Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện tân thạnh tỉnh long an (Trang 45 - 120)

tập , bồi dưỡng

0 0 5 9 8 10 10 8,5 Điểm bình quân chung 0 0 1 3 4,4 13, 6 20 9,2

Qua bảng 2.5 cho ta thấy điểm bình quân chung của tiêu chuẩn phẩm chất chính trị là 9,2 điểm, CBQL trường TH huyện Tân Thạnh có phẩm chất chính trị tốt, nhiều CBQL hàng năm đạt chiến sĩ thi đua cơ sở, có 2 CBQL đạt chiến sĩ thi đua tỉnh và 1 CBQL được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Tuy nhiên ở tiêu chí 5 về học tập, bồi dưỡng vẫn có những hạn chế chỉ đạt 8,5 điểm do một số CBQL chưa được đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị và nghiệp vụ quản lý.

Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá và số lượng phiếu tổng hợp ở từng trường TH cho điểm, chúng tôi có kết quả bảng 2.6

Cách đánh giá điểm trung bình như bảng 2.5

Bảng 2.6: Kết quả điều tra tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn,nghiệp vụ sư phạm

T T

Các tiêu chí

Số lượt người cho điểm theo từng tiêu chí Điểm trung bình Điểm dưới 5 5 điểm 6 điểm 7 điểm 8 điểm 9 điểm 10 điểm 1 Tiêu chí 6: Trình độ chuyên môn

0 0 0 2 4 4 32 9,6

2 Tiêu chí 7: Nghiệp vụ sư phạm

0 0 2 10 11 9 10 8,4

chung

Tổng hợp ở bảng 2.6 điểm bình quân là 9,0 điều đó cho ta thấy năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBQL trường TH của huyện được đánh giá là tốt, phù hợp với trình độ đào tạo hiện có. Tuy nhiên trong tiêu chí nghiệp vụ sư phạm chỉ đạt điểm trung bình là 8,4, do một số CBQL khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn yếu, sử dụng ngoại ngữ cho hoạt động quản lý và giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế nhất là ở một số CBQL lớn tuổi.

Tiêu chí 3: Năng lực quản lý trường tiểu học

Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá và số lượng phiếu tổng hợp ở từng trường tiểu học cho điểm, chúng tôi có kết quả bảng 2.7

Cách đánh giá điểm trung bình như bảng 2.5

Bảng 2.7: Kết quả điều tra năng lực quản lý trường tiểu học

T T

Các tiêu chí

Số lượt người cho điểm theo từng tiêu chí Điểm trung bình Điểm dưới 5 5 điểm 6 điểm 7 điểm 8 điểm 9 điểm 10 điểm

1 Tiêu chí 8: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý

0 0 9 4 4 10 15 8,4

2 Tiêu chí 9: Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường

0 0 0 1 6 10 25 9,4

3 Tiêu chí 10: Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà

trường

4 Tiêu chí 11: Quản lý học sinh

0 0 0 1 2 14 25 9,5

5 Tiêu chí 12: Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục

0 0 0 0 1 15 26 9,6

6 Tiêu chí 13: Quản lý tài sản, tài chính nhà trường

0 0 0 3 4 14 21 9,3

7 Tiêu chí 14: Quản lý hành chính và hệ thống thông tin

0 0 0 1 1 15 25 9,5

8 Tiêu chí 15: Tổ chức kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục

0 0 1 3 3 15 20 9,2

9 Tiêu chí 16: Thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường 0 0 0 1 2 13 26 9,5 Điểm bình quân chung 0 0 1,1 1,8 3,1 13, 1 22, 9 9,3

Qua bảng tổng hợp ở bảng 2.7 tiêu chuẩn 3 về năng lực quản lý trường TH cho ta thấy điểm bình quân chung là 9,3, điều đó có thể nhận xét CBQL trường TH huyện Tân Thạnh có năng lực quản lý tốt phù hợp với tình hình phát triển giáo dục hiện nay. Tuy nhiên ở tiêu chí 8 hiểu biết nghiệp vụ quản lý chỉ đạt điểm trung bình là 8,4 điều đó được đánh giá đúng tình hình thực tế của đội ngũ CBQL vẫn còn một số CBQL chưa được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý hoặc đã được bồi dưỡng nhưng trong quá trình công tác vẫn còn hạn chế về năng lực quản lý.

