2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Phú Thọ là một vùng đất tổ của Việt Nam. Nơi đây các vua Hùng đã dụng Văn Lang - quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Những di chỉ khảo cổ văn hoá Sơn Vi, Đồng Đậu, Làng Cả và nhiều đình, chùa, lăng, tẩm còn để lại quanh vùng núi Nghĩa Lĩnh cho thấy đất Phú Thọ là một trung tâm văn hoá của dân tộc. Đây là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống. Do vậy, việc nghiên cứu du lịch cội nguồn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là phù hợp.
Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, chúng tôi chọn Khu di tích Đền Hùng và đền mẫu Âu Cơ. Đây những là điểm du lịch nổi tiếng, hàng năm đón nhiều vạn lượt người đến thăm viếng mộ tổ và lễ bái đền chùa.
Ðền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Ðó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính.
Đền mẫu Âu Cơ đặt ở xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ. Tương truyền, đây là Tổ Mẫu của cộng đồng người Việt.
2.3.2. Lựa chọn mẫu điều tra
Sau khi tiến hành lựa chọn các điểm nghiên cứu đại diện đặc trưng nhất của du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, việc chọn mẫu điều tra được chúng tôi thực hiện một cách ngẫu nhiên tại Việt Trì và Hạ Hoà với tổng số 120 cơ sở có tham gia kinh doanh du lịch, 560 du khách quốc tế và nội địa .
Bên cạnh đó, phỏng vấn 300 du khách tại một số địa danh vào dịp lễ hội ở tỉnh Lào Cai, tỉnh Yên Bái nằm trong “Chương trình du lịch cội nguồn của ba tỉnh Phú Thọ - Lào Cai – Yên Bái”.
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống:
Trước tiên lập danh sách các đơn vị kinh doanh du lịch theo thứ tự thứ tự A, B, C, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách. Đầu tiên chọn ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách ; sau đó cứ cách đều 5 đơn vị lại chọn ra 1 đơn vị vào mẫu,…cứ như thế cho đến khi chọn đủ 120 đơn vị mẫu.
Chọn mẫu phân tầng:
Trước tiên phân chia tổng thể thành các tổ theo nhiều tiêu thức có liên quan đến khách du lịch. Sau đó trong từng tổ, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra 560 đơn vị mẫu. 560 mẫu chọn ra ở mỗi tổ tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm trong tổng thể.
2.3.3. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin
Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những tài liệu, số liệu liên quan đã đươc công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địa bàn nghiên cứu.
a. Thu thập tài liệu thứ cấp
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Sách, báo, tạp chí, các Văn kiện, Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet,... - Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội; hoạt động
du lịch, du lịch cội nguồn là những số liệu mang tính định lượng, được khai thác từ những nguồn thuộc: Tổng cục Du lịch, Cục thống kê, sở Văn hoá thể thao và Du lịch Phú Thọ,… các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ cho công tác nghiên cứu.
b. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp: Nhóm điều tra đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng vấn theo một bảng câu hỏi đã có sẵn. Đối tượng điều tra là chủ của 120 cơ sở kinh doanh lữ hành, cơ sở lưu trú ở tỉnh Phú Thọ; 560 khách du lịch đến Khu di tích Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ; 300 khách du lịch ở tỉnh Lào Cai và Yên Bái
- Phương pháp thang đo thứ tự
Thang đo thứ tự phản ánh sự khác biệt về thuộc tính và về thứ tự hơn kém giữa các đơn vị. Dùng các con số xếp theo thứ tự tăng dần để biểu hiện thang đo này. Không thể tính toán trên những con số này. Sử dụng phương pháp này để điều tra 560 du khách ở trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và 300 du khách trên hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai.
- Phương pháp thực địa
Phương pháp này giúp ta tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có được tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu. Các hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này gồm: quan sát, mô tả, ghi chép, chụp ảnh và quay phim tại các điểm du lịch, gặp gỡ trao đổi với cán bộ xã và 180 người dân xã Hy Cương và xã Hiền Lương, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Phú Thọ, Sở Tài nguyên Môi trường Phú Thọ, Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng, Đền Mẫu.
2.3.4. Phương pháp bản đồ
Phương pháp này được sử dụng nhằm khai thác một cách triệt để các thông tin trên hệ thống bản đồ hiện có, đặc biệt là các thông tin về không gian nghiên cứu.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Tài liệu thu thập được, chúng tôi đưa vào máy tính, dùng phần mềm excel, để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối và số trung bình, tốc độ tăng trưởng,...
