Ảnh hưởng tích cực của việc thu hồi đất với người dân Mê Linh

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đối với đời sống của nông dân (qua thực tiễn ở huyện mê linh hà nội) luận văn ths ki (Trang 51)

2.2.1. Phát triển KCN tạo cơ hội việc làm và tăng thu thập cho nông dân

Số lao động tham gia vào các ngành phi công nghiệp tăng nhanh, lao động trong ngành nông nghiệp giảm sút rõ rệt, đặc biệt tại các địa phương bị thu hồi đất.

Thứ nhất, những lao động trẻ, đã qua đào tạo được tuyển dụng vào các KCN

Các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề đa dạng, chủ yếu thu hút lao động có trình độ từ phổ thông trung học, tuổi trẻ. Theo khảo sát có khoảng 10 doanh nghiệp có quy mô lớn mỗi doanh nghiệp thu hút trên 1000 người; 34 doanh nghiệp quy mô nhỏ thu hút dưới 100 người/ 1doanh nghiệp; còn lại 40 doanh nghiệp quy mô trung bình thu hút khoảng 300 – 350 người. Tổng số lao động được thu hút khoảng 24.700 người [28]. Lao động có trình độ cao làm các công việc điều hành, quản lý và kỹ thuật, ước tính chiếm 30% tổng số lao động được thu hút nói trên, khoảng 7.410 người [25].

Tuy nhiên, lao động địa phương đứng trước sự cạnh tranh của lao động ngoại tỉnh. Theo khảo sát thực tế lực lượng lao động của địa phương được thu hút vào làm trong KCN, trong những năm qua chiếm khoảng 35% tổng số lao động được thu hút, tức khoảng 8.645 người (ở các trình độ và độ tuổi). Tổng số lao động của các xã và thị trấn bị thu hồi đất năm 2011 là 61.209 người [26], theo ước tính đã có 14,1% số đó được thu hút vào làm việc tại các KCN trong huyện.

Đất sử dụng cho công nghiệp (KCN và CCN), thu hút nhiều lao động hơn khi canh tác nông nghiệp. Nếu là đất trồng lúa và hoa màu 2 lao động chính có thể canh tác từ 5 đến 7 sào (từ 0,18ha đến 0,25ha) mà không thuê lao động khác, nếu trồng hoa, trồng rau củ quả như ở Mê Linh và Tiền Phong 02 lao động chính

có thể canh tác từ 3 đến 5 sào (từ 0,10ha đến 0,18ha) cũng không thuê lao động. Số ha bị thu hồi cho công nghiệp là 1202,81ha, nếu canh tác thì cần số lao động là 7.235 lao động, còn khi chuyển sang sản xuất công nghiệp đã tạo ra số lượng việc làm mới theo ước tính trên là 24.700 ngưới, tức là 20,5 lao động /1ha)

Bảng 2.4. Số lao động cần thiết khi sử dụng đất cho nông nghiệp và công nghiệp

Đơn vị: ha; số người; người/ha

Địa phương DT bị thu hồi (ha) Số LĐ cần chuyển đổi

Đất sử dụng làm nông nghiệp Đất sử dụng làm công nghiệp

Số LĐ/ha Số LĐ cần/DT thu hồi LĐ dư thừa Số LĐ/ha Số LĐ cần/DT thu hồi LĐ dư thừa Tiền Phong 494,88 10.544 11 5.443 5.101 20,5 10.145 399 Mê Linh 85,12 1.813 11 936 877 20,5 1.744 69 Quang Minh 339,08 7.225 7,9 3.729 3.496 20,5 6.951 274 Chi Đông 247,76 5.279 7,9 2.725 2.554 20,5 5.079 200

Theo bảng trên, khi sản xuất nông nghiệp ở Tiền phong số lao động dư thừa là 5.101; Mê Linh là 877 người; Quang Minh 3.496 người; Chi Đông là 2.554 người. Số dư thừa này là thất nghiệp trá hình, nông nhàn mùa vụ, phải tìm kiếm các công việc phụ tại đô thị, hoặc buôn bán nhỏ. Và nếu đất nông nghiệp chuyển sang thành đất công nghiệp thì số lao động dư thừa sẽ ít đi.

