Quá trình phát triển của hệ điều hành Windows

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề an ninh của hệ điều hành mạng luận văn ths công nghệ thông tin 60 48 01 04x (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU MỘT VÀI HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG NHẤT HIỆN NAY VÀ CƠ CHẾ AN NINH, AN TOÀN CỦA CHÚNG

2.1.3.Quá trình phát triển của hệ điều hành Windows

Hình 2.1 Phiên bản hệ điều hành Windows

Windows là hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay trên thế giới. Kể từ phiên bản đầu tiên được sử dụng năm 1985 đến nay, Windows đã có nhiều thay đổi. Chúng ta hãy cùng nhìn lại quá trình phát triển của hệ điều hành này.

Môi trường làm việc 16 bit. Dùng trong những máy vi tính cá nhân (personal computer).

Các phiên bản đầu tiên của Windows chỉ là giao diện đồ họa hay desktop, phần lớn vì chúng dùng hệ điều hành MS-DOS ở lớp dưới cho các dịch vụ hệ thống tập tin và các tiến trình hệ thống.

Sau đó, các phiên bản Windows 16 bit đã có dạng tập tin có thể chạy được và tự cung cấp chương trình điều khiển thiết bị (device driver) (cho bo mạch đồ họa, máy in, chuột, bàn phím và âm thanh).

Khác với DOS, môi trường của Windows cho phép mọi người dùng thi hành nhiều chương trình đồ họa cùng một lúc. Hơn nữa, chúng đã thực thi một phối hợp bộ nhớ ảo theo đoạn (segment) trong phần mềm cho phép GUI thi hành các chương trình lớn hơn bộ nhớ: các đoạn mã nguồn và nguồn lực được đem vào và bị loại bỏ khi không còn giá trị nữa hay khi số lượng còn lại trong bộ nhớ bị thấp và các đoạn dữ liệu được đưa vào bộ nhớ khi một chương trình nào đó trả quyền điều khiển cho bộ xử lý. Các hệ điều hành này gồm có Windows 1.0, (1985), Windows 2.0 (1987) và Windows/286 (gần giống Windows 2.0).

Môi trường làm việc 16/32 bit. Dùng trong các máy vi tính hệ Intel Pentium 386 - 486 - 586.

Windows/386 ra mắt hạt nhân hoạt động trong chế độ bảo vệ và một trình theo dõi máy ảo. Trong một phiên làm việc của Windows, nó cung cấp các thiết bị đĩa ảo, bo mạch đồ họa, bàn phím, chuột, bộ định thời và bộ điều khiển ngắt. Kết quả rõ nhất mà người sử dụng nhìn thấy là họ có thể làm việc tạm thời với nhiều môi trường MS- DOS trong các cửa sổ riêng (các ứng dụng đồ họa yêu cầu cửa sổ phải được chuyển về chế độ toàn màn hình).

Các ứng dụng của Windows vẫn thuộc loại "đa nhiệm cộng tác" trong môi trường chế độ thực. Windows 3.0 (1990) và Windows 3.1 (1992) đã hoàn thiện thiết kế này, đặc biệt là tính năng bộ nhớ ảo và trình điều khiển thiết bị ảo (VxDs) cho phép họ chia sẻ các thiết bị dùng chung (như đĩa cứng, đĩa mềm...) giữa các cửa sổ DOS.

Quan trọng nhất là các ứng dụng Windows có thể chạy trong chế độ bảo vệ 16- bit (16-bit protected mode) (trong khi Windows đang chạy trong chế độ chuẩn hay chế độ 386 nâng cao), cho phép người sử dụng truy cập đến một vài megabyte bộ nhớ mà không phải tham gia vào quá trình quản lý bộ nhớ ảo. Các chương trình này vẫn chạy trong cùng một không gian địa chỉ, trong đó bộ nhớ đã được phân đoạn để chia thành các mức bảo vệ riêng, và vẫn hoạt động "đa nhiệm cộng tác".

Trong phiên bản Windows 3.0, Microsoft đã chuyển các tác vụ quan trọng từ C sang Assembly, làm cho phiên bản này chạy nhanh hơn và ít tốn bộ nhớ hơn các phiên bản trước đó.

Hệ điều hành 16/32 bit. Bằng việc công bố khả năng truy cập file 32-bit trong Windows for Workgroups 3.11, Windows cuối cùng đã chấm dứt phụ thuộc vào DOS trong việc quản lý hồ sơ (file). Ngoài ra, Windows 95 cũng đưa ra hệ thống "Tên file dài", do vậy hệ thống tên file 8.3 của DOS chỉ còn vai trò trong đoạn mã khởi động nạp hệ điều hành.

Đặc điểm mang tính cách mạng nhất trong phiên bản này là khả năng chạy các chương trình giao diện đồ họa 32-bit đồng thời, trong khi các chương trình này lại chia thành các phân tuyến (thread) chạy song song với nhau.

Microsoft đã đưa ra 3 phiên bản của Windows 95 (phiên bản đầu tiên năm 1995, các phiên bản sửa lỗi được đưa ra năm 1996 và 1997 chỉ được bán cho nhà sản xuất máy tính, được bổ sung thêm một vài tính năng mới như hỗ trợ FAT32).

