Sự phát triển mạnh mẽ, hiệu quả của mạng và dịch vụ 3G tại Việt Nam cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ di động băng rộng ở Việt Nam. Đây là cơ sở để tin tưởng cho việc triển khai thành công mạng di động 4G LTE trong những năm tới ở Việt Nam
CHƯƠNG 4: QUY HOẠCH DUNG LƯỢNG MẠNG 4G LTE VÀ ÁP DỤNG TRIỂN KHAI TẠI TỈNH TT-HUẾ
Quy hoạch mạng truy nhập LTE được thực hiện qua nhiều bước. Trong đó tiền quy hoạch (định cỡ mạng) ước tính được mật độ site yêu cầu, ước tính khối lượng eNode-B và các cổng truy nhập (MME/SGW) và cấu hình site cần thiết cho vùng quy hoạch… Các hoạt động quy hoạch chi tiết mạng truy nhập LTE ban đầu bao gồm phân tích quỹ đường truyền vô tuyến và vùng phủ, ước tính dung lượng ô, cấu hình phần cứng và thiết bị tại các giao diện khác nhau…
Quá trình quy hoạch chi tiết mạng LTE bắt đầu với việc ước tính kích thước cell thực tế thu được trong bước này, dẫn đến kích thước tối đa cho phép của site của các tế bào, do đó thu được một ước tính sơ bộ số eNode-B yêu cầu. Khi có kích thước cell thực tế thì bài toán tính toán quỹ đường truyền được sử dụng để xác định hệ số suy hao tối đa theo mô hình truyền sóng được sử dụng.
Tính toán thông lượng đi cùng với quá trình ước tính vùng phủ thực tế vì chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Quy hoạch dung lượng là một trong bài toán quy hoạch mạng được sử dụng nhằm xác định thông lượng giới hạn trong vùng phủ sóng hiện có, giảm thiểu tắc nghẽn mạng. Quy hoạch dung lượng còn ảnh hưởng đến kích thước vùng phủ sóng do ảnh hưởng của mật độ dân cư trong vùng, của các loại dịch vụ mà dân cư trong vùng phủ sóng sử dụng... Vì thế quy hoạch dung lượng là bước quyết định số eNode-B cần thiết, cấu hình của eNode-B trong quy hoạch mạng vô tuyến.
Công nghệ LTE, được phát triển trên nền tảng gói IP hoàn toàn, phục vụ cho các dịch vụ VOIP, video, data streaming, internet băng rộng. Khi đó lớp truy nhập của LTE có nhiệm vụ đảm bảo và kiểm soát chất lượng dich vụ QOS, nhằm phân bổ tài nguyên hợp lý và tối ưu cho người dùng, đáp ứng khả năng truy cập dịch vụ với độ trễ thấp nhất, băng thông rộng nhất có thể…
Các bài toán quy hoạch tính toán số lượng trạm thực tế hay các vị trí trạm trong mạng LTE là bài toán khá phức tạp khi mong muốn đảm bảo hiệu năng mạng cao. Hiệu năng mang LTE phụ thuộc nhiều vào cơ chế lập lịch được sử dụng ở lớp MAC trong giao diện vô tuyến. Trong đó các kỹ thuật (giải thuật) lập lịch là thành phần cốt lõi của nó. Một khi có được cơ chế lập lịch tốt, hiệu năng mạng có thể
được ước tính thì bài toán quy hoạch nhằm tính toán số lượng trạm thực tế hay các vị trí trạm trong mạng LTE có thể quay về với bài toán kinh điển của các mạng trước đây (2G/3G) với một hệ số thích hợp hiệu năng mạng.
Trong các mạng không dây băng rộng di động thế hệ sau (4G - LTE hay 5G LTE-A) sử dụng các dịch vụ BE, UGS, rtPS, nrtPS.. cơ chế truyền dẫn đa lối vào-đa lối ra (MIMO), điều chế mã hóa thích nghi (ACM) được thiết lập nhằm nâng cao hiệu năng mạng về mặt cải thiện dung lượng kênh truyền, giảm thiểu tỷ lệ lỗi bít (BER) theo tỉ số công suất tín hiệu trên công suất nhiễu (SNR). Các cơ chế này dẫn đến các giải thuật lập lịch như Best CQI (CQI). Proposonal Fair (PF)…Vì thế, chương này chọn hướng nghiên cứu về các kỹ thuật lập lịch để hiểu sâu hơn ảnh hưởng của các kỹ thuật này đến sự phân bố enodeB hay nói đúng hơn là ảnh hưởng như thế nào đến quy hoạch dung lượng một yếu tố quan trọng trong quy hoạch mạng vô tuyến.