Nhưng, cơ hội việc làm chỉ mở ra cho lao động trẻ từ 18 đến 35 tuổi, có trình độ trung học phổ thông trở lên, có các kỹ năng nghề nghiệp, hơn nữa, một

số loại việc làm không ổn định. Ví dụ doanh nghiệp dệt may, thực phẩm sữa, bia, sản xuất theo mùa vụ, thường tuyển lao động theo mùa vụ. Số lao động có việc làm và việc làm ổn định phụ thuộc vào các doanh nghiệp. Hiện tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước có tuyển dụng số lượng công nhân lớn và ổn định, như Nhà máy bia Herniken, các công ty may xuất khẩu, công ty sản xuất gỗ của Đài Loan... Hàng năm các doanh nghiệp trên thu hút một số lượng lớn lên tới vài nghìn lao động.

Bảng 2.5. Khảo sát cơ cấu các ngành nghề và mức cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Mê Linh. (nguồn

phòng thống kê huyện Mê Linh).

Đơn vị: %

Nhóm doanh nghiệp Tỷ lệ doanh nghiệp (100%)

Mức cầu LĐ(100%)

Tỷ lệ LĐ

phổ thông Tỷ lệ LĐ đào tạo

Cơ khí chế tạo 7,78 11.81 37,02 62,98

Thiết bị điện tử 11,02 18,16 42,0 58,0

Dệt, may 4,72 13,07 88,0 12,0

Sản xuất đồ gia dụng 11,81 7.05 79,3 20,7

Vật liệu xây dựng 11,02 6,02 48,9 51,1

Kho bãi, vận tải 9,44 5.72 23,9 76,1

Sản xuất đồ gỗ 6,29 11.84 73,5 26,5

Dược phẩm y tế 4,72 7,02 63,9 36,1

Thực phẩm đồ uống 4,72 7,08 76.3 23,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghệ hóa chất 4.72 4,52 45,6 54,4

Bao gói gia công 15,74 4,62 90,2 9,6

DV-TM&các ngành

khác 8,02 3,09 87,6 12,4

Mức thu nhập được nâng cao so với sản xuất thuần nông, như làm nông nghiệp mỗi 1 sào cho thu nhập 4 đến 5 tạ lúa/1năm, tính theo giá hiện hành là 7 triệu đồng/1năm). Một lao động trồng lúa (1,3 sào) thu nhập trong một năm khoảng 8,4 triệu đồng/1năm (tức khoảng 700.00 đồng/1tháng), mà chưa trừ chi phí đầu vào. Nếu tính thêm các nguồn thu nhập khác như chăn nuôi, làm nghề phụ, làm các công việc khác khi nông nhàn, hoặc thuê ruộng đất của các hộ khác, thì có thể thu nhập của 1 người khoảng 1,2 triệu đồng/1tháng. Còn khi làm công nhân trong KCN mức lương từ 2,5 đến 5 triệu đồng/1tháng. Làm công nhân kỹ thuật, hoặc các công việc đòi hỏi trình độ, kỹ năng cao hơn thì mức thu nhập khoảng từ 5 – 10 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, thu nhập khi trồng rau và hoa trên 1 sào canh tác từ 5 triệu đến 20 triệu một mùa vụ thu hoạch (3 đến 6 tháng), thì tổng thu nhập của 1 lao động đạt khoảng từ 18 đến 100 triệu đồng/năm (khoảng 2,6 triệu đến 8,3 triệu/ tháng), tức là bằng hoặc cao hơn lương công nhân.

Cơ hội làm việc tại KCN đem đến mức sống cao hơn và hình thành lối sống công nghiệp cho lao động địa phương.