Hệ điều hành tiếp theo của Microsoft là Windows 98; có 2 phiên bản (bản đầu tiên năm 1998, và bản thứ hai là "Windows 98 Second Edition", năm 1999). Trong năm 2000, Microsoft đưa ra Windows Me, với mục tiêu cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa Windows 98 SE và Windows NT, bao gồm một vài tính năng mới như hoàn nguyên hệ thống (System Restore), cho phép người sử dụng đưa máy tính của mình trở lại trạng thái trước đó. Dù vậy, đó vẫn không phải là một tính năng được chấp nhận

rộng rãi vì đã có nhiều người sử dụng gặp phải vấn đề. ME được coi là sự thay thế tạm thời trong việc hợp nhất hai dòng sản phẩm này. Microsoft đã đợi một khoảng thời gian ngắn để Windows Millennium trở nên phổ biến trước khi công bố phiên bản Windows tiếp theo - Windows XP.

Hệ điều hành 32 bit ban đầu được thiết kế và quảng bá là các hệ thống có độ tin cậy cao và đặc biệt là không thừa kế từ DOS.

Phiên bản đầu tiên được đưa ra là Windows NT 3.1 vào năm 1993, được đánh số "3.1" để chỉ thị ngang hàng với Windows 3.1 và hơn 1 cấp so với hệ điều hành OS/2 2.1, hệ điều hành của IBM do Microsoft đồng phát triển và là đối thủ chính của dòng Windows NT tại thời điểm đó.

Phiên bản tiếp theo là Windows NT 3.5 (1994), NT 3.51 (1995), và cuối cùng NT 4.0 (1996) đã có giao diện của Windows 95.

Sau đó Microsoft bắt đầu chuyển sang việc hợp nhất hai dòng hệ điều hành dành cho cá nhân và cho doanh nghiệp. Thử nghiệm đầu tiên, Windows 2000 đã thất bại và được phân phối là một phiên bản dành cho doanh nghiệp. Phiên bản Windows 2000 cho cá nhân, tên mã là "Windows Neptune" bị hủy bỏ và Microsoft đã thay thế bằng Windows ME. Mặc dù vậy, "Neptune" vẫn được tích hợp vào dự án mới, "Whistler", để sau đó trở thành Windows XP.

Sau đó, hệ điều hành mới, Windows Server 2003, đã mở rộng dòng sản phẩm cho doanh nghiệp này. Cuối cùng, hệ điều hành đã được ra mắt Windows Vista sẽ hoàn thiện các tính năng còn thiếu của các sản phẩm trên. Với Windows CE, Microsoft cũng đã ngắm tới thị trường di động và các thiết bị cầm tay, cũng là một hệ điều hành 32-bit.

Hệ điều hành 64 bit, một loại hệ điều hành mới nhất, được thiết kế cho kiến trúc AMD64 của AMD, IA-64 của Intel, và EM64T (Intel® Extended Memory 64 Technology).

Dòng sản phẩm Windows 64-bit bao gồm "Windows XP Itanium", "Windows Professional x64 Edition" và "Windows Server 2003". "Windows XP Professional" và "Windows Server 2003 x64 Edition" được ra mắt vào 25 tháng 4 năm 2005. Windows XP Itanium đã được đưa ra trước đó, năm 2002.

Một số dấu hiệu cho thấy Windows Vista, được coi là sự kế vị của Windows XP, sẽ có cả hai phiên bản 32-bit và 64-bit.

Vào ngày 21 tháng 10, Windows 7 ra mắt như là sự thay thế cho Windows Vista và Windows Xp. Nó mang cả vẻ đẹp của Windows Vista và cả sức mạnh của Windows Xp. Đặc biệt hỗ trợ cảm ứng chạm đa điểm, nhiều hiệu ứng gương hơn (Aero), nó sẽ là phao cứu sinh của Microsoft sau thất bại ở Windows Vista.

Ngày 26 tháng 10 năm 2012, Hệ điều hành mang một giao diện hoàn toàn mới được Microsoft phát hành đó là Windows 8. Windows 8 là sự pha trộn giữa giao diện cảm ứng hiện đại và giao diện truyền thống. Người sử dụng đã được trải nghiệm Windows 8 từ các phiên bản thử nghiệm đầu tiên đó là Developer, Preview đến Consumer Preview, Release Preview và cuối cùng là RTM. Windows 8 là một sự lựa chọn không thể thiếu nếu người dùng đang sở hữu các mẫu máy tính có màn hình cảm ứng nhờ hỗ trợ vuốt chạm mượt mà và giao diện trực quan. Tuy nhiên, ngay cả những người sử dụng máy tính truyền thống thì những thay đổi về hiệu suất hoạt động cũng là quá đủ để nâng cấp.

Ngày 01 tháng 10 năm 2014, Microsoft đã công bố hệ điều hành mới mang tên Windows 10 thay vì phiên bản Windows 9, được phát hành với tên mã là Windows Threshold tại San Francisco, California. Bắt đầu mở bản beta thử nghiệm một số đối tượng người dùng trong chương trình Windows 10 “Insider Program” .Trước khi phiên bản chính thức dự kiến phát hành vào cuối năm 2015.Windows 10 kết hợp các yếu tố thiết kế có tầm nhìn trong Windows 8, kết hợp các tính năng quen thuộc của Windows 7, hệ điều hành phổ biến nhất của Microsoft hiện này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tìm hiểu những vấn đề an ninh của hệ điều hành mạng luận văn ths công nghệ thông tin 60 48 01 04x (Trang 30 - 34)