Tiêu chuẩn 4: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội

Căn cứ vào các tiêu chí đánh giá và số lượng phiếu tổng hợp ở từng trường TH cho điểm, chúng tôi có kết quả bảng 2.8

Cách đánh giá điểm trung bình như bảng 2.5

Bảng 2.8: Kết quả điều tra năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội.

T T

Các tiêu chí

Số lượt người cho điểm theo từng tiêu chí Điểm trung bình Điểm dưới 5 5 điểm 6 điểm 7 điểm 8 điểm 9 điểm 10 điểm 1 Tiêu chí 17: Tổ chức phối hợp với gia đình học sinh 0 0 0 2 3 13 24 9,4

2 Tiêu chí 18: Phối hợp giữa nhà trường và địa phương 0 0 0 1 3 18 20 9,4 Điểm bình quân chung 0 0 0 1,5 3 15, 5 22 9,4

Kết quả tổng hợp điều tra ở bảng 2.8 cho ta thấy năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội điểm bình quân là 9,4 ở tiêu chuẩn 4 này được đánh giá là rất tốt, CBQL có năng lực phối hợp với phụ huynh học sinh, cộng đồng và xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục ở từng trường.

Từ số liệu tổng hợp kết quả tham gia đánh giá HT, PHT của CB, GV, NV ở từng trường TH huyện Tân Thạnh. Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 Phòng GD&ĐT Tân Thạnh tổ chức đánh giá HT; HT tổ chức đánh giá PHT trường TH kết quả như sau:

Số lượng HT được đánh giá là 19 người Số lượng PHT được đánh giá là 23 người

Bảng 2.9: Kết quả tự đánh giá xếp loại của Hiệu trưởng

Tổng số

Loại xuất sắc Loại khá Loại trung bình Loại kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 19 11 58 8 42 0 0 0 0

Kết quả tự đánh giá của HT cho ta thấy xếp loại xuất sắc tỷ lệ đạt 58%, loại khá chiếm tỷ lệ 42%. Không có trường hợp nào Tiêu chuẩn 1 và Tiêu chuẩn 3 đạt dưới 5 điểm, các tiêu chí đều đạt từ 6 điểm trở lên. Tổng số điểm của mỗi cá nhân đều đạt từ 126 điểm trở lên.

Bảng 2.10: Kết quả tự đánh giá xếp loại của Phó Hiệu trưởng

Tổng số

Loại xuất sắc Loại khá Loại trung bình Loại kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 23 8 34,8 12 52,2 3 13,0 0 0

Kết quả tự đánh giá của Phó Hiệu trưởng cho ta thấy xếp loại xuất sắc tỷ lệ đạt 34,8%, loại khá chiếm tỷ lệ 52,2%, loại trung bình chiếm tỷ lệ 13%. Không có trường hợp nào Tiêu chuẩn 1 và Tiêu chuẩn 3 đạt dưới 5 điểm, các tiêu chí đều đạt từ 5 điểm trở lên. Tổng số điểm của mỗi cá nhân đều đạt từ 90 điểm trở lên.

