thuận.

=> Nghĩa quân chiến đấu kiên cường, dũng cảm nhưng đến tháng 09.1866 phong trào Cần Vương tại Bình Thuận bị dập tắt.

2.Những chuyển biến mới trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp:

- Pháp duy trì chính quyền nhà Nguyễn bên cạnh cơ quan đại lý của Pháp, thực chất đây là bộ máy chính quyền thực dân.

- Cường hào, địa chủ dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân.

- Pháp độc quyền buôn bán và thu thuế, dân ta phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng.

- Để thuận lợi cho việc bóc lột, khai thác tài nguyên Pháp cho mở quốc lộ 1, quốc lộ 28 và quy hoạch Phan Thiết thành đô thị với nhà ga xe lửa và các ngôi nhà mang kiến trúc Pháp.

- Công nghiệp có phát triển với các cơ sở chế biến và sửa chữa.

- Xã hội có sự thay đổi, đặc biệt hình thành tầng lớp công nhân và tư sản-tiểu tư sản à

ảnh hưởng đến phong trào cánh mạng tại Bình Thuận.

+Từ 1906-1908 Liên thành thương quán, Liên thành thư xã, Dục Thanh học hiệu được thành lập tại Phan Thiết.

+Từ 1909-1910, Nguyễn Tất Thành được cụ Trương Gia Mô đưa vào dạy học tại trường Dục Thanh trước khi ra đi tìm đường cứu nước.

*Hoạt động tập thể:

- Chủ nghĩa cộng sản đã đến với Bình Thuận như thế nào?

- Chi bộ cộng sản đầu tiên của Bình Thuận được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu? Và do ai thành lập? - Em biết gì về nhân vật Ngô Đức Tốn?

- Những Đảng viên được kết nạp sớm nhất tại Bình Thuận là những đồng chí nào?

- Em biết gì về nhân vật Nguyễn Gia Tú? Nhân vật Nguyễn Tương?

- Những phong trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo tại Bình Thuận là những phong trào nào? Hình thức hoạt động?

- Tại sao thực dân Pháp tiến hành đàn áp, khủng bố phong trào và bắt các đồng chí lãnh đạo Đảng của tỉnh?

- Tỉnh Bình Thuận đã chấp hành chỉ đạo tháng 07/1936 của trung ương Đảng như thế nào?

- Em hãy nêu những phong trào tiêu biểu ở Bình Thuận trong giai đoạn đấu tranh dân chủ công khai 1936-1939? - Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra đã ảnh hưởng như thế nào đến tỉnh Bình Thuận?

- Sự kiện Nhật đảo chính Pháp ở Bình Thuận diễn ra như thế nào?

3.Những phong trào đấu tranh đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng:

a.Những Đảng viên cộng sản đầu tiên của Bình Thuận:

- Từ 1928-1930, đ/c Lê Trọng Mâu, Dương Chước đến làng Đại Nẫm tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản và kết nạp Đảng viên mới. - 1930, đ/c Ngô Đức Tốn đã thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên tại dốc Ông Bằng, làng Tam Tân (La Gi).

- 1930, đ/c Hồ Quang Cảnh, đ/c Nghệ ra làng Tùy Hòa phát triển Đảng cho các đ/c Nguyễn Thắng, Nguyễn Gia Tú, Nguyễn Tương,…

b.Những phong trào cách mạng đầu tiên: - 13/07/1930, rãi truyền đơn tại Phan Thiết. - Từ tổ Nông hội thành lập đội tự vệ vũ trang.

- Phát hành tờ Báo “Nhân Đạo” để tuyên truyền và cổ vũ phong trào cách mạng.

- 15/08/1931 rãi truyền đơn trên địa bàn Phan Thiết, Hàm Thuận.

=> Pháp tiến hành đàn áp, nhiều đ/c bị bắt, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống.

II.Bình Thuận từ trước cách mạng tháng Tám đến năm 1954:

1.Đảng lãnh đạo nhân dân Bình Thuận tiến tới cách mạng tháng Tám 1945:

- Tháng 08/1936, đ/c Nguyễn Gia Tú thành lập ủy ban vận động “Đông Dương đại hội” tại Phan Thiết.

- 1937-1939, phong trào đấu tranh dân chủ công khai diễn ra mạnh mẽ (đưa người ứng cử vào “Viện dân biểu”, tiểu thương chợ Phan Thiết bãi thị, công nhân nhà máy đèn bãi công, nông dân Ngã Hai biểu tình,…) - 1941 Nhật-Pháp cấu kết đàn áp nhân dân ta - 1943, Mỹ ném bom Nhật, giết chết nhiều thường dân vô tội à 09/03/1945 Nhật đảo chính Pháp, lập chính quyền tay sai thân Nhật tại Bình Thuận.