Bảng 2.6. khảo sát tình hình sử dụng nguồn thu nhập của nông dân trước và sau khi thu hồi đất ở vùng công nghiệp Quang Minh và Chi Đông

Đơn vị: Tỷ lệ %

Địa phương

trước thu hồi đất Sau thu hồi đất

LTTP Đồ dùng sinh hoạt Phươn g tiện đi lại Vui chơi giải trí LTT P Đồ dùng sinh hoạt Phương tiện đi lại

Vui chơi giải trí Quang Minh 60,2 20,4 12,7 6,7 20,2 34,5 34,0 11,3 Chi Đông 61,3 22,5 13,6 2,6 21,2 30,1 32,7 16,0

Thu nhập tăng lên khi lao động ở hai thị trấn được tuyển dụng vào KCN, đã làm thay đổi cơ cấu nhu cầu trong đời sống. Qua bảng 2.6 tỷ lệ nhu cầu về đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại, vui chơi giải trí cao hơn trước, nhu cầu về lương thực thực phẩm giảm xuống, chỉ chiếm 1/5 thu nhập, so với trước thu hồi là 3/5 thu nhập.

Thứ hai, các ngành nghề mới xuất hiện

Các loại hình dịch vụ thương mại nhỏ được hình thành và thu hút số lượng không nhỏ lao động vùng bị thu hồi đất. Khi các KCN ra đời, một số lượng lớn lao động ở các địa phương khác di chuyển đến, nảy sinh các nhu cấu sinh hoạt như nhà ở, tiện nghi, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng và nhu cầu về các hoạt động an sinh khác, tạo ra những nghề nghiệp mới cho nông dân. Những nhu cầu gia tăng, đã tạo điều kiện để vùng thu hồi đất khai thác nguồn lực sản xuất cũng như cung ứng dịch vụ. Các cơ sở sản xuất nhỏ tại gia đình cũng được hình thành, chủ yếu là những sản phẩm gia công may, làm bao bì, cơ khí gò hàn, hoặc các sản phẩm từ nông sản.

Bảng 2.7: Khảo sát các ngành nghề mới sau khi phát triển các KCN tại hai thị trấn Quang Minh và Chi Đông.

Ngành nghề Số lượng người tham gia Tỷ lệ trước thu hồi đất (%) Tỷ lệ sau thu hồi đất(%)

DV bán hàng đồ gia dụng 450 20,2 79,8

Bán hàng LTTP 10623 15,8 84,2

Bán các sản phẩm XD 256 13 87

Dịch vụ vận chuyển xe tải 50 45 55

Trông trẻ tại gia đình 230 0 100

Dịch vụ giải trí 432 20 80

Gò hàn xây dựng 65 30 70

Bốc vác tự do 656 24,7 75,3

Sửa chữa điện gia dụng 43 11,2 98.8

Dịch vụ y tế 123 34,2 65,8

Theo thông kê trên địa bàn KCN số dân cư ngoài địa phương gia tăng như sau:

Bảng 2.8. Dân cư tạm trú vào vùng KCN ( nguồn số liệu của công an KCN Quang Minh) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa phương Dân số địa phương 2010

Dân số nhập cư năm 2010 Dân số tạm trú năm 2010 Chi Đông 7793 779 3076 Quang Minh 12441 1203 5012 Thanh Lâm 15774 523 2003

Tổng số dân cư chuyển đến trong vùng công nghiệp khoảng gần 13.000 người. Tại địa phương đã xây dựng hàng nghìn phòng trọ cho lực lương cư dân này. Khoảng 500 hộ có phòng trọ cho thuê với giá từ 200.000/1phòng - 500000/1phòng (1hộ trung bình xây 5 phòng). Như vậy, tổng số tiền cho thuê phòng trọ khoảng từ 500 triệu - 1250 triệu đồng/1tháng (so với mức lương trung bình của vùng sẽ bằng thu nhập của gần 4 nghìn công nhân). Và số tiền cần thiết để xây 5 phòng trọ theo giá hiện năm 2011 khoảng 100 triệu đồng.