Bảng 2.11: Kết quả xếp loại Hiệu trưởng trường tiểu học được đánh giá bởi Phòng Giáo dục và Đào tạo Tân Thạnh

Tổng số

Loại xuất sắc Loại khá Loại trung bình Loại kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 19 9 47 10 53 0 0 0 0

Kết quả xếp loại Hiệu trưởng được đánh giá bởi phòng GD&ĐT cho ta thấy xếp loại xuất sắc tỷ lệ đạt 47 %, loại khá chiếm tỷ lệ 53%. Không có

trường hợp nào Tiêu chuẩn 1 và Tiêu chuẩn 3 đạt dưới 5 điểm, các tiêu chí đều đạt từ 6 điểm trở lên. Tổng số điểm của mỗi cá nhân đều đạt từ 126 điểm trở lên. Không có trường hợp xếp loại trung bình và kém.

Bảng 2.12: Kết quả xếp loại Phó Hiệu trưởng trường tiểu học được đánh giá bởi Thủ trưởng đơn vị

Tổng số

Loại xuất sắc Loại khá Loại trung bình Loại kém Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 23 9 39,2 13 56,5 1 4,3 0 0

Kết quả xếp loại Phó Hiệu trưởng được đánh giá bởi Thủ trưởng đơn vị cho ta thấy xếp loại xuất sắc tỷ lệ đạt 39,2%, loại khá chiếm tỷ lệ 56,5%, loại trung bình chiếm tỷ lệ 4,3%. Không có trường hợp nào Tiêu chuẩn 1 và Tiêu chuẩn 3 đạt dưới 5 điểm, các tiêu chí đều đạt từ 5 điểm trở lên. Tổng số điểm của mỗi cá nhân đều đạt từ 90 điểm trở lên.

Tóm lại: Qua khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường TH ta khẳng định họ là những người có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực công tác khá trở lên.

* Nhận xét chung về thực trạng đội ngũ CBQL trường TH của

huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An

- Ưu điểm: Số lượng đội ngũ CBQL đủ, tỷ lệ giữa nam và nữ tương đối đồng đều tính trên bình diện chung, nhiều người có thâm niên làm quản lý trên 10 năm do đó có nhiều kinh nghiệm trong công tác. Họ đều là những nguời có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng, nhận thức, hành động đúng với quan điểm đường lối, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ CBQL trường TH đã biết quản lý điều hành đơn vị, thực hiện thành thạo các chức năng quản lý, làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Chính quyền địa phương. Đội ngũ CBQL trường TH, đặc biệt là đội ngũ hiệu trưởng có uy tín cao đối với nhân dân các xã được khẳng định có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực công tác khá trở lên

- Hạn chế: Đội ngũ CBQL trường TH còn bộc lộ một số những hạn chế sau: những CBQL có tuổi đời cao, nên khả năng tiếp cận với sự đổi mới chậm, việc ứng dụng và xử lý công nghệ thông tin trong quản lý gặp nhiều khó khăn. Họ làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tính chuyên nghiệp còn thấp. Một số người làm quản lý còn nóng tính; một số người trình độ chuyên môn cao nhưng còn hạn chế về năng lực quản lý, do đó khi điều hành chuyên môn gặp nhiều khó khăn, thiếu sự phục tùng của đội ngũ giáo viên. Một số CBQL trẻ chưa được đào tạo về nghiệp vụ quản lý, trình độ lý luận chính trị, ngại tiếp xúc với giáo viên lớn tuổi gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý. Một số CBQL ở địa phương khác đến công tác nhà cách xa trường phải ở lại sống ở nhà tập thể giáo viên cũng có tư tưởng trông chờ về quê công tác. Một số người là PHT tuổi cao chưa được bổ nhiệm HT vì chưa là đảng viên hoặc các điều kiện khác, đôi khi tỏ ra chán nản, thiếu nhiệt tình, hiệu quả làm việc chưa cao, an phận thủ thường.

- Nguyên nhân hạn chế: Đội ngũ CBQL trường TH còn có một số những hạn chế một phần là do lịch sử để lại, một phần là các cấp lãnh đạo chưa có giải pháp thích hợp để xây dựng và phát triển đội ngũ này.

2.3. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục tiểu học của huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An.

