TIỂU HỌC HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng hứng thú với hoạt động tự học môn toán cho học sinh lớp 4 (Trang 48 - 98)

2.1.1. Mục đích khảo sát

Khảo sát thăm dò nhằm làm rõ thực trạng bồi dưỡng hứng thú với hoạt động tự học môn Toán cho HS lớp 4 tại các trường Tiểu học ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp bồi dưỡng hứng thú với hoạt động tự học môn Toán ở HS lớp 4 cho các trường thuộc địa bàn nghiên cứu.

2.1.2. Địa bàn khảo sát

2.1.2.1. Vài nét về văn hóa huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Huyện Lộc Hà được thành lập theo Nghị định số 20/NĐ - CP ngày 07/02/2007 của Chính phủ, trên cơ sở sát nhập 7 xã vùng hạ của huyện Can Lộc (Ích Hậu, Phù Lưu, Hồng Lộc, Bình Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc) và 6 xã vùng biển cửa của huyện Thạch Hà (Thạch Kim, Thạch Bằng, Thạch Châu, Thạch Mỹ, Mai Phụ, Hộ Độ). Đây là một huyện đồng bằng ven biển, có diện tích tự nhiên 11.830 ha, dân số hơn 8,3 vạn người. Địa giới hành chính của huyện được xác định bởi phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp huyện Can Lộc, phía Nam giáp huyện Thạch Hà và Thành phố Hà Tĩnh, phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân.

Lộc Hà, một vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống văn hóa, cách mạng và anh hùng. Có thể kể đến dòng họ Phan Huy ở xã Thạch Châu, một dòng họ văn hóa của thế kỷ XVIII, XIX. Dòng họ này có các tên tuổi lớn như: Bình Chương Đô đốc Phan Huy Cận, Thượng thư Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, các nhà thơ Phan Huy Thực, Phan Huy Ôn, Phan Huy Vịnh, Giáo sư sử học Phan Huy Lê. Xã Ích Hậu là quê hương của Hoàng giáp Đông các hiệu thư Trần Đức Mậu đời Lê Thánh Tông; Tam nguyên Hoàng giáp, Tể tướng Nguyễn Văn Giai mở đầu thời Lê Trung Hưng và dòng họ Nguyễn Đức Lục Chi nổi tiếng về truyền thống yêu nước, văn chương và khoa bảng. Dòng họ Nguyễn Chi sinh ra những tên tuổi lớn như: Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi. Ngoài ra, quê hương Lộc Hà rất đỗi tự hào về vị Hoàng đế có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường - Mai Thúc Loan ở xã Mai Phụ; Thứ trưởng Bộ Y tế thời kháng chiến chống Pháp; Giáo sư, nhà văn hóa Nguyễn Đổng

Chi;Giáo sư dân tộc học Nguyễn Từ Chi; Giáo sư văn học cổ Nguyễn Huệ Chi; Phó giáo sư chuyên gia mỹ thuật cổ Nguyễn Du Chi; Nhà giáo - chí sĩ Nguyễn Hiệt Chi người đồng sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh (ngôi trường sau này Nguyễn Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học trước khi xuất dương tìm đường cứu nước). Dòng họ Nguyễn Chi đã lập ra Mộng Thương thư trai và Chi gia trang, Thư viện lớn bậc nhất xứ Nghệ có từ cuối thế kỷ 19. Thạch Kim có Tiến sĩ Thiêm đô Ngự sử Nguyễn Phi Hổ thời Lê Uy Mục. Hồng Lộc có Hoàng giáp Tể tướng Phan Đình Tá dưới triều nhà Mạc, Tiến sĩ Giám sát ngự sử Bùi Đăng Đạt thời Lê Trung Hưng.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, vùng đất này luôn là cái nôi của cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và các phong trào cách mạng, nơi Chi bộ Đỉnh Lự là Chi bộ đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh ra đời. Con người Lộc Hà xưa và nay đã không ngừng vươn lên để tạo dựng đời sống tinh thần phong phú, lưu lại cho muôn đời sau những giá trị văn hóa to lớn, gìn giữ nhiều lễ hội và di tích độc đáo, giàu bản sắc dân tộc…

2.1.2.2.Khái quát tình hình giáo dục tiểu học huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

Ở một miền quê “đất không rộng, người không đông” nhưng trong lịch sử phát triển, nơi đây đã xuất hiện nhiều dòng họ nổi tiếng về văn tài, học thuật, nhiều danh nhân văn hóa. Truyền thống cần cù, hiếu học của quê hương đã được các thế hệ con cháu kế tục, phát huy qua các thời kỳ phát triển của nền giáo dục cách mạng. Việc thành lập huyện mới là một điều kiện thuận lợi để ngành giáo dục phát huy truyền thống, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt là giáo dục Tiểu học, một bậc học nền tảng.

