Hệ thống điện:

Một phần của tài liệu Quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất (Trang 27 - 30)

IV. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT PHỤC VỤ SẢN XUẤT:

3.Hệ thống điện:

a) Nguồn điện: Toàn bộ xã Nghĩa Hà được cấp điện lưới quốc gia qua lưới trung áp 22kV, xuất tuyến 479-E16.1 Ba La .

b) Lưới điện:

- Lưới 22kV: đi nổi, loại dây tiết diện 3AC-95, 3AC-50; - Lưới 0,4kV: đi nổi, loại dây tiết diện 3AV-70+1AV50;

- Lưới chiếu sáng 0,4kV: Các tuyến đường chính chưa có đèn chiếu sáng. Các đường trong ngõ xóm đã có đèn chiếu sáng do dân tự làm, chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn.

c) Trạm biến áp: Hiện trạng toàn xã có 12 trạm hạ áp với tổng công suất (100+160 x 6+250 x 2+320 = 1.880kVA) và 2 TBA máy bơm cấp nước sinh hoạt công suất (50+30=80kVA).

Bảng 15. Tổng hợp hệ thống điện

TT Hạng mục ĐVT Năng lực thiết kế Số xuất tuyến Phạm vi phục vụ (thôn)

I Đường dây trung thế 22kV Km      

Xã Nghĩa Hà 9,85      

II Đường dây hạ thế(0.4kV): Km       

Xã Nghĩa Hà 18

Tổng 27,85

III Trạm biến áp

1 Trạm biến áp Nghĩa Hà 1 kVA 160 2 Kim Thạch 2 Trạm biến áp Nghĩa Hà 2 kVA 250 3 Kim Thạch 3 Trạm biến áp Nghĩa Hà 4 kVA 160 2 ThanhKhiết 4 Trạm biến áp Nghĩa Hà 5 kVA 320 3 Khánh Lạc

5 Trạm biến áp Nghĩa Hà 6 kVA 160 2 Xuân An

6 Trạm biến áp Nghĩa Hà 7 kVA 160 2 Kim Thạch

7 Trạm biến áp Nghĩa Hà 8 kVA 160 1 Hội An

8 Trạm biến áp Nghĩa Hà 9 kVA 600 3 Hổ Tiếu

9 Trạm biến áp Nghĩa Hà 11 kVA 250 3 Hàm Long 10 Trạm biến áp Nghĩa Hà 12 kVA 100 2 Bình Tây 11 Trạm biến áp nước sinh hoạt kVA 30 1 Sung Túc 12 Trạm biến áp bơm cấp I Tư Nghĩa kVA 50 1 Kim Thạch

V. CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI:

Thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, địa phương triển khai tuyên truyền vận động nhân dân đóng góp ngày công, kinh phí, hiến đất

các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh theo tiêu chí nông thôn mới. Kết quả đạt được như sau:

- Số tiêu chí đạt 100% chỉ tiêu là 10/19 tiêu chí; gồm: tiêu chí số: 1. Quy

hoạch, tiêu chí số 4. Điện, tiêu chí số 8. Thông tin và truyền thông, tiêu chí số 9. Nhà ở dân cư, tiêu chí số 10. Thu nhập, tiêu chí số 11. Hộ nghèo, tiêu chí số 12. Lao động có việc làm thường xuyên, tiêu chí số 14. Giáo dục và đào tạo, tiêu chí số 15. Y tế và tiêu chí số 19. Quốc phòng và An ninh.

- Số tiêu chí đạt 50% chỉ tiêu trở lên là 09 tiêu chí; gồm: tiêu chí số: 2. Giao thông, tiêu chí số 3. Thủy lợi, tiêu chí số 5. Trường học, tiêu chí số 6. Cơ sở vật chất văn hóa, tiêu chí số 7. Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, tiêu chí số 13. Tổ chức sản xuất, tiêu chí số 16. Văn hóa, tiêu chí số 17. Môi trường và an toàn thực phẩm và tiêu chí số 18. Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

Sau 05 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ xã Nghĩa Hà nhiệm kỳ 2015 - 2020 và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp có nhiều khởi sắc, sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế; tạo thu nhập, ổn định cuộc sống cho trên 90% dân số trong xã. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, thông qua các Nghị quyết chuyên đề đã tạo nên bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, các loại giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao được chuyển giao vào sản xuất, kết hợp với cơ giới hoá đồng ruộng, góp phần tăng nhanh sản lượng và giá trị nông sản hàng hóa, cải thiện đời sống người nông dân. Tuy nhiên, tiềm năng sản xuất nông nghiệp của địa phương vẫn còn lớn, nếu được quy hoạch, bố trí sản xuất phù hợp; tận dụng và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng kỹ thuật,... phục vụ sản xuất.

1. Thuận lợi:

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất, có tuyến đường Tỉnh 623C, 626 thông từ thành phố Quảng Ngãi đến cửa biển, thuận lợi cho việc lưu thông trao đổi hàng hóa.

- Được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư hỗ trợ kịp thời của Thành ủy, HĐND và UBND thành phố là yếu tố tiền đề cho địa phương đưa ra các định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

- Đảng ủy xã đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề, nghị quyết hàng năm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

- Công tác chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với việc áp dụng các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống mới mang lại hiệu quả cao.

- Đội ngũ cán bộ xã năng động, nhiệt huyết được bà con nhân dân tin tưởng và tín nhiệm; đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

2. Những tồn tại và nguyên nhân:

- Đầu tư toàn xã hội nói chung và ngân sách nói riêng cho nông nghiệp còn hạn chế. Công tác chỉ đạo điều hành của các cấp đối với nông nghiệp, nông thôn chưa hợp lý, thiếu tính bền vững. Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ ở cấp cơ sở chưa đáp ứng kịp với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

- Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 chỉ mang tính chất định hướng, một số nội dung quy hoạch không còn phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015-2020.

- Chưa xây dựng khung kế hoạch và lộ trình phát triển sản xuất nông nghiệp trung hạn, dài hạn; sản xuất phân tán, nhỏ lẻ theo hình thức tự phát, thiếu quy hoạch, đầu tư thâm canh thấp, chưa phát huy hết tiềm năng,... là trở ngại lớn đối với phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung chuyên canh, gắn kết thị trường.

- Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất như: giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật khác như: nhà kho, sân phơi, khu sơ chế... chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, ảnh hưởng đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và thực hiện giới hóa sản xuất để tăng sản lượng, chất lượng và giá trị kinh tế của nông sản hàng hóa.

- Một bộ phận nhân dân chưa mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất dựa trên kinh nghiệm cũ, không đáp ứng kịp thời yêu cầu đặt ra khi chuyển sang sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu Quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất (Trang 27 - 30)