Về nội dung nghiên cứu của đề tà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nhãn hàng hoá tại huyện sông mã tỉnh sơn la (Trang 74 - 75)

VI. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

1.1. Về nội dung nghiên cứu của đề tà

1.1.1. Xác định 3 giống nhãn PH-M99-1.1, PH-M99-2.1 và HTM-1 sinh trưởng phát triển tốt, thích hợp trên địa bàn huyện Sông Mã (Sơn La). Sau ghép cải tạo 1 năm đã ra quả bói. Sau ghép 2 năm cả 3 giống đều đạt năng suất cao và chất lượng quả tốt, chín muộn hơn các giống nhãn địa phương 15 – 25 ngày. Giống PH - M99 - 1.1 đạt năng suất cao nhất 32,5 kg/cây, tiếp đến là giống PH - M99 - 2.1 đạt 30,6 kg/cây và giống HTM – 1 đạt 25,5 kg/cây. 1.1.2. Xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh nhãn thời kỳ mang quả đạt năng suất 11,4 tấn/ha, lãi thuần tăng 40 triệu đồng/ha đối với vườn cây 6 – 8 tuổi.

- Cắt tỉa sau thu hoạch kết hợp với tỉa lộc, tỉa hoa và tỉa quả.

- Xử lý ra hoa bằng khoanh vỏ vào tháng 11 đối với cây sinh trưởng bình thường. Đối với cây ra lộc đông, phun Ethrel 500 ppm khi lộc non dài 5 – 7cm hoặc tưới KCLO3 liều lượng 120 g/cây khi lộc đã thành thục.

- Phun các loại phân bón lá (Atonic, Đầu trâu, Komix và Orgamin ) làm tăng khả năng đậu quả, tăng khối lượng và năng suất nhãn,

1.1.3. Xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh nhãn sau ghép cải tạo giống 2 năm đạt năng suất 5,25 tấn/ha, cải thiện cơ cấu giống và chất lượng quả, lãi thuần tăng 40 triệu đồng/ha .

- Tỉa định chồi sau khi ghép cải tạo, số cành để lại từ 3 - 4 cành.

- Bón phân tổng hợp NPK liều lượng 4 kg/cây. Bón 3 lần vào các thời điểm sau thu hoạch quả 60%, nuôi hoa 20% và nuôi quả 20%.

- Phun bổ sung các loại phân bón lá Bortrac, Dong biển, Miro – 201. 1.1.4. Xây dựng quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh mốc sương đạt hiệu quả cao. Phun thuốc Rhidomil giai đoạn cây bắt đầu nhú giò hoa đạt hiệu quả cao hơn các loại thuốc trừ bệnh khác.

1.1.5. Xây dựng 2 mô hình thâm canh nhãn.

- Mô hình thâm canh nhãn thời kỳ mang quả quy mô 0,5 ha đạt năng suất 11,4 tấn/ha và lãi thuần tăng 40 triệu đồng/ha so với sản xuất đại trà.

- Mô hình thâm canh nhãn sau ghép cải tạo giống quy mô 1,0 ha đạt năng suất 5,25 tấn/ha và hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất giống cũ. 1.1.6. Tập huấn 120 lượt cán bộ khuyến nông và các hộ trồng nhãn về kỹ thuật chăm sóc và ghép cải tạo nhãn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nhãn hàng hoá tại huyện sông mã tỉnh sơn la (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)