2.3.1. Thực trạng về nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An

Đảng và Nhà nước đang chỉ đạo thực hiện chính sách: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính quyền các cấp đang tập trung kinh phí để phát triển GD&ĐT, trong đó có việc xây dựng và phát triển ĐNNG và CBQLGD. Ngày 8 tháng 4 năm 2011 Bộ GD&ĐT đã có Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT Ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học và đến ngày 16/02/2012 Bộ GD&ĐT ban hành công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn đánh giá xếp loại phó Hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và

phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên. Đây là cơ sở pháp lý để các địa phương quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và có những chính sách hợp lý đối với CBQL trường TH. Đến năm 2013 tại Hội nghị TW 8 khóa XI BCH TW Đảng đã có Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013, “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH đất nước trong giai đoạn hiện nay”. Ở nhiệm vụ và giải pháp thứ 6 của Nghị quyết có nêu: “Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Những Chủ trương trên là điều kiện bắt buộc, tiên quyết để các Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, trong đó có CBQL giáo dục tiểu học.

Trong giai đoạn hiện nay, tình hình chính trị – xã hội của huyện ổn định, kinh tế đang trên đà phục hồi phát triển, các xã trong huyện đang từng bước xây dựng và tiến tới công nhận xã nông thôn mới. Giáo dục là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần đạt dược các tiêu chí nông thôn mới, thế nên Huyện Ủy, Hội đồng Nhân dân- UBND huyện Tân Thạnh và Sở GD&ĐT Long An quan tâm đến sự nghiệp GD&ĐT của huyện. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển giáo dục nói chung và công tác phát triển đội ngũ CBQL nói riêng. Huyện ủy đã đưa ra Mục tiêu, Phương hướng, Nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010-2015 về phát triển GD&ĐT và Hội đồng Nhân dân- UBND huyện Tân Thạnh có Kế hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020. Gần đây, ngày 17/10/2014 Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 84-KH/HU thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 của BCH TW Đảng Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước, trong đó có nội dung phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục. Ngày 14/12/2012 Sở GD&ĐT đã có công văn số 3171/SGDĐT-TCCB về việc hướng dẫn công tác bổ nhiệm. bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển CBQL trường học. Nội dung hướng dẫn rất cụ thể về tiêu chuẩn của CBQL, thẩm quyền bổ

nhiệm và các quy trình thực hiện công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, luân chuyển CBQL trường học. Đó là những cơ sở pháp lý để ngành giáo dục tham mưu các cấp chính quyền địa phương trong công tác phát triển đội ngũ CBQL trường TH của huyện. Một trong những thuận lợi phải kể đến đó là nhân dân huyện Tân Thạnh có truyền thống hiếu học, có ý thức chăm lo, quan tâm đến sự nghiệp GD&ĐT. Cùng với đức tính tốt của người dân huyện Tân Thạnh, ĐNNG và đội ngũ CBQL trường TH là những người có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển đội ngũ CBQL trường TH huyện Tân Thạnh.

Công tác phát triển đội ngũ CBQL trường TH huyện Tân Thạnh bên cạnh những thuận lợi kể trên còn có những hạn chế sau:

Huyện chưa giao quyền cho Trưởng phòng GD&ĐT quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục và Thông tư số 47/2011/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2011 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, Điều lệ trường tiểu học, khó khăn cho Phòng GD&ĐT Tân Thạnh trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý đội ngũ CBQL, trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, công tác đào tạo, bồi dưỡng có sự ảnh hưởng từ các Phòng chuyên môn của huyện, trong đó trực tiếp là Phòng Nội vụ, ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL trường tiểu học.

Trong thực hiện các chế độ, chính sách còn bị vướng mắc bởi thủ tục hành chính rườm rà, bất cập. Việc thực hiện phân cấp quản lý của Huyện về GD&ĐT chưa toàn diện, về tài chính vẫn còn cơ chế chưa hợp lý. Quản lý bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện tân thạnh tỉnh long an (Trang 45 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w