8. Kết cấu của Luận văn
2.4. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.1. Hạn chế
- Hiệu quả tổng thể nguồn vốn đầu tư nước ngoài chưa cao so với tiếm năng có được của tỉnh: số lượng dự án và quy mô vốn đăng ký của các dự án FDI còn thấp so với bình quân chung của cả nước. Nghệ An là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng thu hút vốn FDI trong thời gian qua còn kém hiệu quả chưa tạo được tiếng vang và có dự án động lực. Sức canh trạnh của nền kinh tế địa phương còn thấp, chất lượng tăng trưởng còn thấp. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng nhưng còn chậm, chưa vững chắc, nông nghiệp cong chiếm tỷ trọng lớn. So với các địa phương khác trong cả nước thì Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo.
- Hiệu quả kinh tế do các dự án FDI mang lại chưa đạt được như mong đợi; tỷ trọng đóng góp cho ngân sách của tỉnh và thu nhập cho người lao động còn khiêm tốn, chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra và chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh.
Cơ cấu thu hút vốn FDI vào Nghệ An còn mất cân đối giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện; mất cân đối theo ngành kinh tế, mất cân đối theo hình thức đầu tư. và FDI/đầu người thấp so với một số tỉnh thành trong cả nước.
- Chất lượng dự án thu hút được còn nhiều vấn đề như:
+ Phần lớn các dự án FDI vào tỉnh là các dự án có quy mô nhỏ và chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực chế biến nông - lâm - thủy sản; khai thác, chế biến khoáng sản,… Có ít dự án lớn với công nghệ hiện đại mang tính đột phá để làm chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, chưa thu hút được các dự án đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực đặc biệt ưu tiên và là thế mạnh của
tỉnh như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái,…
Ngoài Liên doanh mía đường Nghệ An Tate and Lyle đã và đang hoạt động ổn định và có hiệu quả; dự án trồng rừng nguyên liệu giấy cấp phép năm 2007 là có vốn đầu tư đăng ký tương đối lớn. Các dự án còn lại đều có vốn đầu tư nhỏ, thậm chí có dự án chỉ vài trăm USD vốn đầu tư.
+ Việc sàng lọc dự án còn chưa hiệu quả: (sàng lọc về quy mô, cơ cấu ngành đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư có kinh nghiệm hay lựa chọn dự án thân thiện với môi trường...)
+ Một số dự án sau khi được cấp Giấy phép đầu tư có tiến độ triển khai chậm (liên doanh lắp ráp điện thoại di động, máy vi tính, trồng rừng Innov Green, luyện gang Kế Đạt,..), thậm chí có trường hợp chưa triển khai (trung tâm dạy tiếng Hàn Quốc, chế biến cá surimi đông lạnh, ..). Có dự án trong quá trình hoạt động còn vi phạm trong quy hoạch xây dựng (liên doanh Hồng Thái- SIT). Việc triển khai các dự án chậm gây ra sự lãng phí trong sử dụng đất đai (do đất quy hoạch dự án nhưng bị bỏ không nhiều năm) và ảnh hưởng đến quy hoạch chung của tỉnh.,….
- Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp FDI tại Nghệ An còn hạn chế, một số trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài đã lợi dụng việc thiếu các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu của các nước khác;
- Chất lượng lao động tại các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Nghệ An thấp, chủ yếu là lao động nữ (chiếm tới 90%), hầu hết các lao động chỉ được đào tạo ngắn ngày; Một số chủ doanh nghiệp trả công cho người lao động
bằng với mức lương tối thiểu theo khu vực, yêu cầu tăng ca nhiều khiến tiền lương không đủ tái sản xuất sức lao động, dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công, đình trệ sản xuất làm thiệt hại cho cả hai bên như Dự án Nhà máy may Namsung Vina (Diễn Châu), Nhà máy may Prex Vinh (Đô Lương), Sản xuất đồ chơi Matrix Vinh (KCN Bắc Vinh),...