- Tháng 04/1945 Ban vận động Việt Minh lâm thời tỉnh Bình Thuận được thành lập.

- Em hãy nêu những sự kiện tiêu biểu dẫn đến thành công của cách mạng tháng Tám năm 1945 tại Bình Thuận? - Sau khi giành được độc lập, nhân dân Bình Thuận đã làm những việc gì để củng cố chính quyền và chống giặc đói, giặc dốt?

- Em có nhận xét gì về nghĩa cử của Bà công chúa Nguyễn Thị Thềm, hiến đồ thờ cúng bằng vàng của Hoàng tộc Chăm cho Việt Minh trong “tuần lễ vàng”?

- Ngay trong những ngày hòa bình ngắn ngủi thực dân Pháp đã chuẩn bị chống phá ta như thế nào?

- Tại sao thực dân Pháp tiếp tục quay lại xâm lược? Trận đánh nào, ở đâu, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp lần hai tại Bình Thuận?

- Những sự kiện tiêu biểu ghi nhận chiến thắng của Bình Thuận trong giai đoạn 1946-1949?

- Tại sao thực dân Pháp lại tiến hành cuộc tàn sát dã man nhất Nam Trung Bộ vào ngày 21/01/1951 tại Tuy Phong?

- Em có nhận xét gì về những sự kiện diễn ra ở Bình Thuận từ 1951 đến 1953?

- Ngày 17/08/1945 cờ đỏ sao vàng được treo trước tòa sứ của Pháp, biểu ngữ treo trên cầu gỗ sông Cà Ty à 25/08/1945, chính quyền đã về tay nhân dân.

- Ngày 02/09/1945, tổ chức mit tinh trên sân vận động Phan Thiết mừng ngày độc lập. 2.Nhân dân Bình Thuận kháng chiến chống Pháp xâm lược lần 2:

a.Củng cố chính quyền, chống giặc đói, giặc dốt:

- Tháng 09/1945, Mặt trận Việt Minh của tỉnh chính thức được thành lập do đ/c Nguyễn Tương làm chủ tịch.

- Tháng 01/1946 Bác sỹ Huỳnh Tấn Đối và đ/c Nguyễn Tương được bầu và trúng cử đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận khóa đầu tiên của nước Việt Nam DCCH.

- Vận động tăng gia sản xuất, bình dân học vụ và “tuần lễ vàng” được đông đảo nhân dân ủng hộ.

b.Chống giặc ngoại xâm tiến tới thắng lợi: - Từ ngày 28 đến 30/01/1946 Pháp tiến quân tái chiếm Bình Thuận à Ngày 31/01 ta mở đầu tấn công địch tại dốc Hồi Long (Tuy Phong).

- Từ 1946-1949 ta liên tiếp giành thắng lợi: +25/06/1946 thành lập trung đoàn 82 (sau sát nhập thành trung đoàn 812)

+14/06/1947 tấn công đồn Lầu Ông Hoàng. +Hoạt động của Cảm tử đội “Nguyễn Thái Học”.

+Tháng 08/1949, đại hội tỉnh Đảng bộ lần I. - 21/01/1951, Pháp giết hại 178 người, bị thương 50 người, đốt 200 nóc nhà của đồng bào ta tại La Gàn, Cát Bay (Tuy Phong). - Ngày 28/12/1951, trung đoàn 812 tấn công tiêu diệt địch tại Căng Esepic.

- Đêm 07/04/1954, ta giải phóng Tánh Linh

à tháng 05/1954 giải phóng Hòa Đa, Tuy Phong, Hàm Thuận và đêm 31/07/1954 ta tấn công đồn Sông Dinh, là trận đánh cuối cùng trong chiến dịch Đông-Xuân 1953- 1954 tại Bình Thuận.

- Bình Thuận đã thắng lợi trong chiến dịch Đông-Xuân 1953-1954 như thế nào?

=> Pháp ký hiệp định Gơ-ne-vơ lập lại hòa bình ở Đông Dương, ta tập kết chuyển quân ra Bắc, cùng cả nước tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

3. Củng cố:

- Những phong trào đấu tranh chống Pháp thời Cần Vương.

- Sự thiết lập chính quyền cai trị của Pháp trên đất Bình Thuận và những chuyển biến mới trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

- Những phong trào đấu tranh đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng và phong trào cách mạng tiến tới giành chính quyền, kháng chiến chống Pháp thành công.