Toàn huyện có 13 trường tiểu học, tổ chức theo đơn vị hành chính xã. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đã được triển khai khá mạnh mẽ, có 10 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 8 trường đạt chuẩn mức độ 2. GV tiểu học đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 79,3 %.

Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân huyện, sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Phòng, Ban, ngành, đoàn thể cấp huyện, là những điều kiện tiên quyết để ngành kế thừa, phát huy tốt truyền thống hiếu học của quê hương, phát triển sự nghiệp giáo dục đúng hướng, có chiều

sâu trong bối cảnh và tình hình mới. Bởi vậy, giáo dục tiểu học huyện Lộc Hà đã từng bước ổn định và phát triển khá tốt. Ngành đã triển khai đồng bộ các hoạt động như: quy hoạch hệ thống trường lớp, nâng chất lượng học sinh phát triển đồng đều, toàn diện, vững chắc. Công tác PCGD đạt kết quả khá tốt. Tỷ lệ HS lên lớp, HSG, GV giỏi các cấp tăng lên hàng năm. Nhiều đơn vị đã trở thành điểm sáng trong phong trào giáo dục của huyện như: Trường Tiểu học Thạch Châu, trường Tiểu học Thạch Bằng, trường Tiểu học Hậu Lộc. Công tác XHHGD, khuyến học, khuyến tài đã có những bước phát triển tốt. Nhiều mô hình tiêu biểu về công tác XHHGD, khuyến học, khuyến tài xuất hiện như: Nhà khuyến học Hoa Cương (An Lộc), Quỹ học bổng Phạm Dương tài trợ 100 triệu đồng/năm. Các địa phương và các nhà trường đã chủ động tranh thủ nguồn ngoại lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học. Đã xuất hiện nhiều dòng họ làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài như dòng họ Mai, họ Cù (ở Hồng Lộc), họ Phan Huy (ở Thạch Châu), họ Nguyễn Đức (ở Phù Lưu). Trong những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực phấn đấu không ngừng trong giảng dạy, học tập của các thầy giáo, cô giáo và các em HS. Giáo dục Tiểu học huyện nhà đã đạt được những thành tích đáng phấn khởi.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bước đầu ấy, giáo dục Tiểu học huyện Lộc Hà vẫn còn bộc lộ một số hạn chế: chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn dù đã được nâng lên rõ rệt nhưng chưa đồng đều ở các trường; công tác Xã hội hóa giáo dục được triển khai khá mạnh mẽ nhưng chưa đồng đều ở các địa phương; nhận thức về vai trò, vị trí của giáo dục đào tạo của một số cấp ủy, chính quyền có lúc còn chưa đầy đủ, chưa mạnh dạn đưa ra những giải pháp có tính chiến lược để huy động tối đa mọi nguồn lực phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn.

Quán triệt quan điểm “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”, trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Huyện uỷ khóa 1 đã nêu một số vấn đề quan trọng có tính chất ưu tiên, tạo động lực cho ngành giáo dục phát triển. Đó là: ưu tiên nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, hiện đại hóa thiết bị dạy học, xây dựng trường chuẩn quốc gia theo hướng bền vững; tích cực thực hiện chính sách thu hút nhân tài trên lĩnh vực giáo dục; thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ, từng bước tạo sự đồng đều về đội ngũ quản lý; có chính sách cấp đất ở, xây dựng nhà nội trú giáo viên, thực sự tạo điều kiện, động lực, tâm huyết, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Những chính sách ưu tiên ấy nhằm khơi dậy mạnh mẽ truyền thống cần cù, hiếu học; thực sự tạo bước chuyển về chất lượng giáo dục toàn diện và chuẩn hóa, phấn đấu trở thành một trong những huyện có phong trào giáo dục mạnh của tỉnh. Đây là những quan điểm đúng đắn thể hiện sự quan tâm, đồng thời cũng là những yêu cầu và kỳ vọng lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đối với ngành giáo dục.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

2.1.3.1. Đối tượng chính

Chúng tôi tiến hành khảo sát ở 494 HS của 4 trường tiểu học ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh: Trường Tiểu học Mai Phụ (81 HS), trường Tiểu học Thạch Kim (171 HS), trường Tiểu học Tân Lộc (108 HS) và trường Tiểu học Hồng Lộc (134 HS) trong năm học 2014 - 2015.

