Lịch sử nhân bản vô tính:

Một phần của tài liệu chuyen gen dong vat (Trang 62 - 64)

- 1959 - Thỏ ra đời bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. - 1968 - Edwards và Bavister thụ tinh trứng người trên in vitro.

- 1979 - Karl Illmensee công bố nhân bản được ba con chuột từ một phôi ban đầu.

- 1984 - Steen Willadsen nhân bản thành công cừu từ các tế bào phôi bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào phôi.

- 1986 - Steen Willadsen nhân bản một con bò từ các tế bào phôi một tuần tuổi đã biệt hóa.

- 1993 - Bò được tạo ra bằng cách chuyển nhân từ các tế bào phôi nuôi cấy

- 1996 - Ian Wilmut và Keith Campbell ở viện Roslin, Scotland nhân bản thành công cừu Dolly từ các tế bào tuyến vú của một con cừu mẹ. - 1998 - Ryuzo Yanagimachi, Toni Perry, và Teruhiko Wakayama ở đại học Hawaii công bố đã nhân bản thành công 50 chuột từ các tế bào đã trưởng thành. Kỹ thuật nhân bản mới này do Wakayama phát triển và được chứng minh là hiệu quả hơn phương pháp dùng nhân bản cừu Dolly.

- 1999 - Khỉ Rhesus cái Tetra được nhân bản bằng phân chia các tế bào phôi sớm

- 2002 - Thỏ và mèo được nhân bản từ các tế bào trưởng thành. - 2003 - Cừu Dolly chết ngày 14 tháng 2 năm 2003 vì bệnh phổi và

khớp trầm trọng khi được 6 tuổi trong khi một con cừu bình thường sống được 12 năm. Việc nhân bản vấp phải vấn đề lão hóa. Đến nay, nhiều cá nhân và tổ chức gia tăng nghiên cứu nhằm tạo dòng tế bào gốc “cá thể hóa” bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào thân của người trưởng

thành. Điều này mở ra tương lai hứa hẹn của nhân bản trị liệu (mục đích sản xuất ra các tế bào gốc phôi cá thể hóa) nhưng cũng làm hiện hữu nguy cơ xuất hiện các nghiên cứu nhằm nhân bản vô tính người. Nhiều tranh cãi về vấn đề đạo đức y sinh học và tôn giáo liên quan đến nghiên cứu tế bào gốc và nhân bản, một số nước cấm, một số nước cho phép.

Một phần của tài liệu chuyen gen dong vat (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(83 trang)