Họ và tên: Lê Thị Thủy Tiên MSV:151110

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP THIÊN NHIÊN: Phân tích tiềm năng du lịch ở Tam Đảo (Trang 94 - 106)

+ Người hướng dẫn: T.S Hoàng Ngọc Khắc khoa Môi Trường – Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội

+ Thời gian thực tập: 05/06/2017 – 07/06/2017

+ Ngày 05/06/2017

+ Không phải là chuyến du lịch xa nhà đầu tiên nhưng chuyến thực tế lần này tại Tam Đảo- Vĩnh Phúc lại để lại trong tôi vô vàn kỉ niệm bởi cả lớp chúng tôi cùng tham gia và cùng học thêm bao nhiêu điều bổ ích về thiên nhiên, con người nơi đây.

+ Đúng 13h chúng tôi tập trung đông đủ ở cổng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường. Đây là lần đầu tiên tập thể lớp DH5QM4 đi đông đủ với nhau. Tất cả mọi việc phân công và điểm danh lên xe được hoàn thành nhanh chóng, để bắt đầu cuộc hành trình đầy thú vị này. Lớp tôi được chia thành 2 nhóm lớn và được phân công lên xe số 2 và xe số 3. Nhóm 9 chúng tôi được phân công lên xe số 3. Đúng 14h, xe bắt đầu lăn bánh, những tiếng hò reo ầm ĩ của mọi người vui sướng khi chuyến đi khởi hành. Trên xe không khí nhộn nhịp bởi những tiếng hát, tiếng cười đùa với nhau, nhiều bạn không thể quên được việc “Check in” những khoảnh khắc với những tấm hình thật đẹp.

+ Sau một quãng đường khá dài chúng tôi đã dừng xe tại điểm dừng chân, để chuẩn bị cho đoạn đường lên địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, đường lên Thị trấn Tam Đảo. Đến địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, ai nấy cũng tỉnh ngủ sau chặng đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai, khi nhìn thấy biển hiệu lối rẽ về Vĩnh Yên-Tây Thiên-Tam Đảo. Không khí trên xe lại náo nhiệt trở lại với những bàn tán về đường đi, và đặc biệt thấy đồi núi nhiều.

+

+ Đường lên Tam Đảo dài, dốc và ngoằn ngoèo. Có lẽ vì chưa được đi đường vừa dốc và cong như vậy nên nhiều người chúng tôi bị xay xe. Cũng có những bạn không xay xe và còn cảm thấy rất phiêu khi được trải qua cảm giác thú vị như vậy. Các bạn đã hò hét khi đi qua những đoạn đường cong hay nhìn thấy những hình ảnh đẹp khi xe bắt đầu lên cao.

+ Đến địa phận Tam Đảo,chúng tôi nhìn 2 bên là những thảm vực sâu thẳm, xa xa sương mù dày đặc bao trùm trêm đỉnh núi.

+ Khoảng 16h xe đến nơi, dừng chân trước cửa nhà nghỉ do nhà trường đã chuẩn bị trước cho chúng tôi. Cả lớp bước xuống xe với vẻ mặt tuy hơi có phần mệt mỏi, có vài bạn bị say xe nhưng do khí hậu mát mẻ nơi đây đã làm cho chúng tôi tỉnh người và lấy lại năng lượng. Chúng tôi đã ở tại khách sạn Hương Sơn.

+ Chúng tôi nhận phòng, nghỉ ngơi, ăn cơm và ngủ tối.

+ Ngày 06/06/2017

+ Chúng tôi dậy và ăn sáng, 7h30p bắt đầu tập trung đi lên điểm tham quan đầu tiên là Đỉnh Rùng Rình trong khu sinh thái VQG Tam Đảo. Vào buổi sáng nên thời tiết rất mát, có nhiều sương, đường chúng tôi đi khá xa va ngoằn ngoèo. Từ khách sạn đến trạm soát vé tầm khoảng 2km. + + + + + + + + + +

+ + + + +

+ Hình ảnh Ba ngọn núi Tam Đảo- Ảnh trên mạng

+ Tôi được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp hùng vĩ, huyền ảo trong mây gió của 3 ngọn núi Tam Đảo. Theo lời kể của chú Việt thì Đỉnh Rùng Rình với độ cao hơn 1.400m là một trong những đỉnh tạo điểm nhấn của Tam Đảo,đỉnh núi mang một cái tên rất lạ đúng không ? Theo lời kể của chú Việt thì khi leo lên đỉnh này dưới những tán rừng nguyên sinh rong rêubao phủ, chúng ta sẽ bước trên các thảm thực vật và có cảm giác êm ái bập bềnh. Chính vì thế ngọn núi này được người địa phương gọi là đỉnh Rùng Rình.