HS được học 2 buổi/ngày (có Trường Tiểu học Tân Lộc cho HS bán trú).

2.1.3.2. Đối tượng bổ trợ

- 50 CBQL và GV - 27 PHHS

2.1.4. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hứng thú với hoạt động tự học môn Toán của HS lớp 4

- Thực trạng nhận thức của GV và HS về bồi dưỡng hứng thú với hoạt động tự học môn Toán cho HS ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

- Thực trạng sử dụng các biện pháp bồi dưỡng hứng thú với hoạt động tự học môn Toán cho HS lớp 4 ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh

- Những nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú với hoạt động tự học môn Toán ở HS

2.1.5. Phương pháp khảo sát

2.1.5.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Chúng tôi lập phiếu câu hỏi để khảo sát thực trạng của đề tài. Bảng hỏi được xây dựng dưới dạng phiếu trưng cầu ý kiến dựa trên hai cơ sở: lý luận về biểu hiện của hứng thú với hoạt động tự học môn Toán và các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú với hoạt động tự học môn Toán của HS.

3 loại phiếu hỏi dành cho các đối tượng khảo sát gồm: - Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho HS (phụ lục 1).

- Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho GV (phụ lục 2). - Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho PHHS (phụ lục 3).

2.1.5.2. Phương pháp phỏng vấn

Tiến hành phỏng vấn 10 HS, 4 CBQL, 5 GVCN và 5 PHHS nhằm thu thập thông tin bổ sung về biểu hiện, nguyên nhân HS hứng thú với hoạt động tự học môn Toán.

2.1.5.3. Phương pháp quan sát

Chúng tôi thăm lớp - dự giờ để quan sát một số biểu hiện tâm lý của HS trong quá trình học tập môn Toán trong các giờ học, giờ làm bài tập tại lớp... Từ đó lượng hóa những điều đã quan sát được bổ sung cho các kết quả và kết luận.

Mỗi lớp được chia thành những nhóm nhỏ để quan sát một cách khách quan và kỹ lưỡng nhằm có những số liệu chân thực.

2.1.5.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Nghiên cứu các phiếu trả lời, các bài kiểm tra, bài thi môn Toán của HS nhằm thu thập các số liệu phản ánh tình trạng học tập môn Toán của HS, bổ sung cho các số liệu thu được ở các phương pháp nghiên cứu khác (Xem xét vở ghi, vở bài tập của HS, cũng như sổ điểm, sổ theo dõi thi đua của lớp,...).

2.1.5.5. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập được

Chúng tôi xử lý các dữ liệu thống kê, tập hợp các dữ liệu trong các bảng tính cho phép áp dụng các hàm thống kê toán học như hàm: Tính tỷ lệ phần trăm, tính tổng điểm, tính điểm trung bình và sắp xếp thứ hạng nhằm cho ra kết quả chính xác, khách quan, có độ tin cậy cao.

2.2. Kết quả khảo sát

2.2.1. Xử lý số liệu

Các hành động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS phù hợp hứng thú với hoạt động tự học môn Toán được đánh giá qua các biểu hiện:

- Chăm chú nghe giảng, theo dõi và bổ sung câu trả lời của bạn - Ghi chép bài đầy đủ

- Đọc trước sách giáo khoa để hiểu bài học

- Phát biểu ý kiến xây dựng bài, nêu thắc mắc nhờ thầy cô giải đáp khi chưa hiểu

- Ghi vào sổ tay những bài toán lạ hoặc cách giải hay của một bài toán - Đọc thêm tài liệu, sách tham khảo để mở rộng kiến thức

- Tự tìm ra những cách giải hay, mới cho một bài toán - Làm hết các bài tập được giao

- Tự tìm ra nhiều cách giải cho một bài toán

- Học thuộc các công thức và định nghĩa, làm hết các bài tập thầy, cô giao - Tìm hiểu thêm các lời giải hay từ sách tham khảo

- Chỉ học khi bố mẹ nhắc nhở, la mắng - Chỉ học khi chuẩn bị làm bài kiểm tra

- Không quan tâm, vì môn Toán quá xa vời đối với tôi

Mỗi biểu hiện được đánh giá theo thang điểm: Thường xuyên được tính 3 điểm, đôi khi được tính 2 điểm, chưa bao giờ được tính 1 điểm.