2.3.6. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê so sánh
Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thời giúp cho ta phân tích được các động thái phát triển của chúng.
- Phương pháp tổng hợp
Là phương pháp cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Tổng quan tài liệu cho phép ta tiếp cận với những kết quả nghiên cứu trong quá khứ. Việc phân loại, phân nhóm và phân tích dữ liệu giúp cho việc phát triển những vấn đề trọng tâm và những khía cạnh cần được tiếp cận của vấn đề. Trên cơ sở những tài liệu thu thập được và những kết quả phân tích, việc tổng hợp sẽ giúp định hình một tài liệu toàn diện và khái quát về chủ đề nghiên cứu.
- Phương pháp phân tich SWOT: phân tích các điểm Mạnh (Strengths), điểm Yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats).
2.3.7. Phương pháp dự báo
Phương pháp này để xác định, đánh giá các vấn đề trong nội dung có liên quan dựa trên các nguyên nhân, hệ quả và tính hệ thống. Đồng thời dự báo các chỉ tiêu của du lịch trong tương lai (số lượng, chất lượng, quy mô…) của tỉnh.
2.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
Số lượt khách quốc tế đến Phú Thọ
Chi tiêu của khách quốc tế khi đến Phú Thọ
Chi tiêu của khách du lịch trong nước khi đến Phú Thọ Số cơ sở lưu trú, số buồng giường
Số ngày khách lưu trú phân theo từng loại khách Số vòng quay buồng giường
Doanh thu cơ sở lưu trú phân theo từng loại khách
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN Ở TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch ở Phú Thọ thời gian qua
3.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động trong ngành du lịch Phú Thọ
Các cơ sở lưu trú-khách sạn
Các điểm du lịch và khu vui chơi giải trí Hệ thống giao thông vận tải
Hệ thống thông tin liên lạc Hệ thống cung cấp điện nước Hiện trạng lao động ngành
3.1.2.Thực trạng phát triển du lịch Phú Thọ
Dòng khách du lịch quốc tế Dòng khách du lịch nội địa
Các doanh nghiệp du lịch ở Phú Thọ Năng lực cạnh tranh của du lịch Phú Thọ
3.2. Thực trạng phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ thời gian qua
3.2.1. Hiện trạng dòng khách du lịch đến Đền Hùng
3.2.1.1. Hiện trạng lượng khách quốc tế đến Đền Hùng
3.2.1.2. Hiện trạng dòng khách du lịch nội địa đến Đền Hùng 3.2.1.3. Hiện trạng các doanh nghiệp du lịch ở thành phố Việt Trì
Hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp khách sạn
Hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch. 3.2.1.4. Phân tích SWOT đối với khu du lịch Đền Hùng
3.2.2. Hiện trạng dòng khách du lịch đến Đền Mẫu
3.2.2.2. Hiện trạng dòng khách du lịch nội địa đến Đền Mẫu 3.2.2.3. Hiện trạng các doanh nghiệp du lịch ở huyện Hạ Hoà
Hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành Hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp khách sạn
Hiện trạng hoạt động của các doanh nghiệp vận chuyển khách du lịch. 3.2.2.4. Phân tích SWOT đối với khu du lịch Đền Mẫu
3.3. Kết quả đạt được và vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với du lịch cộinguồn ở tỉnh Phú Thọ nguồn ở tỉnh Phú Thọ
3.3.1. Kết quả đạt được 3.3.2. Hạn chế, khó khăn 3.3.3. Nguyên nhân
Chương 4
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘI NGUỒN Ở TỈNH PHÚ THỌ
4.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch cội nguồn ở Phú Thọ
4.2. Một số giải pháp phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alastain M. Morrison (1998), Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hà Nội.
2. Trịnh Xuân Dũng (2000), Quản trị kinh doanh khách sạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, .
3. Nguyễn Văn Đính (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Đính (2000), Quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Thống kê, Hà Nội.
5. Đinh Trung Kiên (2006), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội .
6. Robert Lanquar, Robert Hollier (2002), Marketing du lịch, Nxb Thế giới, Hà Nội.
7. Trần Đức Thanh (2004), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
8. Nguyễn Minh Tuệ (2001), Địa lí du lịch, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 9. Chu Huy (2004), Sổ tay kiến thức văn hoá dân gian Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
10. Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học Văn hoá Hà Nội.
11. Phạm Bá Khiêm (2007), Về miền Lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam, Sở Văn hoá Thông tin Phú Thọ.
