PHƯƠNG PHÁP
3.3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của các loại dung môi lên hiệu suất trích ly
cố định các thông số. Quá trình nghiên cứu được bố trí thành ba thí nghiệm chính:
Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của các loại dung môi lên hiệu suất trích ly.
Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ lên hiệu suất trích ly.
Thí nghiệm 3: Khảo sát mối quan hệ giữa thời gian trích ly và hàm lượng dầu còn lại trong nguyên liệu.
3.3.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của các loại dung môi lên hiệu suất trích ly trích ly
Dầu Gấc tan tốt trong dung môi hữu cơ không phân cực. Do vậy, chúng tôi khảo sát 4 loại dung môi đó là : n – Hexan, Dietyl ether, Acetone, Cồn. (Bảng 3.1, trang 25)
a) Mục đích
Khảo sát ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau lên hiệu suất trích ly để tìm ra loại dung môi cho hiệu suất trích ly cao nhất, nhưng ít ảnh hưởng đến chất lượng của dầu gấc.
b) Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1 được bố trí theo kiểu thí nghiệm một nhân tố, mô hình bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên. Ở thí nghiệm này, khảo sát ảnh hưởng của dung môi lên hiệu suất trích ly ở bốn mức nhiệt độ cố định khác nhau để tìm ra loại dung môi trích ly thích hợp nhất. Vì các dung môi được đem khảo sát có nhiệt độ sôi chêch lệch khác nhau (từ 500C đến 800C) nên dựa trên cơ sở đó, thí nghiệm 1 được chia thành 4 thí nghiệm nhỏ, được bố trí như sau:
Thí nghiệm 1.1: Khảo sát ảnh hưởng của 4 loại dung môi lên hiệu suất trích ly ở nhiệt độ cố định là 50OC
Nghiệm thức Yếu tố thay đổi
(Loại dung môi) Yếu tố cố định
1 Cồn Nhiệt độ: 50O
C
Kích thước phân tử bột Gấc: Φ = 0,5 – 1mm
Tỉ lệ giữa nguyên liệu : dung môi = 1 : 14
2 Acetone
3 Diethyl ether
4 n – Hexan
Thí nghiệm 1.2: Khảo sát ảnh hưởng của 4 loại dung môi lên hiệu suất trích ly ở nhiệt độ cố định là 60OC
Các nghiệm thức của thí nghiệm này được thể hiện bảng sau :
Nghiệm thức Yếu tố thay đổi
(Loại dung môi) Yếu tố cố định
1 Cồn Nhiệt độ: 60O
C
Kích thước phân tử bột Gấc: Φ = 0,5 – 1mm
Tỉ lệ giữa nguyên liệu : dung môi = 1 : 14
2 Acetone
3 Diethyl ether
4 n – Hexan
Thí nghiệm 1.3: Khảo sát ảnh hưởng của 3 loại dung môi lên hiệu suất trích ly ở nhiệt độ cố định là 70OC
Ở thí nghiệm này chúng tôi không khảo sát dung môi Diethyl ether. Bởi vì, ở nhiệt độ 70OC dung môi Diethyl ether sôi mạnh, bay hơi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe. Các nghiệm thức của thí nghiệm này được thể hiện bảng sau:
Nghiệm thức Yếu tố thay đổi
(Loại dung môi) Yếu tố cố định
1 Cồn Nhiệt độ: 70O
C
Kích thước phân tử bột Gấc: Φ = 0,5 – 1mm
Tỉ lệ giữa nguyên liệu : dung môi = 1 : 14
2 Acetone
3 n – Hexan
Thí nghiệm 1.4: Khảo sát ảnh hưởng của 3 loại dung môi lên hiệu suất trích ly ở nhiệt độ cố định là 80OC
Ở thí nghiệm này chúng tôi không khảo sát dung môi Diethyl ether. Bởi vì, ở nhiệt độ 80OC dung môi Diethyl ether sôi mạnh, bay hơi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe. Các nghiệm thức của thí nghiệm này được thể hiện bảng sau :
Nghiệm thức Yếu tố thay đổi
(Loại dung môi) Yếu tố cố định
1 Cồn Nhiệt độ: 80O
C
Kích thước phân tử bột Gấc: Φ = 0,5 – 1mm
Tỉ lệ giữa nguyên liệu : dung môi = 1 : 14
2 Acetone
3 n – Hexan
Thí nghiệm 1 gồm 16 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần để đảm bảo độ tin cậy.
Sau khi thực hiện thí nghiệm này ta chọn được loại dung môi tốt nhất và sử dụng dung môi đó để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.
c) Các chỉ tiêu theo dõi
Để đánh giá hiệu quả của các nghiệm thức khác nhau, chúng tôi dựa vào hiệu suất trích ly (H%).
d) Phương pháp xử lý số liệu
Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) bằng phần mềm SPSS (Statistical Products for Social Services ) và phần mềm Microsoft Excel.