Riêng các biểu hiện hành động chưa tích cực, chủ động trong quá trình tự học toán ở nhà thì điểm trung bình càng thấp được đánh giá càng cao.

2.2.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hứng thú với hoạt động tự học môn Toán của học sinh lớp 4

2.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về vai trò của hứng thú với hoạt động tự học môn Toán ở học sinh

Hứng thú có vai trò quan trọng đối với mọi hoạt động của con người. Hứng thú đã làm tăng sức làm việc của con người, mang lại cho con người niềm vui, niềm say mê trong lao động, làm tăng hiệu quả, chất lượng của hoạt động. Điều đó đã được L. X. Xôlôvâytrich khẳng định: “Bằng cách phát triển hứng thú đối với các hình thức hoạt động khác nhau, chúng ta sẽ phát huy được một trong những năng lực quý giá nhất, cao quý nhất của con người là năng lực thích thú, tập trung vào hoạt động, hoàn toàn say mê với công việc cần làm”.

Hoạt động nào có hứng thú cao hơn thì người thực hiện nó sẽ thấy dễ dàng và có hiệu quả. Hứng thú tạo ra xúc cảm dương tính mạnh mẽ đối với người tiến hành hoạt động đó, họ tìm thấy niềm vui, nhiệm vụ trở nên nhẹ nhàng và tạo sự tập trung cao. Ngược lại, người ta cảm thấy gượng ép, công việc trở nên khó khăn, gây mệt mỏi dẫn đến chất lượng hoạt động giảm rõ rệt.

Sau khi lấy ý kiến của CBQL và GV ở các trường khảo sát về vai trò của hứng thú với hoạt động tự học môn Toán ở HS, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò của hứng thú với hoạt động tự học môn Toán ở học sinh

TT Vai trò Số

lượng

Thứ hạng

1 Kích thích tinh thần tự giác, chủ động, sáng tạo, độc lập

chiếm lĩnh kiến thức, tìm hiểu kiến thức của HS 50 1 2

Hoạt động DH của thầy và trò trở nên hào hứng, sôi nổi 47 2 3 Phát triển kiến thức, các kỹ năng ở mức độ cao hơn 35 6 4 Nâng cao chất lượng DH 42 3 5 Phát hiện, bồi dưỡng năng lực Toán học ở HS 38 5 6

Bồi dưỡng và phát triển tư duy khoa học cho HS 30 7 7 Hình thành động cơ học và ý thức tự học ở HS 41 4

Vai trò kích thích tinh thần tự giác, chủ động, sáng tạo, độc lập chiếm lĩnh kiến thức, tìm hiểu kiến thức của HS được đánh giá cao; tỉ lệ lựa chọn đạt 100%, tức là 50 CBQL và GV được lấy ý kiến đều cho đây là vai trò của hứng thú với hoạt động tự học môn Toán ở HS, vai trò được xếp thứ 1.

Hứng thú với hoạt động tự học môn Toán ở HS giúp hoạt động DH của thầy và trò trở nên hào hứng, sôi nổi được đại đa số GV tán thành và có 94% GV chọn. Vai trò này xếp thứ 2 trong số các vai trò nêu trên.

Nâng cao chất lượng DH hay hình thành động cơ học và ý thức tự học ở HS là hai vai trò được lựa chọn với tỉ lệ chênh lệch ít, lần lượt đạt 84% và 82% tổng số GV điều tra. Theo số liệu thu được, vai trò nâng cao chất lượng DH được xếp thứ 3, hình thành động cơ học và ý thức tự học ở HS là vai trò được xếp thứ 4.

Phát hiện, bồi dưỡng năng lực Toán học ở HS; phát triển kiến thức, các kỹ

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng hứng thú với hoạt động tự học môn toán cho học sinh lớp 4 (Trang 48 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w