Với lượng chất thải rắn y tế nguy hại tăng nhanh như dự báo trên, và để đạt được mục tiêu:
- Đến năm 2015: 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế được thu gom, phân loại và vận chuyển đến các cơ sở xử lý, trong đó 70% lượng chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
- Đến năm 2025: 100% lượng chất thải rắn y tế nguy hại tại các cơ sở y tế được thu gom, vận chuyển và xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.
3.5.1.1. Xây dựng cơ chế, chính sách đối với quản lý chất thải rắn của cơ sở y tế tƣ nhân
3.5.1.1. Chính sách quản lý
- Bộ Y tế xem xét, sửa đổi Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14/11/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về điều kiện hành nghề y tế tư nhân. Trong đó có yêu cầu cụ thể về cơ sở hạ tầng, điều kiện về nhân lực (có cán bộ chuyên ngành môi trường phụ trách quản lý chất thải y tế nguy hại), công nghệ, biện pháp xử lý chất thải rắn nguy hại theo đúng Quy chế về quản lý chất chất thải rắn bệnh viện ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Do tính chất đặc thù của loại hình cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn TP Hà Nội (Khối lượng chất thải rắn nguy hại ít nhưng nằm trong danh mục chất thải nguy hại, số lượng cơ sở y tế tư nhân nhiều), nên cần xem xét, ban hành quy định riêng cho quản lý chất thải rắn y tế nguy hại của các cơ sở y tế tư nhân. Trong quy định nêu rõ điều kiện: Về vị trí quy hoạch cơ sở y tế tư nhân (phải nằm trong quy hoạch phát triển); Điều kiện về mặt bằng (để thuận tiện cho phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại lưu thông thuận tiện); Diện tích kho lưu giữ chất thải nguy hại; Phương tiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại,… đảm bảo an toàn với môi trường.
- Quy hoạch mạng lưới, tuyến đường vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại thuận tiện.
- Tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn nhắc nhở các cơ sở y tế chấp hành nghiêm túc quy định về quản lý chất thải y tế nguy hại.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét chỉnh sửa Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các hành vi vi phạm về quản lý chất thải nguy hại, mức xử lý vi phạm hành chính nên căn cứ vào quy mô, loại hình hoạt động, lượng chất thải nguy hại không được quản lý đúng, để từ đó đưa ra hình thức xử lý đúng đắn, mang tính thực thi của pháp luật. Khuyến khích hình thức xử lý công khai thông tin về tình hình chấp hành pháp luật của các cơ sở trên các phương tiện thông tin đại chúng, để cộng đồng cùng giám sát.
3.5.1.2. Cơ chế hỗ trợ
- UBND Thành phố Hà Nội xem xét, xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích thành lập các cơ sở y tế tư nhân mới tại các khu đô thị mới, các cụm tổ hợp y tế và huyện ngoại thành;
- Bộ Y tế ban hành quy chế khuyến khích các cơ sở y tế sử dụng dụng cụ, trang thiết bị thân thiện với môi trường: thay thế nhiệt kế và huyết áp chứa thủy ngân; không sử dụng bao tay, áo choàng, khăn trải... được làm từ các vật liệu nhân tạo như PVC mà thay vào đó là các vật liệu được làm từ cao su thiên nhiên; Khuyến khích sử dụng công nghệ y học cao, hiệu quả khám chữa bệnh lớn, ít gây ô nhiễm môi trường.
3.5.2.2. Lựa chọn địa điểm hoạt động khám chữa bệnh
- Trách nhiệm của các cơ sở y tế tư nhân:
+ Lựa chọn địa điểm hoạt động khám chữa bệnh phải nằm trong quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở y tế tư nhân, phù hợp với quy hoạch: Đầu tư phát triển bệnh viện tư nhân tại 05 cụm tổ hợp y tế (tại Gia Lâm - Long Biên (khoảng 50 ha), Hòa Lạc (khoảng 200 ha); Sóc Sơn (khoảng 80 - 100 ha); Phú Xuyên (khoảng 200 ha), Sơn Tây (khoảng 50 ha); Khuyến khích thành lập các bệnh viện tư nhân mới tại các khu đô thị mới, các cụm tổ hợp y tế và huyện ngoại thành; Hạn chế đầu tư xây mới bệnh viện tại các quận trung tâm thành phố đạc biệt tại các quận như: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng).
+ Điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực quản lý chất thải nguy hại của cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo quy định riêng cho quản lý chất thải rắn y tế nguy hại của các cơ sở y tế tư nhân (theo giải pháp đề xuất về chính sách quản lý nêu trên).