- Quá trình triển khai các dự án FDI góp phầnđã tạo nên một số vấn đề xã hội mới cần quan tâm
Mục tiêu của các nhà đầu tư khi bỏ vốn ra đầu tư tại nước ngoài là nhằm thu về lợi nhuận, tận dụng nguồn lao động giá rẻ, chính vì vậy tại các doanh nghiệp FDI thường có sự chênh lệch cao giữa lương của cán bộ quản lý và lương công nhân. Điểm khác biệt của các doanh nghiệp FDI so với doanh nghiệp trong nước là thu nhập của các doanh nghiệp FDI có sự chênh lệch rất cao giữa người quản lý và người lao động trực tiếp. Thu nhập của người làm việc trong các doanh nghiệp FDI cũng chênh lệch so với người làm việc trong doanh nghiệp trong nước cùng loại, tạo ra sự phân biệt về thu nhập, đời sống giữa các tầng lớp trong xã hội. Cùng với đó là sự "chảy máu chất xám" đang là vấn đề nổi bật hiện nay. Khu vực FDI đang có xu hướng thu hút nhân lực giỏi từ trong nước và cơ quan quản lý nhà nước.
Ngược lại, một số chủ doanh nghiệp đối xử bất công với người lao động, bóc lột sức lao động bằng cách tăng tối đa số giờ làm việc với mức lương thấp, đối xử bất công, xúc phạm nhân phẩm người lao động... Điều đó làm phát sinh những mâu thuẫn, hành động phản kháng của người lao động như đình công, phản kháng (ví dụ như biểu tình phản đối tăng giờ làm tại công nhân Nhà máy may mặc của công ty Nam sung vina Hàn Quốc tại Diễn Hồng, Diễn Châu, Nghệ An). Những hành động đó đã làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất và quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nhà đầu
tư và tập thể lao động trong doanh nghiệp. Đây cũng là vấn đề xã hội mà chính quyền địa phương cần quan tâm giải quyết.
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế
- Thứ nhất, do Nghệ An chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Suất vốn đầu tư lớn, kết cấu hạ tầng phát triển chậm, nhất là cơ sở vật chất còn yếu kém, chưa tạo được thuận lợi cho nhà đầu tưCơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém là một trong những nguyên nhân giảm thiểu sức hấp dẫn cho nhà đầu tư khi tìm hiểu môi trường tại Nghệ An (giao thông, cấp thoát nước, điện, các dịch vụ công, …, không có cảng nước sâu để tàu biển có trọng tải lớn có thể ra vào thuận tiện; chưa có đường bay thẳng quốc tế (ngoài đường bay Vinh –Viêng chăn, Lào). Đặc biệt, hạ tầng tại các khu công nghiệp còn yếu kém, tỉnh chưa huy động được nguồn vốn để xây dựng đồng bộ hạ tầng khu công nghiệp nên khả năng hấp dẫn được các nhà đầu tư lớn thấp.
Lực lượng lao động dồi dào, tuy nhiên lao động có tay nghề đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI còn thiếu hụt.
Việc quảng bá hình ảnh của Nghệ An cho các nhà đầu tư chưa hiệu quả.
- Thứ hai, do hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư thời gian qua còn bất cập, chồng chéo chưa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước:
Các chính sách ưu đãi của trung ương chưa quy định cụ thể quy trình, cách thức thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư. Luật Đầu tư 2005 mới chỉ đề cập đến việc ghi các nội dung ưu đãi vào giấy chứng nhận đầu tư mà chưa quy định cụ thể quy trình thực hiện các nội dung ưu đãi đó.