Sự biến đổi dân cư này cũng làm cho thị trường đất ở gia tăng. Đây là nguồn thu nhập lớn cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn KCN. Nhờ chuyển nhượng đất ở, hàng nghìn hộ đã nâng cấp nhà, chuyển sang các dịch vụ kinh doanh nhỏ tại địa phương. Theo điều tra ở thị trấn Quang Minh năm 2012, tổng số hộ gia đình là 3.090 hộ, trong đó có 2060 hộ gia đình sửa hoặc xây dựng lại nhà khang trang (chiếm 66%). Ở hai thị trấn đã hình thành các khu chợ đông đúc, các dãy phố buôn bán tấp nập thay thế chợ phiên nghèo nàn trước kia. Trong tổng số 25 tổ dân phố, 20 tổ có khu chợ tự lập, 12 dãy phố hoạt động kinh doanh. Ngoài ra các hình thức thương mại, giao dịch văn phòng lớn được hình

thành, làm cho địa phương dần phát triển thành trung tâm mua bán của huyện. Các hoạt động đó đã đổi mới bộ mặt cuộc sống dân cư trong vùng.

Ở địa bàn KCN có khoảng trên 1 nghìn người tham gia vào các hình thức dịch vụ và có mức thu nhập ổn định từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng, như: dịch vụ nấu ăn, buôn bán hàng tiêu dùng, dịch vụ vận chuyển... Các dịch vụ này phù hợp với cả những người chưa có trình độ chuyên môn và nhiều lứa tuổi. Theo điều tra ở hai thị trấn Quang Minh và Chi Đông, chỉ riêng số lao động nam làm nghề lái xe ôm, lái xe vận tải, và xe taxi là 305 người, với mức thu nhập trung bình từ 3 – 10 triệu đồng/tháng.

Số lao động trong nông nghiệp tại thị trấn chỉ còn lại rất ít. Tại thị trấn Quang Minh chỉ còn 1526 người (16,3%), trong khi tổng lao động phi nông nghiệp 7.809 lao động, chiếm 83,7% số lao động) [bảng 2.3]. Thị trấn Chi Đông số lao động trong nông nghiệp còn là 830 người (chiếm 14,2% tổng số người trong độ tuổi lao động), lao động phi nông nghiệp là 5014 người, chiếm 85,8 % tổng số lao động của thị trấn [bảng 2.3]. Người làm nông nghiệp thay đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, họ không cấy lúa, mà trồng rau, hoa đào, cây cảnh... đáp ứng thị trường tiêu dùng của KCN.

Bảng 2.9. Thống kê lao động có việc làm ở các xã và thi trấn trong vùng thu hồi đất năm 2010.

Đơn vị : Số hộ; số người Số hộ và số lao động Quang Minh Chi Đông Tiền Phong Mê Linh Thanh Lâm Đại Thịnh Tráng Việt Kim Hoa Tổng số Hộ 3090 1911 3797 2905 3589 2534 2406 2408 Số hộ Nông nghiệp 1628 633 1529 2387 2544 2078 1933 1762 LĐ nông nghiệp 1526 830 7645 5098 5711 6407 5233 4580 LĐ phi nông nghiệp 7809 5014 5490 680 574 1602 1309 1511 Trong đó LĐ trong doanh nghiệp 6522 2300 5100 297 270 699 1055 1035 LĐTM-DV& các ngành khác 1287 2714 390 383 304 903 254 480

.( Nguồn phòng lao động và thương binh xã hội huyện Mê Linh) Thứ ba, khoản bồi thường cho nông dân mất đất là điều kiện cho họ chuyển đổi ngành nghề. Khoản này quy định theo khung giá là 11 triệu đồng đến 16,6 triệu đồng/ sào. Đây là mức rất thấp so với sự biến động khung giá hiện nay. Từ năm 2000 đến 2008 việc giải phóng mặt bằng, xây dựng KCN cơ bản đã hoàn thành (80%). Tổng giá trị đền bù: 1020,81 ha là 533 tỷ đồng. Nông dân đã sử dụng nguồn tiền này bằng các cách khác nhau. Nhưng có hai hình thức phổ biến là sửa chữa, xây nhà, mua sắm phương tiện và gửi tiết kiệm cho đến khi kiếm được việc làm mới. Ước tính mỗi hộ gia đình đã có một khoản thu nhập khoảng 100- 130 triệu đồng.

