đầu tư.
2.2.2. Các đề xuất giải pháp dài hạn
Trong thời gian tới, để TTCK Việt Nam công khai minh bạch, phát triển bền vững, đạt mục tiêu là kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế thì hoạt động CBTT của CTNY cần tập trung vào các giải pháp sau đây:
Một là, cần phải nâng cao tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán
Hai là, qui định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc dùng thông tin để điều chỉnh thị trường.
Ba là, tiếp tục phát huy hiệu quả và nâng cao vai trò của báo giới trong hoạt động CBTT trên TTCK.
Bốn là, tiếp tục duy trì và nâng cao vai trò của Hiệp hội đầu tư tài chính (VAFI) trong việc bảo đảm tính minh bạch trên thị trường.
Năm là, thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm doanh nghiệp.
Kết luận, hệ thống các qui định pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam đã tạo thành khung pháp lý thống nhất, đồng bộ điều chỉnh hoạt động CBTT đối với các chủ thể tham gia thị trường nhất là việc tuân thủ nghĩa vụ CBTT của các CTNY chủ thể chính trên thị trường chứng khoán tập trung.
Tuy nhiên, thực tiễn pháp lý về CBTT vẫn còn nhiều bất cập.Việc các CTNY chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ CBTT, chậm CBTT, CBTT sai lệch, rò rỉ thông tin, chất lượng thông tin công bố chưa đáp ứng được yêu cầu, không thường xuyên cập nhật các thông tin lên Website của Công ty mình... còn diễn ra phổ biến, gây bức xúc cho nhà đầu tư, sự phản ứng tiêu cực của thị trường, của cơ quan quản lý.
Từ thực trạng đó, công tác xây dựng hoàn thiện pháp luật CBTT cũng như công tác tổ chức thực thi pháp luật và thanh tra, giám sát xử lý vi p hạm về CBTT trên TTCK cần phải được tiến hành thường xuyên. Việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp cần thiết để ngăn chặn tình trạng vi phám pháp luật CBTT trên TTCK là hết sức cần thiết quan trọng để lập lại thị trường cũng như bảo đảm TTCK có sựổn định phát triển lành mạnh.
KẾT LUẬN
Minh bạch hóa thông tin là đòi hỏi tự thân mang tính khách quan của sự tồn tại và phát triển TTCK.
Hoạt động CBTT cần được pháp luật điều chỉnh phù hợp để thiết lập trật tự và ổn định thị trường. Là một bộ phận của pháp luật chứng khoán, các quy định pháp luật về CBTT của CTNY đã góp phần rất lớn vào việc thiết lập trật tự thị trường, bảo đảm tính khách quan, công bằng và minh bạch trong hoạt động của TTCK. Tuy nhiên, trong thời gian qua khung pháp luật này vẫn chưa phát huy được hết vai trò của nó khi mà hoạt động CBTT còn nhiều bất cập, các hành vi vi phạm pháp luật về CBTT vẫn còn diễn ra phổ biến xâm phạm đến quyền lợi của nhà đầu tư và suy giảm lòng tin của công chúng đối với thị trường, làm cho TTCK Việt Nam chưa thật sự trở thành “hàn thử biểu” của nền kinh tế. TTCK vẫn còn tình trạng tăng “nóng” hoặc “giảm đáy” trong một thời gian ngắn mà không tuân theo quy luật của thị trường, cũng như không hòa nhập với xu hướng của các TTCK lớn trên thế giới.
Trong thời gian 10 năm phát triển, TTCK Việt Nam đã trải qua những thăng trầm đáng nhớ, với một thị trường non trẻ, hình thành và phát triển trong thời kỳ nền kinh tế thế giới có nhiều biến động bất thường ít nhiều tác động đến sự phát triển của nền kinh tế trong nước và tác động xấu đến thị trường. Nhận thức được điều đó, UBCKNN với những nỗ lực trong việc xây dựng, duy trì, củng cố lòng tin của nhà đầu tư vào TTCK bằng nhiều biện pháp khác nhau như: Thực hiện chính sách miễn giảm thuế, điều chỉnh biên độ giao dịch, tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho thị trường, xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK... Do vậy, đã thu hút một lượng lớn nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, việc duy trì và củng cố lòng tin của nhà đầu tư vào thị trường là công việc đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, và nhà đầu tư chỉ tham gia “cuộc chơi trí tuệ” nếu thị trường được bảo đảm bằng một “luật chơi” công bằng.
Thực trạng của TTCK Việt Nam hiện nay có thể chịu sự tác động từ nhiều lý do khác nhau. Trong đó không thể không kể đến việc ảnh hưởng bởi sự hạn chế của pháp luật. Việc tác giả phân tích chỉ ra những hạn chế, bất cập đã được
đề cập trong luận văn này cho thấy, các quy định pháp luật về CBTT nói riêng và pháp luật chứng khoán nói chúng cần được nghiên cứu chỉnh sửa phù hợp vớ sự phát triển của thị trường, là công cụ điều chỉnh và định hướng thị trường. Đồng thời pháp luật phải tạo thuận lợi cho các chủ thể có nghĩa vụ CBTT dễ dàng thực thi.
Bên cạnh đó, việc đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam, Luận văn đã chỉ rõ được cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện, đồng thời tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để hoàn thiện pháp luật về CBTT của CTNY. Những kiến nghị trong Luận văn khó có thể đáp ứng được yêu cầu tính minh bạch ngày càng cao của thị trường đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu của công chúng đầu tư và hoạt động quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, nhưng tác giả mong rằng những ý kiến, những đề xuất trong luận văn này góp một vài ý kiến nhỏ vào quá trình hoàn thiện pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam.
Tuy nhiên, sự phát triển của TTCK nước ta đang chịu sự tác động của tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thì các quy định pháp luật về CBTT vẫn cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ hơn trong những giai đoạn tiếp theo.