Một số nội dung quy định tại Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005 còn có nhiều chồng chéo. Các Nghị định hướng dẫn thi hành còn nhiều nội dung
quy định chung chung.Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và pháp luật về Đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan đăng ký kinh doanh là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với thành lập các loại hình doanh nghiệp) và UBND cấp huyện (đối với cá nhân, hộ gia đình). Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đầu tư 2005, đối với các nhà đầu tư nước ngoài thì Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (do Ban Quản lý KKT Đông Nam hoặc UBND tỉnh cấp). Như vậy, cùng là Giấy đăng ký kinh doanh nhưng đối với các nhà đầu tư trong nước thì Cơ quan cấp đăng ký kinh doanh cấp, còn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì do UBND tỉnh hoặc Ban quản lý Khu Kinh tế Đông Nam cấp, cho thấy sự không đồng nhất giữa quy định tại Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cũ. Danh mục địa bàn, lĩnh vực khuyến khích đầu tư còn có sự khác nhau giữa các văn bản hướng dẫn luật đầu tư và văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; một số lĩnh vực ưu đãi đầu tư quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP chưa cụ thể, gây khó khăn cho cơ quan tham mưu trong việc xác định dự án có được ưu đãi đầu tư hay không.
Bên cạnh đó, thủ tục hành chính trong việc cấp phép đầu tư thời gian qua còn rườm rà, gây khó khăn cho nhà đầu tư. Hiện nay, Ttheo quy định tại Quyết định số 4406/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/201510/7/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy trình về trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư trực tiếp có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An, một dự án đầu tư phải thực hiện ít nhất 124 nhóm thủ tục đầu tư bao gồm: (1) Chủ trương đầu tư, (2) Thẩm định và phê duyệt quy hoạch (quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực), (3) Thẩm định thiết kế cơ sở của dự án, (4) Cấp giấy chứng nhận đầu tư, (5) Thỏa thuận đấu nối hạ tầng của Dự án (cấp, thoát nước, điện), (6) Thu hồi đất,
đền bù, GPMB, (7) Giao đất, cho thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, (8) Thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy, (9) Bảo vệ môi trường (Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường/Thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường), (10) Xác định giá đất, (11) Thẩm tra thiết kế (bản vẽ thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thiết kế thi công), (12) Cấp giấy phép xây dựng, (13) Nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, (14) Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.
Mỗi một nhóm thủ tục lại được thực hiện tại một cơ quan đầu mối khác nhau và kéo dài thời gian (thậm chí hàng tháng). Do đó, việc phối hợp giữa các ngành với nhau để nắm sát diễn tiến quá trình triển khai dự án là rất quan trọng, tránh trường hợp mỗi ngành làm mỗi thủ tục, thủ tục này yêu cầu phải có thủ tục kia làm mất thời gian của nhà đầu tư. Thậm chí khi phát sinh khó khăn, vướng mắc lại không ngành nào chịu trách nhiệm chính dẫn đến xử lý không dứt điểm cho nhà đầu tư gây tâm lý chán nản.
Hiện nay, Quyết định 44/2012/QĐ-UBND ngày 10/7/2012 đã được thay thế bằng Quyết định 06/2015/QĐ-UBND ngày 21/01/2015), tuy nhiên quy trình các bước thủ tục thực hiện dự án cơ bản vẫn chưa giảm thiểu được nhiều.
- Thứ ba, Xuất phát từ môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh Nghệ An kém sức cạnh tranh so với các địa phương khác.
Sự cạnh tranh trong thu hút vốn FDI ngày một tăng. Các địa phương khác cũng có nhiều biện pháp mạnh để thu hút FDI, đặc biệt là các tỉnh lân cận trong vùng Bắc Trung bộ như Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Quảng Bình đều không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh để nhằm thu hút vốn FDI vào địa phương mình.Hiện nay, vốn FDI luôn là đích hướng tới của các địa phương trong quá trình hội nhập và phát triển, chính vì vậy việc thu hút dòng
vốn này luôn luôn có sự cạnh tranh gay gắt. Để thu hút được nhiều dự án FDI, một số địa phương đã có những biện pháp mang tính chất đột phá, đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư lớn như Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Bình Dương; Hà Tĩnh; Thanh Hóa….
