Giải pháp tổng thể

Một phần của tài liệu Phủ định biện chứng với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay (Trang 31 - 36)

Để thực hiện có hiệu quả cao mục tiêu và yêu cầu phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam, cần có các giải pháp tổng thể từ phía nhà nước cũng như các doanh nghiệp. Dưới đây là một số giải pháp có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, phù hợp với hệ thống luật pháp và thông lệ quốc tế

Yêu cầu đặt ra đối với hệ thống luật pháp hiện nay là việc thông qua và ban hành luật phải đi kèm theo nhiều văn bản dưới luật, các văn bản hướng dẫn thực hiện ở mức độ cụ thể, chi tiết. Xây dựng một hệ thống văn bản pháp quy phải bao quát, điều tiết được mọi khía cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Các điều khoản pháp luật phải nhất quán, không chồng chéo, mâu thuẫn. Các quy định của pháp luật cần tương đối ổn định, nếu cần thay đổi thì theo chiều hướng nhất định để các nhà kinh tế dễ tiên liệu. Ngoài ra hệ thống luật về kinh tế cần phải phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

2. Xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng

Phải xây dựng kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh với cước phí cạnh tranh so với các nước khác. Nếu không giá thành sản xuất sẽ bị đội lên cao, khó bề ganh đua với các nước khác.

3. Nâng cao công tác đào tạo đối với người lao động

Trước hết cần nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề, đồng thời thực hiện cải cách cơ chế tuyển dụng nhân công, sử dụng người đúng mục đích, đúng năng lực. Để đạt được điều này phải đầu tư hơn nữa cho giáo dục, thực hiện mô hình liên doanh giữa các trường các trung tâm dạy nghề của Việt Nam với các tổ chức, các công ty, tập đoàn quốc tế.

4. Về hệ thống tài chính, tín dụng

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tài chính, tín dụng, phát triển các loại dịch vụ, hỗ trợ phát triển các lĩnh vực kinh tế đối ngoại, xây dựng một hệ thống ngân

hàng hữu hiệu, đáng tin cậy, một tỷ giá hối đoái có sức cạnh tranh, một chính sách tài chính – thuế hợp lý.

5. Thực hiện các giải pháp để thu hút vốn từ bên ngoài

Việt Nam là một nước được các nhà đầu tư nước ngoài chú ý tuy nhiên không thể tự nhiên và đảm bảo rằng sẽ có một nguồn vốn FDI sẽ tiếp tục vào Việt Nam khi tình hình cạnh tranh thu hút vốn ngày càng trở nên gay gắt giữa các quốc gia, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á. Do đó trong khuôn khổ đẩy mạnh cải cách của chính phủ, nguồn tài trợ phát triển chính thức ODA vẫn đóng vai trò quan trọng. Tuy có một luồng FDI lớn, Việt Nam vẫn còn có một nguồn vốn ODA đáng kể có thể đạt được các mục tiêu phát triển trung hạn.

Do có nghĩa vụ trả nợ lớn, Việt Nam cần tiếp tục duy trì một chiến lược vay nợ thận trọng, kiểm soát chặt các khoản nợ nước ngoài, đặc biệt là các khoản nợ không ưu đãi. Chính phủ phải tăng cường các biện pháp để tăng cường khả năng quản lý nợ nước ngoài.

KẾT LUẬN

Khi xem xét sự phát triển có một vấn đề được đặt ra là sự phát triển diễn ra theo chiều hướng nào? Quan điểm duy vật biện chứng, triết học Mác đã mang lại câu trả lời cho vấn đề trên ở chỗ: Từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất, sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn tới mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự ra đời đó là một mắt xích trong sợi dây xích phát triển và là kết quả của sự phủ định cái cũ, cái lỗi thời trên cơ sở kế thừa, lặp lại nhưng không quay trở lại mà có tính chất tiến lên của sự phát triển.

Nhìn vào quá trình phát triển nền kinh tế nước ta, chúng ta thấy việc chuyển đổi nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN là một tất yếu khách quan phù hợp với quy luật phát triển. Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế, chúng ta đã xoá bỏ và khắc phục được những khuyết, hạn chế của nền kinh tế mới phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới. Đây là bước phát triển cao hơn so với nền kinh tế cũ nhưng chúng ta cần phải nhận thức sâu sắc rằng đây không phải là sự phát triển cao nhất bởi mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong lòng nó những mâu thuẫn, và cái mới sẽ ra đời để thay thế cái cũ. Bối cảnh quốc tế mới vừa tạo ra thời cơ mới tương đối thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới đối với nền kinh tế của các quốc gia. Sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới đòi hỏi từng quốc gia phải có tư duy mới biết vận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có, phát huy thế mạnh của mình để hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đối với nước ta, việc hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì vậy mà trên con đường phát triển kinh tế của mình, chúng ta luôn phải nghiên cứu tìm tòi ra những giải pháp nhằm đạt được những bước phát triển cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Triết học Mác - Lê nin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2006

2. Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (http://www.cpv.org.vn/www.cpv.org.vn/)

3. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI

4. Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII

5. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII

6. Wikipedia (https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_luat_phu_dinh)

5. Tạp chí triết học, số 1 (101), tháng 2 - 1998.

7. Tạp chí triết học số 4 (116) tháng 8-2000

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ... 1

NỘI DUNG ... 3

PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN... 3

I. Khái niệm phủ định biện chứng ... 3

1. Định nghĩa phủ định biện chứng ... 3

2. Đặc điểm của phủ định biện chứng ... 3

3. So sánh phủ định biện chứng với phủ định siêu hình ... 6

II. Tính đặc thù của phủ định biện chứng với đổi mới trong lĩnh vực kinh tế xã hội ... 7

PHẦN 2: PHÉP PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ VIỆT NAM ... 8

I. Tính khách quan tất yếu của sự ra đời nền kinh tế hàng hóa có sự quản lý của nhà nước, phủ định lại nền kinh tế quan liêu bao cấp đã không còn phù hợp trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam ... 8

1. Những tồn tại và bất cập của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp ở Việt Nam ... 8

2. Sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước là một xu hướng phát triển tất yếu khách quan ... 10

3. Tính kế thừa khi chuyển nền kinh tế tập trung qua liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở Việt Nam ... 13

4. Những thành tựu của công cuộc đổi mới ... 16

II. Xu hướng của nền kinh tế và một số giải pháp ... 18

PHẦN 3: PHÉP PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG VỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ... 21

I. Tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ... 21

1. Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. ... 21

II. Hội nhâp kinh tế quốc tế – Thời cơ và thách thức đối với nền kinh tế nước ta ... 25

1. Thuận lợi. ... 25

2. Những khó khăn và thách thức đối với Việt Nam. ... 27

III. Giải pháp tổng thể ... 30

KẾT LUẬN ... 33

Một phần của tài liệu Phủ định biện chứng với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)