LI ỜỞ ĐẦU
2.2.3 Phân tích tỷ số khả năng thanh toán
Tình hình tài chính được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu tài chính về khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với khoản phải thanh toán trong kỳ.
Tổng tài sản
• Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát = --- Tổng nợ phải trả
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng tài sản 89,670,355,799 482,510,916,980 463,287,204,355 Tổng nợ phải trả 58,909,039,771 365,460,909,261 343,881,893,459 Tỷ số khả năng thanh
toán tổng quát 1.5222 1.3203 1.3472
Nhận xét: Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong 3 năm 2012 đến năm 2014 có xu hướng giảm nhưng không đáng kể.
Năm 2012: Cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo thanh toán bởi 1.5222 đồng tải sản. Tỷ số này khá cao chứng tỏ tình hình tài chính doanh nghiệp khả quan, đảm bảo khả năng thanh toán nợ tốt.
Năm 2013: Cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo thanh toán bởi 1.3203 đồng tài sản. Ta thấy, tỷ số thanh toán chung của doanh nghiệp năm 2013 giảm so với năm 2012 là 0.2 lần. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ phải trả của công ty giảm so với năm trước.
Năm 2014: Cứ một đồng nợ phải trả được đảm bảo thanh toán bởi 1.3472 đồng tài sản. Tỷ số thanh toán chung của công ty năm 2014 tăng so với năm 2013. Cả 3 năm tỷ suất này đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy dù tỷ số thanh toán giảm nhưng khả năng thanh toán của công ty trong ngắn hạn bằng tài sản vẫn ở mức cao, có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty là khả quan, công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ cao.
• Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các nợ ngắn hạn.Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng quy động bao nhiêu từ tài sản ngắn hạn để trả nợ. Ta có:
Tài sản ngắn hạn
• Tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = --- Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu năm 2012 năm 2013 năm 2014
Tài sản ngắn hạn 52,299,057,195 477,361,322,586 346,844,037,336 Nợ ngắn hạn 58,909,039,771 52,698,213,528 76,525,864,394 Tỷ số khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn 0.8878 9.0584 4.5324
Năm 2012: tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 0.8878 tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 0.8878 đồng tài sản ngắn hạn.
Năm 2013: Với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 9.0584 đồng tài sản ngắn hạn. So với năm 2012 thì tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của năm 2013 tăng 8.1706 lần. Nguyên nhân là do tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng nhiều hơn tỷ trọng tài sản ngắn hạn năm 2012 từ 58.32% lên 98.93%.
Năm 2014: Với 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán bằng 4.5324 đồng tài sản. Năm 2014 tỷ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm nhẹ. Nhưng cả 3 năm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đều lớn hơn 1 .
=> Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là rất cao, tình hình tài chính của công ty rất tốt.
• Tỷ số thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không
bán hết hàng tồn kho.
Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Phải thu khách hàng + Tỷ số khả năng thanh toán nhanh = --- Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tiền 29,787,684,340 3,651,721,632 962,958,572 Đầu tư ngắn hạn 5,600,000,000 Phải thu khách hàng 445,586,560,760 318,798,270,677 Nợ ngắn hạn 58,909,039,771 52,698,213,528 76,525,864,394 Tỷ số khả năng thanh toán nhanh 0.5057 8.6310 4.1785 Nhận xét:
Theo bảng trên ta thấy, năm 2012 tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0.5057. Tức là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn gì thêm với một đồng nợ ngắn hạn công ty có thể đảm bảo thanh toán bằng 0.5057 đồng tài sản ngắn hạn.
Năm 2013, tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty tăng mạnh so với năm 2012 tương ứng với 8.1253 đồng tài sản ngắn hạn.
Đến năm 2014, tỷ số khả năng thanh toán nhanh giảm xuống còn 4.1785 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân do các khoản tiền, đầu tư ngắn hạn, phải thu khách hàng giảm mạnh.
•Tỷ số khả năng thanh toán tức thời
Tiền và các khoản tương đương tiền + Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = --- Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tiền và các khoản tương
đương tiền 29,787,684,340 5,751,721,632 962,958,572
Nợ ngắn hạn 58,909,039,771 52,698,213,528 76,525,864,394 Tỷ số khả năng thanh
toán tức thời 0.5057 0.1091 0.0126
Qua 3 năm ta thấy tỷ số thanh toán tức thời của công ty giảm dần qua các năm. Năm 2012 tỷ số khả năng thanh toán tức thời là 0.5057 tức cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0.5057 đồng tiền mặt.
Năm 2013 giảm còn 0.1091 tức cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.1091 đồng tiền mặt. Tỷ số này giảm vì trong năm công ty dự trữ ít tiền mặt, mức này quá thấp (0.01) cho thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty là chưa tốt và đang sụt giảm ở mức nghiêm trọng. Công ty cần nghiên cứu kỹ vấn đề này để có biện pháp giải quyết, giữ uy tín làm ăn lâu dài cho công ty.
+Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời của tài sản là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng.
Lợi nhuận sau thuế
ROA = --- x100 Tổng tài sản
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Lợi nhuận sau thuế 225,433,135 43,655,845,506 1,404,095,177 Tổng tài sản 89,670,355,799 482,510,916,980 463,287,204,355
ROA (%) 0.25 9.05 0.30
Chỉ tiêu ROA năm 2012 là 0.25% tức cứ 100 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0.25 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên 9.05% tức cứ 100 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 9.05 đồng lợi nhuận sau thuế. Nhìn chung năm 2014 chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có chiều hướng giảm xuống. Điều đó cho thấy tình hình sử dụng tài sản của công ty chưa được tốt. Công ty nên xem xét để có biện pháp tốt hơn.
+Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu(ROE) :
Lợi nhuận sau thuế
ROE = --- x100 Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Lợi nhuận sau thuế 225,433,135 43,655,845,506 1,404,095,177 Vốn chủ sở hữu 30,761,316,028 117,050,007,719 119,405,310,896
ROE (%) 0.73 37.30 1.18
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Từ bảng phân tích trên ta thấy chỉ tiêu ROE năm 2012 là 0.73% tức cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 0.73 đồng lợi nhuận sau thuế. Đến năm 2013 tỷ số này tăng lên là 37.3 tức cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra 37.3 đồng lợi nhuận sau thuế. Qua 3 năm ta thấy chỉ tiêu này có xu hướng giảm xuống, đặc biệt là năm 2014. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với công ty, cần nhanh chóng khắc phục tình trạng này.