Mặc dù những năm gần đây chính quyền tỉnh Nghệ An đã có nhiều chính sách, biện pháp đổi mới nhằm hu hút FDI, tuy nhiên các rào cản trong thu hút đầu tư như TTHC, quy hoạch, chất lượng nguồn nhân lực, hoạt động xúc tiến đầu tư... đã ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Nghệ An. Theo số liệu đánh giá chỉ số của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2014, các chỉ số chi tiết để đánh giá năng lực cạnh tranh của Nghệ An vẫn còn ở mức trung bình so với các tỉnh khác, kết quả chỉ số PCI của Nghệ An năm 2014 là 58,82 xếp thứ 28/64 tỉnh thành và thứ 8 so với các tỉnh trong khu vực vùng duyên hải Miền Trung. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến cho các nhà đầu tư còn băn khoăn khi tìm hiểu về môi trường đầu tư tại Nghệ An nguyên nhân quan trọng khiến thu hút vốn FDI vào tỉnh Nghệ An còn yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Bảng 2.6: Bảng thống kê các chỉ số được lựa chọn, 2007-2014
Chỉ số 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Gia nhập thị trường 7.58 8.73 8.09 6.29 8.7 8.89 8.09 8.88 Tiếp cận đất đai 5.83 5.51 4.97 4.46 5.65 5.79 6.26 5.32 Tính minh bạch 5.64 6.48 5.72 5.23 5.25 5.85 5.42 5.89 Chi phí thời gian 5.91 6.04 5.65 4.79 6.02 5.73 5.47 6.5
Chi phí không chính thức 5.66 6.29 4.63 5.47 4.78 6.19 4.82 4.42 Tính năng động 2.84 4.51 3.32 4.16 4.47 3.16 6.05 4.4 Hỗ trợ doanh nghiệp 3.81 7.24 6.05 6.57 4.76 3.98 5.5 6.28 Đào tạo lao động 5.27 3.57 4.41 5.35 4.86 4.85 5.68 6.2 Thiết chế pháp lý 5.06 3.69 4.59 5.2 5.61 2.45 4.89 5.27 Cạnh tranh bình đẳng N/A N/A N/A N/A N/A N/A 4.87 4.97 PCI 49.76 48.46 52.56 52.38 55.46 54.36 55.83 58.82
Nguồn : website www.pcivietnam.or
Nguồn : website www.pcivietnam.or
- Thứ tư, Công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chưa còn lỏng lẻo, thiếu tính đồng bộ:còn chưa hiệu quả và thiếu tính đồng bộ
- Công tác xúc tiến đầu tư chưa hiệu quả: Trong thời gian qua, công tác vận động xúc tiến đầu tư đã có nhiều cải tiến, được tiến hành ở trong nước và
nước ngoài bằng các hình thức đa dạng với sự vào cuộc của các sở, ban, ngành liên quan. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác này chưa cao, hoạt động xúc tiến đầu tư còn phân tán nguồn lực, chưa có sự thống nhất điều phối để đảm bảo sự tập trung thực hiện đúng mục tiêu thu hút các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ, từng địa bàn, từng đối tác.
Cơ quan chuyên ngành chưa thực sự quan tâm, từ khâu xây dựng danh mục dự án đến khâu phối hợp tổ chức vận động xúc tiến đầu tư. Hình thức xúc tiến đầu tư tại chỗ (hỗ trợ các nhà đầu tư đang hoạt động), xây dựng trang web, tài liệu xúc tiến đầu tư chưa phát huy được hiệu quả tối đa. Nội dung các hoạt động xúc tiến đầu tư chưa mang tính trọng điểm, liên ngành, liên vùng. Công tác nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài, xu hướng của các đối tác, các tập đoàn xuyên quốc gia chưa được chú trọng. Kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến đầu tư còn hạn chế.
- Công tác quy hoạch chưa tốt, thiếu tầm nhìn và chưa sát với thực tiễn: Quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch xây dựng cũng như quy hoạch sử dụng đất thiếu tính ổn định, thường xuyên phải bổ sung, điều chỉnh. Một số quy hoạch còn thiếu tính đồng bộ, thậm chí chồng chéo, thiếu cơ sở thực tiễn. Các cơ quan chủ trì xây dựng quy hoạch chuyên ngành lại không bám quy hoạch chung; nhiều quy hoạch riêng lẻ (nhất là quy