Các dụng cụ, thiết bị, hoá chất dùng trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ nuôi đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá lóc đen (channa striata bloch, 1973) giai đoạn giống (Trang 37 - 41)

- Các công thức thức ăn thí nghiệm:

2.3. Các dụng cụ, thiết bị, hoá chất dùng trong nghiên cứu

- Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu:

+ Dụng cụ: Vợt, ca nhựa, cân, chậu, thước. + Máy đo pH, nhiệt độ

+ Hoá chất và chế phẩm sinh học xử lý nước sử dụng trong qúa trình nuôi cá lóc.

- Cá thí nghiệm được lấy giống từ Huế, cỡ cá 5,9-5,93 cm và khối lượng trung bình từ 1,22- 1,37 g/con

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập số liệu

- Thu thập số liệu: Các số liệu về đối tượng nghiên cứu, tình hình kinh tế xã hội đưa vào trong luận văn được thu thập từ các tài liệu đã có của các tác giả trong và ngoài nước.

2.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tốc độ tăng trưởng khối lượng và dài thân :

Để theo dõi tăng trưởng của cá nuôi thí nghiệm, cá thí nghiệm được cân khối lượng, đo chiều dài thân khi bắt đầu bố trí thí nghiệm và định kỳ 15 ngày/lần. Mỗi lần cân, đo thu ngẫu nhiên 30 cá thể cá ở mỗi nghiệm thức.

- Đo chiều dài: sử dụng thước có chia vạch chính xác đến 1 mm, đặt mẫu nằm dọc, thẳng theo thước rồi tiến hành đo chiều dài tiêu chuẩn (SL) của cá.

- Cân khối lượng: sử dụng cân điện tử GX-600 chính xác đến 0,01 mg. Trong quá trình cân phải dùng giấy để thấm nước, cần làm nhanh, cân ở góc khuất tránh gió lùa để đảm bảo sự chính xác.

- Xác định tốc độ tăng trưởng của cá

Tăng trưởng tích lũy

Là khối lượng (W: W1, W2, W3,...), kích thước (L: L1, L2, L3,...), thể tích (V: V1, V2, V3,...) của cơ thể mà con vật tích lũy được trong một khoảng thời gian hay đến thời tiểm xác định (T: T1, T2, T3,...) tương ứng nào đó.

♦ Tăng trưởng về chiều dàithân:

+ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối chiều dài thân (cm/ngày): ADGl = 1 2 1 2 t t L L − − (cm/ngày)

+ Tốc độ tăng trưởng tương đối chiều dài thân (%/ngày): SGR1 = 1 2 1 2 t t LnL LnL − − x 100 (%/ ngày)

♦ Tăng trưởng về khối lượng:

+ Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối khối lượng (g/ngày): ADG2 =(K2-K1)/(t2-t1) (g/ngày) + Tốc độ tăng trưởng tương đối khối lượng (%/ngày):

SGR2 ={Ln(K2) – Ln(K1)}/(t2-t1) x 100 (%/ngày)

- ADG1, ADG2 tốc độ tăng trưởng chiều dài thân, khối lượng tuyệt đối của cá theo ngày

- SGR1, SGR2 là tốc độ tăng trưởng chiều dài thân, khối lượng tương đối của cá theo ngày

- L2, K2 là chiều dài, khối lượng đo ở thời điểm T2 - L1, K1 là chiều dài khối lượng đo ở thời điểm T1.

- Phương pháp xác định tỷ lệ sống

T2

Công thức tính tỷ lệ sống tích lũy: Ts (%) = --- * 100 T1

Trong đó:

T1 là số cá đưa vào nuôi trong giai khi bắt đầu thí nghiệm (con) T2 là số cá còn sống trong giai khi kết thúc thí nghiệm (con)

2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học có sử dụng phần mềm Microsoft Excel và phần mềm SPSS 16.0.

2.6. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được triển khai từ tháng 7/2014 đến tháng 5/2015 tại Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Nuôi trồng Thủy sản Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh, thị trấn Hưng Nguyên, Nghệ An

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Một số yếu tố môi trường nước trong ao thí nghiệm

Trong quá trình thí nghiệm, các yếu tố môi trường nước được theo dõi thường xuyên và ghi lại cụ thể trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Một số yếu tố môi trường nước trong ao trong quá trình thí nghiệm Ngày nuôi Yếu tố pH Nhiệt độ Sáng Chiều Sáng Chiều 0 7,1 7,4 27±0,5 28±0,5 15 7,4 7,5 27±0,5 28±0,5 30 7,2 7,4 26±1,0 29±0,5 45 6,8 7,4 27±1,5 28±1,0 60 7,4 7,5 27±1,0 28±0,5

Nhiệt độ nước trong quá trình thí nghiệm tương đối ổn định, chênh lệch không đáng kể, nền nhiệt độ dao đông 26-29 ºC. Mức nhiệt độ này nằm trong ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của cá lóc đen giai đoạn cá giống.

Theo nghiên cứu của Lee và Ng (1994) [28] ngưỡng trên của nhiệt độ đối với cá lóc đen là 40 oC và ngưỡng dưới là 11 oC. Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển và sinh sống của cá lóc đen là 19÷39 oC, trong đó thích hợp nhất là 20÷30 oC. Như vậy, nhiệt độ nước trong ao nuôi cá lóc đen thí nghiệm phù hợp với sinh trưởng phát triển của chúng.

Giá trị pH của nước ao trong quá trình thí nghiệm biến động nhỏ và tương đối ổn định, dao đông 6,9÷7,8. So sánh với thông báo của Lawson (1995), giá trị pH thích hợp cho cá lóc đen là 6,5÷9. Theo Davidson (1975) thì pH thích hợp cho cá lóc đen nuôi là 7÷8. Như vậy, pH của nước trong quá trình thí nghiệm hoàn toàn phù hợp cho sự phát triển của cá lóc đen.

Trong quá trình thí nghiệm, các yếu tố môi trường nước ảnh hưởng lên cá ở các lô thí nghiệm là như nhau và hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu, không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cũng như tốc độ tăng trưởng của đối tượng nghiên cứu, không làm sai lệch kết quả thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ nuôi đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá lóc đen (channa striata bloch, 1973) giai đoạn giống (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w