+ Trên đường đi, chúng tối khá mất sức và phải nghỉ chân khá nhiều khi đi bộ khám phá. Đường đi xa và có vài đoạn đường đá nhô đi cũng hơi khó. Do công trình hoàn thiện chưa xong nên đường đi bộ hơi xấu. Quang cảnh nơi đây bao la và nên thơ. Cây cối um tùm quanh 2 bên đường, những cây su su leo dọc đường đi là điều không thể thiếu ở Tam Đảo. Có rất nhiều cây cối và côn trùng như: bướm, dâu tây rừng, nhện, bọ cánh cứng, bọ hung,trên dọc đường đi chúng tôi còn gặp cả rắn bò ngang đường, và rất nhiều giun đất bò ngang qua đường. Không chỉ vậy, không khí rộn ràng hơn với tiếng chim và động vật rừng kêu, cho thấy cảm giác rất chân thực khi được trải nghiệm hành trình này. Thi thoảng được thầy và chú Việt giới thiệu một số loài động, thực vật trên đường đi.

+

+ Rau susu trên đường đi đến Đỉnh Rùng Rình Tôi và các bạn trên đường lên Đỉnh Rùng Rình

+

Lớp Đh5QM4 chụp trước Vường Quốc Gia Tam Đảo

+ Đi lên có thêm điểm dừng chân có 1 góc nhìn khá thú vị đó là Đồi Gió Tam Đảo. Đứng vị trí này, chúng tôi thật sự hài lòng khi thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên một miền xanh mướt Tam Đảo, nơi đây có được những tấm hình kỷ niệm đẹp và lãng mạn như buổi hoàng hôn. Theo ý kiến của các thấy và mọi người, chúng tôi chỉ dừng lại tại chân núi Rùng Rình mà không leo đến tận nơi do điều kiện sức khỏe và thời gian không cho phép. Thầy Hưng dặn chúng tôi là nghỉ ngơi ở đấy 30 phút và mỗi nhóm tìm tài liệu liên quan đến chủ đề của nhóm mình. Sau khi nghe chú Việt giới thiệu qua về các tuyến đi lên Đỉnh Rùng Rình và một số loài động- thực vật đặc trưng tại đây, nhóm chúng tôi ngồi lại để bàn luận về đề tài mà nhóm đã chọn, sau đó cả nhóm đi một vòng để tìm tài liệu liên quan.

+

+ Nghỉ ngơi 30phút, đoàn của chúng tôi bắt đầu trở về. Đường về có vẻ xa hơn bởi vì chúng tôi ai cũng đều thấm mệt.

+ Khoảng 11h15 chúng tôi về tới khách sạn, quá mệt và mỏi nhừ chân nhưng cảm thấy rất vui. Chúng tôi được ăn trưa và nghỉ ngơi. Chiều hôm đó thầy cô cho các nhóm tự đi tìm hiểu, khám phá những nơi chưa được đi.

+Theo lịch đáng nhẽ chúng tôi sẽ được giao lưu đốt lửa trại ở bãi trung tâm Thị trấn Tam Đảo nhưng do thời tiết mưa bão không ủng hộ nên chúng tôi đã ở lại phòng ngủ nghỉ.

+ Ngày 07/06/2017

+ Chúng tôi dậy và ăn sáng lúc 6h, xong xuôi 7h chúng tôi tập trung lại để nghe phổ biến nội dung buổi thực tế ngày thứ 2: Tìm hiểu về các mô hình sinh kế người dân Thị trấn Tam Đảo.

+ 7h30p chúng tôi bắt đầu xuất phát, điểm đến đầu tiên của chúng tôi là mô hình trồng su su của người dân Thị trấn Tam Đảo.