Kết quả khảo sát cho thấy 32.3% số hộ có nhà ở, phương tiện, đồ dùng cải thiện; 23,5% hộ có con em học tập các bậc, từ học nghề trở lên; 30,5% hộ có cơ sở buôn bán nhỏ và xây phòng trọ; 7,8 % hộ sử dụng không hiệu quả (con cái

tiêu dùng lãng phí); 5,9% hộ gửi tiết kiệm (đã sử dụng không còn nhiều) [25].

Thứ tư, phát triển các KCN và CCN tạo điều kiện vật chất để nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho nông dân. Trước đó chưa có đường cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài, 100% đường nông thôn chưa bê tông hóa, các trạm y tế, trường học còn rất lạc hậu về điều kiện vật chất... Những năm sau khi phát triển công nghiệp và đô thị, vùng thu hồi đất có nhiều thay đổi.

Đóng góp của ngành sản xuất công nghiệp và xây dựng cho huyện nhà là rất lớn. Năm 2011, Mê Linh thu hút được 339 dự án, với tổng số vốn đầu tư là 39.000 tỷ đồng và 363 triệu USD, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt 3.590 tỷ đồng; làm tổng thu ngân sách tăng 42,9%, gấp 6 lần so với năm 2005 [35].

KCHT được xây dựng và nâng cấp, tỷ lệ bê tông hóa đường giao thông nông thôn và đô thị đạt 100%, bình quân đầu tư phát triển KCHT hàng năm khoảng 300 tỷ đồng. Đầu tư KCHT cho hai thị trấn là 113 tỷ đồng, bao gồm các dự án trường tiểu học, mầm non, đường giao thông, hệ thống nước sạch, trụ sở hành chính, các nhà văn hóa. Đạt chuẩn quốc gia 21 trường học (100 tỷ đồng cho xây dựng kiên cố trường học), 15/18 xã thị trấn đạt chuẩn về y tế, chi 50 tỷ đồng vệ sinh môi trường. Toàn huyện xây 499 nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, sửa chữa, xây mới 175 nhà tình nghĩa (tổng kinh phí 6,1 tỷ đồng) [35].

Có điều kiện vật chất thúc đẩy các chính sách xã hội. Thực hiện trợ cấp xã hội cho các đối tượng: người có công với cách mạng, người cao tuổi (80 tuổi trở lên), học sinh, sinh viên nghèo, hộ đói, hộ nghèo, lao động nông thôn... Cụ thể, thực hiện chế độ trợ cấp về thẻ bảo hiểm y tế, thẻ xe bus và kinh phí hỗ trợ cho người già từ 80 tuổi trở lên là 350 nghìn đồng/ người/ tháng. Cho hộ nghèo vay vốn (tổng số quỹ cho vay 19 tỷ đồng), nhờ đó số hộ nghèo đã giảm xuống 6,4% (năm 2004, 12%). Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới với 75 dự án, kinh phi là

319 tỷ đồng [35].

Đại hội Đảng bộ huyện Mê Linh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã xác định phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, tạo điều kiện kinh tế vững chắc cho huyện. (Năm 2010 công nghiệp, xây dựng chiếm 86,7% GDP; tương ứng nông nghiệp 10,2%; dịch vụ 3,1%. Mục tiêu phải đẩy nhanh hơn nữa ngành dịch vụ) [35].

2.2.2. Tác động tích cực của đô thị hóa đến thu nhập và việc làm cho nông dân vùng thu hồi đất dân vùng thu hồi đất

Phương án phê duyệt cho phát triển đô thị của huyện bao gồm 35, tổng diện tích cần thu hồi là 1.590,85 ha. Đến nay các dự án đã triển khai giải phóng mặt bằng được 690,358 ha, ảnh hưởng đến 11.062 hộ nông dân.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đối với đời sống của nông dân (qua thực tiễn ở huyện mê linh hà nội) luận văn ths ki (Trang 51)