+ Hoạt động khám chữa bệnh tại địa điểm đăng ký phải được đánh giá các tác động đến môi trường thông qua việc lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường trình cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận, phê
duyệt. Trước khi đi vào hoạt động khám chữa bệnh chính thức, các cơ sở y tế tư nhân phải có văn bản xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
- Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước:
+ Chỉ cấp phép hoạt động cho các cơ sở y tế đăng ký hoạt động tại các địa điểm đã được quy hoạch.
+ Xem xét, đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư xây dựng cơ sở y tế tư nhân. Chỉ xem xét, phê duyệt, xác nhận các báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường nói chung và đặc biệt là trong việc quản lý chất thải chất thải rắn y tế nguy hại (nơi lưu giữ chất thải nguy hại, trang thiết bị lưu giữ, thu gom chất thải, phương án xử lý chất thải nguy hại tạm thời,…) đảm bảo thuận lợi cho quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo đúng quy định.
+ Cơ quan thẩm định cam kết bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường cập nhật thông tin về dự án đầu tư hoạt động khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế tư nhân thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường của toàn thành phố. Công khai để cộng đồng dân cư biết và giám sát.
3.5.2.2. Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
- Quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân bao gồm: phân loại, thu gom, vân chuyển, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại tạm thời,… phải được thực hiện nghiêm túc theo quy định riêng cho quản lý chất thải rắn y tế nguy hại của các cơ sở y tế tư nhân.
- Các cơ sở y tế tư nhân phải niêm yết, công khai quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại tại cơ sở y tế tư nhân để cộng đồng dân cư giám sát thực hiện (quy trình được trình bày chi tiết tại bản cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường/ Báo cáo đánh giá tác động môi trường và tại hồ sơ xin cấp
phép phòng khám y tế tư nhận hoạt động, được cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và y tế thẩm duyệt thông qua).
- Nơi lưu giữ chất thải nguy hại: Phải bố trí nơi lưu giữ chất thải nguy hại an toàn, thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại, chất thải nguy hại phải được phân loại, dán nhãn tên, mã và biển cảnh báo chất thải nguy hại theo đúng quy định tại Quy chế về quản lý chất chất thải rắn bệnh viện ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ – BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quản lý chất thải nguy hại.
- Phương án vận chuyển chất thải y tế nguy hại tư nhân:
+ Đối với các cơ sở y tế tư nhân trong khu vực nội thành Hà Nội: Chấp thuận bằng văn bản pháp lý phương tiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại tư nhân tại khu vực nội thành Hà Nội bằng xe máy, được cấp phép lưu hành theo tuyến đường và thời gian cụ thể. Tác giả đề xuất lộ trình và thời gian thu gom chất thải y tế nguy hại tại các quận nội thành Hà Nội như sau:
Hàng ngày, vào khoảng 19-21 giờ (tránh giờ cao điểm), thứ 2, thứ 4, thứ 6: thứ 7, chủ nhật: Mỗi xe máy vận chuyển chất thải nguy hại (có đầy đủ trang thiết bị an toàn, đảm bảo tránh phát tán chất thải nguy hại trong quá trình vận chuyển, gắn thiết bị GPS) cho các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Cầu Giấy.
Hàng ngày, vào khoảng 19-21 giờ (tránh giờ cao điểm), thứ 3, thứ 5, thứ 7, chủ nhật trong tuần: Mỗi xe máy vận chuyển chất thải nguy hại (có đầy đủ trang thiết bị an toàn, đảm bảo tránh phát tán chất thải nguy hại trong quá trình vận chuyển, gắn thiết bị GPS) cho các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn các quận Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Tây Hồ, Đống Đa.
+ Đối với các cơ sở y tế tư nhân trong khu vực ngoại thành Hà Nội: Áp dụng phương án vận chuyển, xử lý theo cụm bệnh viện hoặc xử lý sơ bộ tại chỗ.
- Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: Khu vực xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phải phù hợp với Quy hoạch xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Hà Nội đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 phân thành 5 khu xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
Hùng: Xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại khu vực phía Bắc; Phù Đổng: Xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại khu vực phía Đông; Châu Can: Xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại khu vực phía Nam; Đồng Ké: Xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại khu vực phía Tây). Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống y tế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tiêu chí lựa chọn mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: dựa vào 6 tiêu chí như sau: Mức độ phát sinh tập trung chất thải rắn y tế nguy hại; Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh; Hiện trạng cơ sở xử lý chất thải rắn; Mức độ thuận tiện trong việc thu gom, vận chuyển; Định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn; Năng lực về tài chính. Trước mắt, để giải quyết khó khăn, tồn tại trên cơ sở công tác quản lý chất thải rắn y tế nguy hại tư nhân và quy hoạch xử lý chất thải rắn, tác giả đề xuất 3 mô hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại như sau:
+ Đối với các cơ sở y tế tư nhân trong nội thành Hà Nội: Áp dụng mô hình xử lý chất thải rắn y tế tập trung, các chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý tập trung tại cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại được xây dựng trong các khu xử lý chất thải rắn (nghĩa là các cơ sở y tế tư nhân tự thu gom, ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại với Urenco 10 theo đúng quy định).
+ Đối với các cơ sở y tế tư nhân ngoại thành Hà Nội (xung quanh các bệnh viện đa khoa có lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại): Áp dụng mô hình xử lý theo cụm bệnh viện, các chất thải rắn y tế nguy hại của các bệnh viện có khoảng cách vận chuyển hợp lý được xử lý tại cơ sở xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đặt tại bệnh viện nằm ở trung tâm cụm bệnh viện;
+ Đối với các cơ sở tư nhân xa bệnh viện, trung tâm: Áp dụng mô hình xử lý tại các cơ sở y tế, chất thải y tế nguy hại được xử lý ngay tại cơ sở y tế có công nghệ xử lý phù hợp đảm bảo các quy chuẩn về vệ sinh môi trường.
3.5.2.3. Mô hình quản lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng phương pháp trực tuyến.
- Lý do lựa chọn mô hình quản lý chất thải rắn y tế nguy hại bằng phương pháp trực tuyến
+ Thông tin về tình hình bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khám chữa bệnh được cập nhật tại hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường (dự án đang triển khai tại Sở Tài nguyên và Môi trường, sẽ hoạt động vào năm 2015).
+ Do số lượng cơ sở y tế tư nhân lớn, loại hình phát sinh hầu hết là chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn, mã số chất thải nguy hại là 13 01 01), với khối lượng ít nhưng đặc biệt nguy hại.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường đang nghiên cứu và thử nghiệm chương trình quản lý chất thải nguy hại trực tuyến và đang vận hành thử nghiệm tại trang web: http://quanlychatthai.vn/, để áp dụng cho tất cả các loại hình hoạt động, các cơ sở còn nhiều bất cấp. Tuy nhiên, để áp dụng cho việc quản lý chất thải chất thải y tế tư nhân hoàn toàn phù hợp.
+ Các đơn vị vận chuyển chất thải nguy hại được cấp phép hành nghề vận chuyển chất thải nguy hại đều được lắp đặt thiết bị định vị GPS.
- Tổ chức thực hiện:
+ Các cơ sở đăng ký và cấp Giấy phép hoạt động trực tuyến với Sở Y tế (bao gồm thông tin cơ bản về loại hình, quy mô, danh mục trang thiết bị, trình độ cán bộ,) dựa trên các báo cáo đánh giá tác động môi trường/ Cam kết bảo vệ môi trường/ Đề án bảo vệ môi trường trong đó có đánh giá ước tính lượng chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh. Danh sách đăng ký hoạt động khám chữa bệnh phải được công khai trên các trang web để các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường, cộng đồng dân cư giám sát việc thực hiện.
+ Dựa vào các thông tin cơ bản, tình hình phát sinh chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh thực tế, cơ sở y tế đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại trực tuyến với Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét thẩm định danh mục, khối lượng, mã chất thải nguy hại cho phù hợp với quy mô, hoạt động của cơ sở y tế; Hướng dẫn cơ sở y tế tư nhân thực hiên trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại và cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại trực tuyến.
+ Quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại: Sử dụng chứng từ điện tử, và thiết bị định vi GPS cho các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại. Các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường (Cơ quan cấp phép vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại; Cơ quan cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại) và chủ nguồn thải giám sát quá trình vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.
+ Báo cáo định kỳ tình hình quản lý chất thải nguy hại của các cơ sở y tế báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện trực tuyến.
Theo tác giả đánh giá, khi áp dụng mô hình đối với các cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn Hà Nội sẽ gặp một số khó khăn như sau:
+ Chi phí đầu tư và vận hành đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin, hệ thống quản lý trực tuyến lớn.
+ Cán bộ phụ trách môi trường, quản lý chất thải y tế phải đào tạo về kỹ năng quản lý chất thải nguy hại trực tuyến.
3.5.3. Tuyên truyền
Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về quản lý chất thải y tế nguy hại, tác