+

+

+ Sau khi nghe phổ biến về mô hình chúng tôi tiếp tục đi lên Trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Tam Đảo. Đoàn chúng tôi gồm 2 lớp là DH5QM5 và DH5QM4 do quá đông nên thầy cô đã tách đoàn thành 2 nhóm vào tham quan trạm. Tập thể lớp DH5QM4 chúng tôi được vào trước.

+ Khi vào trong trạm, chúng tôi được tham quan, chụp ảnh, nghe phổ biến về các cây thuốc và công dụng của chúng. Do điều kiện thời tiết khí hậu rất tốt nên trạm có thể nuôi trồng nhiều loại thuốc với nhiều công dụng khác nhau, đa dạng và phong phú, giúp cho việc nghiên cứu và phát triển về lĩnh vực y dược cũng như là cung cấp một số lượng lớn cây thuốc cho Thị trấn Tam Đảo nói riêng và trên cả nước nói chung.

+

+ Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là cơ sở sản xuất Đông trùng Hạ thảo Biofun

+ Đến đây chúng tôi được đến tìm hiểu và thăm quan và biết thêm những điều về đông trùng hạ thảo nó nằm ở ngay tại Thị Trấn Tam Đảo- Tỉnh Vĩnh Phúc. Theo chị quản lý thì Đông trùng hạ thảo được coi là huyền thoại trong cả y học phương Đông và phương Tây bởi cách biến chuyển kỳ lạ cũng như những công dụng thần diệu trong việc chữa bệnh ( thậm chí có tác dụng tới một số bệnh được gọi là nan y). Bản chất loại thảo dược này vốn là dạng ký sinh của nấm trên cơ thể ấu trùng bướm. Bào tử của một loài nấm túi đặc biệt thâm nhập vào cơ thể ấu trùng.. Đến khi phát triển đạt mức cực đại, ấu trùng bắt đầu đi tìm những nơi đất mềm, xốp để ngủ đông.. Vào mùa xuân, khi thời tiết trở nên ấm áp hơn, những tế bào nấm hấp thụ dưỡng chất từ ấu trùng, phân bào mạnh mẽ và biến cơ thể vật chủ (ấu trùng) thành dạng cây nấm, kết thúc quá trình chuyển hóa đông trùng – hạ thảo kỳ diệu. Đông trùng hạ thảo còn giúp giảm lượng cholesterol, tăng cường hệ miễn dịch,kiểm soát tiểu đường, chống mệt mỏi, hỗ trợ điều trị ung thư và các bệnh liên quan đến tim mạch, thận, phổi,...

+ 11h30 chúng tôi về đến khách sạn, nghỉ ngơi ăn uống.

+ 12h chúng tôi ăn trưa xong, mọi người tranh thủ đi mua quà hay đồ lưu niệm về làm quà. Không thể quên đặc sản nơi đây là rau su su, các loại bánh làm từ rau su su, từ củ mài,… hay cả những loại chè hoa tốt cho sức khỏe được bán tại đây.

+ 15h chúng tôi huẩn bị hành lý, kết thúc chuyến đi 3 ngày 2 đêm ở Tam Đảo mộng mơ này.

+

+ Hình ảnh đường trở về Hà Nội- Người chụp: Phạm Thị Khuê

+ 16h xe đến đón chúng tôi đã tới. Chúng tôi lên xe với nhiều lưu luyến nơi đây. Sau thời gian không quá dài, những cũng đủ để chúng tôi khó quên chuyến đi và đặc biệt nơi đây. Chuyến đi đã để lại cho chúng tôi rất nhiều kỷ niệm đẹp và nhiều bài học quý giá. Đặc biệt giúp chúng tôi trau dồi được rất nhiều kiến thức về đa dạng sinh học các hệ động thực vật và giúp chúng tôi yêu thiên nhiên, gắn bó gần gũi với thiên nhiên hơn rất là nhiều. Hơn thế nữa, giúp tôi nhiều thông tin để tôi có thể

hoàn thành tốt bài báo cáo. Chân thành cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em có được chuyến đi thực tế bổ ích này và thú vị này. Cảm ơn các thầy cô khoa Môi trường những ngày qua đã ở bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ chúng em có thêm những thông tin đáng quý và hiểu rõ hơn thiên nhiên.

+ _______________________________________________________________ ______

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP THIÊN NHIÊN: Phân tích tiềm năng du lịch ở Tam Đảo (Trang 94 - 106)