0
Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Phần kết luận, kiến nghị 1 Kết luận:

Một phần của tài liệu SKKN SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TỚCH CỰC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 (Trang 27 -31 )

III.1. Kết luận:

Sử dụng thành thạo và hiệu quả sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

Việc sử dụng các phần mềm mind mapping sẽ làm cho công việc lập sơ đồ tư duy dễ dàng và linh hoạt hơn, đồng thời, đây cũng là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả của công tác dạy học.

Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học kiến thức mới giúp học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả 100% học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sản phẩm độc đáo “kiến thức + hội họa” là niềm vui sáng tạo hàng ngày của học sinh và cũng là niềm vui của chính thầy cô giáo và phụ huynh học sinh khi chứng kiến thành quả lao động của học sinh của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên sơ đồ tư duy), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.

Trước đây, các tiết ôn tập chương một số giáo viên cũng đã lập bảng biểu, vẽ sơ đồ, biểu đồ,… và cả lớp có chung cách trình bày giống như cách của giáo viên hoặc của tài liệu, chứ không phải do học sinh tự xây dựng theo cách hiểu của mình, hơn nữa, các bảng biểu đó chưa chú ý đến hình ảnh, màu sắc và đường nét. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử bước đầu tạo một không khí sôi nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, là một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đẩy mạnh triển khai.

Sơ đồ tư duy một công cụ có tính khả thi cao vì có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay. Có thể thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng phụ,… bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn, tẩy,… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy. Với trường có điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốt có thể cài vào máy tính phần mềm Mindmap cho giáo viên và học sinh sử dụng, bằng cách vào trang web www.download.com.vn gõ vào ô “tìm kiếm” cụm từ Mindmap, ta có thể tải về bản demo ConceptDraw MINDMAP 5 Professional, phần mềm này không hạn chế số ngày sử dụng và việc sử dụng nó cũng khá đơn giản.

Bước đầu cho phép kết luận: Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch

sử ở trường THPT sẽ dần dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, xem phim minh họa… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với các lớp ở cấp THPT .

III.2. Kiến nghị:

Về phía phụ huynh học sinh: Kiểm tra đôn đốc việc chuẩn bị bài, học bài của học sinh ở nhà. Tạo điều kiện và khuyến khích học sinh tích cực trong việc vẽ sơ đồ tư duy trong học tập.

Về phía trường: Hỗ trợ tích cực cho giáo viên trong việc áp dụng phương pháp mới này vào trong thực tiễn.

Về phía ngành: Hỗ trợ thêm về phương tiện thiết bị nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác dạy học của giáo viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Lịch sử 12 – Phan Ngọc Liên (tổng chủ biên) –NXB Giáo dục. 2. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng - Môn Lịch sử 12

Phan Ngọc Liên – Nguyễn Xuân Trường (Đồng chủ biên)– NXB Giáo dục 3. Sơ đồ tư duy – Tony Buzan – NXB Tổng hợp TpHCM.

4. Phần mềm Imindmap 5.

MỤC LỤC

I.Phần mở đầu:...Trang 1

I.1. Lý do chọn đề tài………...Trang 1 I.2.Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài………..Trang 2 I.3. Đối tượng nghiên cứu……….Trang 2 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu………..Trang 2 I.5. Phương pháp nghiên cứu……… …Trang 2

Một phần của tài liệu SKKN SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM PHÁT HUY TÍNH TỚCH CỰC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 (Trang 27 -31 )

×