12. Phan Duy Kha (2003), Nhìn lại lịch sử, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
13. Nguyễn Cảnh Minh (2004), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
14. Trần Thị Thuý Lan (2007), Giáo trình Tổng quan Du lịch, Nxb Hà Nội.
15. Vũ Triệu Quân (2007), Giáo trình Địa lý du lịch, Nxb Hà Nội. 16. Lê Thị Vân (2008), Văn hoá du lịch, Nxb Hà Nội.
17. http://www.scribd.com/full/15295116?access_key=key- zqeuv55xetfumfkhyj0
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TT
TT Nội dung công việcNội dung công việc Thời gian Thời gian thực hiện
thực hiện Dự kiến kết quả Dự kiến kết quả
đạt được đạt được
1
1 Xây dựng đề cương Xây dựng đề cương
Bảo vệ đề cương trước Bộ
Bảo vệ đề cương trước Bộ
môn
môn
Tháng 1-3/2010
Tháng 1-3/2010 Đề cương Đề cương
2
2 Thu thập tài liệu Thu thập tài liệu
Viết báo cáo phần cơ sở khoa
Viết báo cáo phần cơ sở khoa
học học Tháng 4 – 8/2010 Tháng 4 – 8/2010 Tháng 9- 12/2010 Tháng 9- 12/2010
Các tài liệu liên quan
Các tài liệu liên quan
Cơ sở khoa học
Cơ sở khoa học
Báo cáo tiến độ
Báo cáo tiến độ
3
3 Bảo vệ Chuyên đề 1Bảo vệ Chuyên đề 1 Tháng 2/2011Tháng 2/2011 Báo cáo chuyên đề 1Báo cáo chuyên đề 1 4
4 Xây dựng bảng câu hỏi; Xây dựng bảng câu hỏi;
Điều tra số liệu thực tế tại địa
Điều tra số liệu thực tế tại địa
bàn
bàn Tháng 2-9/2011
Tháng 2-9/2011 Bảng câu hỏi; Bảng câu hỏi;
Số liệu điều tra tại cơ sở
Số liệu điều tra tại cơ sở
5
5 Xử lý số liệu, Xử lý số liệu,
viết báo cáo sơ bộ kết quả
viết báo cáo sơ bộ kết quả
điều tra điều tra Tháng 10/2011 đến Tháng 10/2011 đến 2/2012 2/2012 Kết quả xử lý số liệu; Kết quả xử lý số liệu;
Báo cáo sơ bộ
Báo cáo sơ bộ
Báo cáo tiến độ
Báo cáo tiến độ
6
6 Bảo vệ chuyên đề 2Bảo vệ chuyên đề 2 Tháng 3/2012Tháng 3/2012 Báo cáo chuyên đề 2Báo cáo chuyên đề 2 7
7 Nghiên cứu giải phápNghiên cứu giải pháp Tháng 4- 9/2012Tháng 4- 9/2012 Hệ thống giải phápHệ thống giải pháp 8
8
Bảo vệ chuyên đề 3
Bảo vệ chuyên đề 3 Tháng 12/2012Tháng 12/2012 Báo cáo chuyên đề 3Báo cáo chuyên đề 3 Báo cáo tiến độ
Báo cáo tiến độ
9
9
Thông qua Bộ môn
Thông qua Bộ môn Tháng 1/2013Tháng 1/2013 Luận án & Tổng hợp ý Luận án & Tổng hợp ý kiến của BM
kiến của BM
10
10 Sửa, hoàn thiện luận ánSửa, hoàn thiện luận án Tháng 2-4/2013Tháng 2-4/2013 Luận án đã sửa lần 1Luận án đã sửa lần 1
11
11
Bảo vệ hội đồng cơ sở
Bảo vệ hội đồng cơ sở Tháng 5/2013Tháng 5/2013 Luận án và tổng hợp ý kiếnLuận án và tổng hợp ý kiến của HĐ
của HĐ
12
12 Sửa, hoàn chỉnh luận ánSửa, hoàn chỉnh luận án Tháng 6-7/2013Tháng 6-7/2013 Luận án đã sửa lần 2Luận án đã sửa lần 2
13
13 Xin ý kiến đóng góp của cácXin ý kiến đóng góp của các Giáo sư, Tiến sĩ
Giáo sư, Tiến sĩ Tháng 8- 10/2013Tháng 8- 10/2013 Các ý kiến đóng gópCác ý kiến đóng góp
14
14 Bảo vệ chính thức HĐ cấpBảo vệ chính thức HĐ cấp Nhà nước