Tiêu chí số: 17 Môi trường.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ CẨM NHƯỢNG, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 72 - 75)

- Một số Ban, ngành đoàn thể cấp xã chưa thực sự vào cuộc một cách quyết liệt,

5.Tiêu chí số: 17 Môi trường.

Khảo sát, lập danh sách đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các hộ gia đình, các hộ chăn nuôi chưa đảm bảo trong công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn. Lập cam kết phải có hệ thống xử lý vệ sinh đúng quy trình, đồng thời chuyển một số cơ sở sản xuất kinh doanh ra khu quy hoạch tập trung.

Đối với khu nghĩa trang xã, khảo sát, có kế hoạch trồng cây xanh, xây dựng tường bao che chắn tại các khu vực gần khu dân cư sinh hoạt, tiếp tục xây dựng các tuyến đường vào khu nghĩa trang, hoàn chỉnh việc đóng mốc quy hoạch. Xây dựng kế hoạch và làm tờ trình đề nghị tiêu chí đặc thù về yêu cầu khoảng cách của khu nghĩa trang so với khu dân cư.

Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống thoát nước nhằm hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận. 1. Kết luận.

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài tại địa phương tôi nhận thấy Xã Cẩm Nhượng đã triển khai khá tốt hoạt động xây dựng nông thôn mới. Kết quả khả quan như giao thông phần lớn đường trục đã được nâng cấp cải thiện với chất lượng tốt đảm bảo cho sự di chuyển, vận tải của người dân địa phương. Các hoạt động về an ninh xã hội, công tác quản lý, quy hoạch tại địa phương đều đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới của Nghị quyết. Mô hình nông thôn mới được áp dụng tại địa phương đã mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho người dân như về giáo dục đã xây được nhiều phòng học mới, thiết bị, chức năng học tập đầy đủ phục vụ con em địa phương. Điện, đường được cải thiện rõ rệt, 100% các hộ dân được sử dụng điện đầy đủ. Văn hóa xã hội cũng được chú ý hơn tại hầu hết các thôn đã được xây mới và mở rộng nhà văn hóa, tạo khu vui chơi, giao lưu cho mọi người. Nhìn chung xã đã thực hiện tốt công tác quản lý thực hiện mô hình nông thôn mới.

2. Kiến Nghị.

Xây dựng NTM là quá trình lâu dài và liên tục. Để đảm bảo tính thống nhất, cần thiết xây dụng kế hoạch phát triển tổng thể có định hướng dài hạn. Tuy nhiên muốn gì cũng phải đảm bảo yếu tố hài hòa giữa yêu cầu tính thống nhất trong phát triển với năng lực hiện tại của cộng đồng. Để đem đến sự thay đổi mạnh mẽ, có hiệu quả thì công tác phát triển nông thôn cấp cơ sở phải được thực hiện liên tục. Cần tạo ra một phong trào với sự vào cuộc của người dân địa phương và các cấp chính

quyền liên quan. Muốn vậy, mô hình phát triển NTM phải sát với điều kiện thực tế và có khả năng nhân rộng.

Với sự hỗ trợ chủ trương và chính sách của Đảng, Nhà nước cùng với sự hỗ trợ từ các tổ chức bên ngoài về cả mặt tài chính và kỹ thuật thì việc triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới sẽ đáp ứng tiến độ và kết quả như mong muốn. Qua nhiên cứu tìm hiểu tình hình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới tại xã Cẩm Nhượng, tôi đưa ra một số ý kiến sau:

Trong điều kiện nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước còn hạn hẹp, cần coi nguồn vốn nội lực là chính, dựa vào nội lực cộng đồng và do người dân làm chủ.

Đối với ban lãnh đạo xã, đặc biệt là các tổ chức đoàn thể trong từng thôn: - Cần đôn đốc, thúc đẩy, tạo động lực cho các hộ nông dân đưa vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật vào sản xuất và mở rộng ngành nghề tạo thêm công ăn việc làm cho lao động trong xã.

- Phải tuyên truyển để người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng nông thôn mới.

- Phải giúp người nông dân xây dựng được quy hoạch phát triển nông thôn mớin dựa trên bộ tiêu chí quốc gia đã ban hành và dựa trên chuẩn của các ngành.

- Cho người nông dân biết những chính sách hỗ trợ của nhà nước để họ có thể lựa chọn việc nào làm trước, việc nào làm sau.

Đối với hộ gia đình cá nhân: Cần phải tham gia tích cực hơn nữa vào công cuộc xây dựng thôn, xóm giàu đẹp. Mạnh dạn đưa các tiến bộ khoa học vào ứng dụng để tìm ra phương thức sản xuất phù hợp với địa phương và với điều kiện của từng hộ để mang lại hiệu quả kinh tế cao.Tích cực tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống của các làng nghề truyền thống để tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi, tăng thêm thu nhập cho hộ dân.

Đối với ban tổ chức lãnh đạo của từng thôn: Cần nâng cao trình độ quản lý, các hoạt động phát triển thôn cần khuyến khích người dân tham gia cả trực tiếp, lẫn gián tiếp, đảm bảo tính dân chủ của người dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới – mục tiêu định hướng đến 2020 xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

2. Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015 định hướng đến năm 2020

xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.

3. Chính phủ (2009), Bộ tiêu chí Nông thôn mới do Chính phủ ban hành tại Quyết định 491/QĐ-TTg Chính phủ ngày 16 tháng 4 năm 2009, Hà Nội.

4. Thủ tướng chính phủ (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn’’, Hà Nội.

5. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới kèm theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêu chí áp dụng riêng cho từng vùng ở Việt Nam.

6. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ CẨM NHƯỢNG, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 72 - 75)