Nội dung nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của khăn dùng một lần (Trang 41 - 44)

Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, các nội dung sau đây được đề cập tới trong phạm vi của đề tài:

- Khảo sát, xác định một số thông số cấu trúc và cơ học của các loại khăn ướt dùng một lần từ vải không dệt đã lựa chọn.

Các chỉ tiêu thử nghiệm đối với sản phẩm dệt may thường bao gồm các chỉ tiêu thử nghiệm cơ lý, hóa dệt, sinh thái dệt và thử nghiệm an toàn sản phẩm dệt may [2]. Thử nghiệm cơ lý bao gồm các phép thử để kiểm tra các tính chất cơ lý như độ dầy, khối lượng, độ bền đứt, độ bền xé,... Thử nghiệm hóa dệt là các phép thử kiểm tra liên quan đến các tính chất hóa học như thành phần nguyên liệu, độ bền màu, đều màu, chất ngấm, chất tẩy,... Thử nghiệm sinh thái dệt là các phép thử kiểm tra các chỉ tiêu liên quan đến sinh thái dệt như độ pH, hàm lượng formaldehyt, azo,... và các thử nghiệm vi sinh. Thử nghiệm an toàn sản phẩm dệt là các phép thử

kiểm tra liên quan đến các chỉ tiêu an toàn sản phẩm dệt như tính cháy, độ bền của các phụ kiện đính trên quần áo, hóa chất liên quan đến danh mục cấm,...

Trong nghiên cứu này, các chỉ tiêu của sản phẩm khăn dùng một lần được lựa chọn để nghiên cứu gồm một số các đặc trưng cấu trúc và cơ lý.

Các thông số cấu trúc của mẫu được khảo sát trong đề tài bao gồm: kích thước của mẫu (chiều dài, chiều rộng), độ dày ướt, độ dày khô, khối lượng ướt, khối lượng khôvì đây là những thông số cơ bản có liên quan đến chất lượng của sản phẩm khăn dùng một lần.

Các thông số cơ học của mẫu được khảo sát bao gồm các đặc trưng bền kéo và giãn, các đặc trưng bền xé và đặc trưng bền nổ. Đặc tính của thành phần nguyên liệu thể hiện rất rõ qua các thông số cơ học của vật liệu. Cảm giác tay tổng hợp THV của vải dệt có liên quan chặt chẽ với các đặc trưng cơ học vải và đã được nghiên cứu rất sâu sắc bởi tác giả Kawabata. Vải không dệt sử dụng cho khăn dùng một lần cũng là một dạng chế phẩm dệt mà lại là vải không dệt, vì vậy, các thông số cơ học nói trên được lựa chọn để nghiên cứu khi xác định mối quan hệ giữa chất lượng của sản phẩm và đánh giá thông qua dùng thử của người dùng. Các đặc trưng cơ học khác như ma sát uốn, rủ, bề mặt, nén không được đề cập tới trong nghiên cứu này do các yếu tố trạng thái, kích thước của mẫu thử là khăn ướt dùng một lần.

Các đặc tính mùi vị, sinh thái và môi trường của sản phẩm cũng không được chọn để đề cập tới trong nghiên cứu này do sự hạn chế của điều kiện thí nghiệm và thời gian cũng như kinh phí. Mặt khác, các đặc tính này của sản phẩm mẫu thí nghiệm đã buộc phải thỏa mãn theo yêu cầu của thông tư 32/2009/TT-BCT thì mới được chấp nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và lưu hành trên thị trường Việt nam [8]. Trong khi đó, các chỉ tiêu cấu trúc và cơ học của mẫu lại không được đề cập tới trong các hướng dẫn dù còn rất riêng lẻ và chưa hệ thống [2]. Các mẫu thí nghiệm được quan sát và nhận thấy đều có độ ẩm bão hòa. Do vậy, độ ẩm ướt của mẫu cũng không được đề cập tới trong nghiên cứu này.

- Xác định mối liên quan giữa các thông số cấu trúc và cơ học của mẫu khăn ướt thí nghiệm và xác suất người dùng “thích” hay “không thích” sản phẩm:

Người tiêu dùng thường sử dụng và cảm nhận về chất lượng sản phẩm một cách chủ quan thông qua quá trình sử dụng. Cảm nhận này có tính tổng thể bởi con nguời nhận được các tác động thông qua các giác quan từ các khía cạnh đặc tính của sản phẩm. Các thông số cấu trúc và cơ học của khăn dùng một lần có liên quan trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn đề ra cho các thông số này là phải đạt mức như thế nào. Vì vậy, câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: có hay không mối liên quan giữa các thông số cấu trúc và cơ học của mẫu khăn ướt dùng một lần được thí nghiệm và xác suất người dùng “thích” hay “không thích” sản phẩm?

Việc trả lời câu hỏi này rất có ý nghĩa trong sản xuất sản phẩm khăn ướt dùng một lần, bởi kết quả nghiên cứu có thể cho phép điều chỉnh các thông số cấu trúc và cơ học của mẫu để được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.

Các thông số cấu trúc và cơ học vải sẽ được xác định bằng thực nghiệm. Đánh giá của người dùng thử đối với sản phẩm mẫu thí nghiệm được xác định thông qua quá trình dùng thử. Các nội dung này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau của luận văn

- Xây dựng mô hình dự báo xác suất được người dùng thử “thích” dựa trên các thông số của sản phẩm khăn ướt dùng một lần từ vải không dệt thí nghiệm:

Câu hỏi nghiên cứu tiếp theo được đặt ra trong nội dung này là nếu tồn tại mối liên quan giữa các thông số câu trúc và cơ học của mẫu với xác suất người dùng “thích” hay “không thích” sản phẩm, thì liệu có thể xây dựng mô hình dự báo xác suất “thích” từ các thông số trên của sản phẩm hay không?

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, phân tích mô hình hồi qui logistic được sử dụng cho tìm kiếm với sự trợ giúp của phần mềm R.

Một phần của tài liệu Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của khăn dùng một lần (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)