4.Dặn dò: Xem lại bài, ghi nhớ các kiến thức chính.

***** *******

Hai tiết dùng giảng dạy năm học lớp 12

I). Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài học, yêu cầu học sinh phải nắm và hiểu được những vấn đề sau:

1. Về kiến thức:

- Những phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Thuận chống Mỹ-Diệm tiến tới Đồng Khởi.

- Đảng lãnh đạo nhân dân Bình Thuận phá tan các chiến lược chiến tranh của Mỹ- Ngụy, tiến tới giải phóng tỉnh nhà, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.

- Những nét chính của công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội và công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng trên quê hương Bình Thuận.

2. Về tư tưởng, tình cảm:

- Giáo dục tình cảm gắn bó đoàn kết thương yêu nhau.

- Tự hào về truyền thống lịch sử của địa phương Bình Thuận.

- Thái độ trân trọng, gìn giữ, noi gương để phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng tốt đẹp hơn.

3. Về kỹ năng:

- Ghi nhớ các sự kiện chính.

- Phân tích, đánh giá, tổng hợp các sự kiện. II). Thiết bị, tài liệu Dạy - Học:

- Sơ đồ tỉnh Bình Thuận, bản đồ các cuộc kháng chiến.

- Tranh ảnh những nhân vật tiêu biểu qua các thời kỳ, tranh ảnh gốc về các sự kiện tiêu biểu.

III). Tiến trình tổ chức dạy học:

1.Dẫn dắt vào bài mới: Quê hương Bình Thuận vừa có biển vừa có núi, là cửa ngõ vào Nam bộ và lên Tây nguyên, nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và công cuộc xây dựng CNXH, Đảng liên tục lãnh đạo nhân dân tỉnh nhà vượt qua mọi khó khăn gian khổ đạt được những thành công quan trọng. Vậy nhân dân Bình Thuận đã kháng chiến chống Mỹ như thế nào? Bình Thuận đã giải quyết những khó khăn ra sao trong bước đầu xây dựng CNXH? Những thành tựu trong công cuộc đổi mới trên quê hương Bình Thuận? Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm bắt được những vấn đề trên.

2.Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung học sinh cần nắm *Hoạt động cá nhân:

- Em hãy nhắc lại việc Mỹ đã thiết lập chính quyền Ngô Đình Diệm làm tay sai ở miền Nam như thế nào?

- Chính quyền Mỹ-Diệm được thiết lập ở Bình Thuận nhằm mục đích gì?

- Em hãy cho biết tên gọi chiến dịch, thời gian, thủ đoạn mà Mỹ-Diệm đã tiến hành ở khu vực Bình Thuận trong thời gian này?

- Nhân dân Bình Thuận đã đấu tranh chống Mỹ-Diệm như thế nào? Tiêu biểu là những phong trào đấu tranh nào?

- Để tiến tới Đồng Khởi, quân dân Bình Thuận đã tham gia đấu tranh vũ trang như thế nào? Trận đánh nào tiêu biểu nhất? Vì sao?

- Em biết gì về chiến dịch Hoài Đức – Bắc Ruộng tháng 07/1960? Tại sao thắng lợi của chiến dịch này có ý nghĩa bước ngoặc cho phong trào chống Mỹ-Ngụy ở miền Nam?

III.Bình Thuận từ 1954 đến 1975:

1.Chống chính sách khủng bố của Mỹ-Diệm tiến tới Đồng Khởi:

a.Chính sách khủng bố của Mỹ-Diệm ở Bình Thuận:

- 1955, lập chính quyền tay sai thân Mỹ từ tỉnh đến các làng xã.

- Mở chiến dịch “tố cộng” đợt 1 (1955-1956) đợt 2 (1956-1958) tăng cường tàn sát lùng bắt những người kháng chiến cũ.

- 1957, thực hiện chính sách “Thượng du vận” địch tiến hành gom dân lập các “khu dinh điền”, “khu trù mật” nhằm đánh phá phong trào cách mạng ở vùng núi.

- Ngày 30/09/1957 chúng đưa 131 đồng chí của Bình Thuận đày đi Côn Đảo.

b.Quân dân Bình Thuận tiến tới Đồng Khởi: - 1954-1955, nhân sỹ, trí thức Bình Thuận đưa kiến nghị lên tỉnh trưởng đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.

- Tháng 08/1954, nhân dân một số xã vùng ven biểu tình hòa bình kéo vào Phan Thiết bị địch tấn công đàn áp.

Một phần của tài liệu SKKN những nội dung chính về lịch sử địa phương bình thuận từ 1858 đến năm 2000 dùng cho học sinh THPT (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w