Kết luận chƣơng 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số đặc trưng cơ lý của sợi tơ tằm đến đặc trưng cơ lý của vải tơ tằm (Trang 85 - 91)

1. Luận văn đã thiết kế và dệt 10 mẫu vải của hai nhóm mẫu.

Nhóm 1: Sợi dọc 21Dx3, sợi ngang lần lƣợt là 21Dx2, 21Dx3, 21Dx4, 21Dx5, 21Dx6.

Nhóm 2: Sợi dọc 24Dx3, sợi ngang lần lƣợt là 24Dx2, 24Dx3, 24Dx4, 24Dx5, 24Dx6.

Quá trình dệt đƣợc thực hiện trên máy dệt Han Jin (Hàn Quốc).

2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, khi thay đổi số sợi thành phần trong sợi ngang thì độ co do dệt của sợi ngang hầu nhƣ không thay đổi. Trong khi đó độ co sợi dọc thay đổi nhiều, nhất là khi số sợi ngang tăng lên sáu sợi cho cả hai nhóm mẫu vải dệt từ sợi 21D, 24D.

3. Đã xác định đƣợc mối quan hệ giữa độ mảnh sợi ngang với khối lƣợng vải tơ tằm, khi độ mảnh của sợi ngang tăng thì khối lƣợng của vải tơ tằm cũng tăng đƣợc thể hiện qua phƣơng trình tuyến tính có độ tƣơng hợp rất cao.

4. Đã xác định đƣợc mối quan hệ giữa độ mảnh sợi ngang với độ bền kéo đứt của vải:

- Theo hƣớng dọc vải: Khi độ mảnh của sợi ngang tăng thì độ bền kéo đứt vải tơ tằm theo hƣớng dọc giảm nhẹ.

- Theo hƣớng ngang vải: Khi độ mảnh của sợi ngang tăng thì độ bền kéo đứt vải tơ tằm theo hƣớng sợi ngang tăng nhiều.

- Mức độ tăng độ bền kéo đứt vải theo hƣớng ngang nhiều hơn mức độ giảm độ bền kéo đứt vải theo hƣớng dọc.

5. Đã xác định đƣợc mối quan hệ giữa độ mảnh sợi ngang với độ giãn đứt của vải, độ giãn đứt theo hƣớng sợi dọc của vải tơ tằm hầu nhƣ không phụ thuộc độ giãn đứt của

Luận văn cao học Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Phạm Thị Ngọc Châu -86- Khóa 2014B

sợi ngang. Độ giãn đứt theo hƣớng sợi ngang của vải tơ tằm ít phụ thuộc độ giãn đứt của sợi ngang.

6. Đã xác định đƣợc mối quan hệ giữa độ bền kéo đứt sợi ngang và độ bền kéo đứt của vải. Khi độ bền kéo đứt sợi ngang tăng thì độ bền kéo đứt vải tơ tằm theo hƣớng ngang tăng rõ rệt, mức độ tăng độ bền kéo đứt vải theo hƣớng sợi ngang nhiều hơn mức độ giảm độ bền kéo đứt vải theo hƣớng sợi dọc và tuân theo phƣơng trình tuyến tính.

7. Khi độ bền kéo đứt của sợi ngang tăng, thì độ bền xé vải theo hƣớng ngang không thay đổi nhiều và độ bền xé vải theo hƣớng sợi dọc tăng rõ rệt.

8. Độ giãn đứt của vải tơ tằm theo hƣớng dọc và hƣớng ngang không phụ thuộc vào độ giãn đứt của sợi ngang.

Nhƣ vậy độ mảnh của sợi ngang, độ bền kéo đứt của sợi ngang ảnh hƣởng nhiều đến độ co sợi dọc khi dệt, khối lƣợng vải, độ bền kéo đứt theo hƣớng ngang, độ bền xé theo hƣớng dọc của vải, do đó tùy theo mục đích sử dụng mà lựa chọn sợi ngang phù hợp để sản xuất vải tơ tằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

Luận văn cao học Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Phạm Thị Ngọc Châu -87- Khóa 2014B

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu ảnh hƣởng của một số đặc trƣng cơ lý của sợi tơ tằm đến đặc trƣng cơ lý của vải tơ tằm, luận văn đƣa ra một số kết luận sau: 1. Luận văn đã thiết kế và dệt trên máy dệt Han Jin 10 mẫu vải vân điểm của hai

nhóm mẫu vải tơ tằm có độ mảnh sợi dọc không đổi và độ mảnh sợi ngang thay đổi với năm giá trị khác nhau.

2. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi thay đổi sợi ngang của vải tơ tằm dệt thoi vân điểm sẽ ảnh hƣởng nhiều đến các tính chất cơ lý của vải.

3. Khi thay đổi độ mảnh sợi ngang thì độ co do dệt của sợi ngang hầu nhƣ không thay đổi, độ co do dệt của sợi dọc thay đổi tỷ lệ thuận với độ mảnh sợi ngang. 4. Vải tơ tằm có độ mảnh sợi ngang lớn hơn sẽ dầy hơn và nặng hơn. Khối lƣợng

vải tỷ lệ thuận với độ mảnh sợi ngang.

5. Độ bền kéo đứt vải theo hƣớng dọc và độ bền xé vải theo hƣớng ngang bị ảnh hƣởng không nhiều khi thay đổi sợi ngang, nhƣng độ bền kéo đứt vải theo hƣớng ngang và độ bền xé vải theo hƣớng dọc tăng tỷ lệ thuận với độ mảnh sợi ngang. 6. Độ giãn đứt của vải tơ tằm theo hƣớng dọc và hƣớng ngang không phụ thuộc

vào sự thay đổi của sợi ngang.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học nhằm lựa chọn sợi ngang phù hợp để sản xuất vải tơ tằm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.

Luận văn cao học Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Phạm Thị Ngọc Châu -88- Khóa 2014B

HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

1. Nghiên cứu sự thay đổi đặc trƣng cơ lý của vải khi thay đổi cả hai thông số độ mảnh và mật độ sợi ngang.

2. Nghiên cứu một số đặc trƣng cơ học của sợi và ảnh hƣởng của chúng đến một số đặc trƣng cơ học của vải khi thay đổi nguyên liệu.

Luận văn cao học Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Phạm Thị Ngọc Châu -89- Khóa 2014B

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Đặng Văn Giáp (1997), Phân tích dữ liệu khoa học bằng chương trình MS – EXCEL, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

[2] Nguyễn Văn Lân (2004), Vật liệu dệt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM. [3] Nguyễn Văn Lân (2005), Thiết kế công nghệ dệt thoi, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP HCM.

[4] Nguyễn Văn Lân (2003), Cấu tạo và thiết kế vải, Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật Quốc gia bộ công nghiệp hàng dân dụng Liên Xô, Bản dịch tiếng Nga.

[5] Nguyễn Văn Lân (2003), Xử lý thống kê số liệu thực nghiệm và những ví dụ ứng dụng trong ngành dệt may, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

[6] Lê Hồng Tâm (2011). Nghiên cứu CN dệt, nhuộm và hoàn tất vải tơ tằm pha bông dùng trong may mặc. Đề tài cấp Bộ Công thƣơng.

[7] Bùi Thị Minh Thúy (2015). Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất mặt hàng vải tơ tằm pha len từ sợi nhuộm dùng may trang phục mùa đông cao cấp. Đề tài cấp Bộ công thƣơng.

[8] Nguyễn Trung Thu (1990), Vật liệu dệt, Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội. [9] Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Hữu Khoa (1966), Kỹ thuật ươm tơ, Nhà xuất bản

Lao Động.

Tiếng Anh

[10] K. Murugesh Babu. Silk Processing, Properties and applications. Woodhead Publishing limited (2013).

[11] Edited By Kym Anderson, Trade and Development. New silk Roads, East Asia and World Textile markets.

[12] Japan International Cooperation Agency Tokyo, Japan (1981), Silk Reeling Techinics In The Tropics.

[13] Overseas Technical Cooperation Agency Tokyo, Japan. Silkworm Rearing Technics In The Tropics.

Luận văn cao học Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Phạm Thị Ngọc Châu -90- Khóa 2014B

[14] Selected By K.X , HCM CITY (2003), Literature of silk processing.

[15] ISO 2062:2009, Textiles – Yarns from packages – Determination of single – end breaking force and elongation at break using constant rate of extension (CRE) tester.

[16] ISO 13934-1-99, Textiles – Tensile properties of fabrics – Part 1: Determination of maximum force using the strip method.

[17] ISO 13937-1-00, Textiles – Tear properties of fabrics – Part 1: Determination of tear force using ballistic pendulum method (Elmendorf).

[18] ISO 7211-2-84, Textiles – Woven fabrics – Construction – Methods of analysis – Part 2: Determination of number of threads per unit length.

[19] ISO 3801-77, Textiles – Woven fabrics – DeterConstruction – Methods of analysis – Part 6: Determination of the mass of warp and weft per u unit length and mass per unit area.

Luận văn cao học Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Phạm Thị Ngọc Châu -91- Khóa 2014B

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số đặc trưng cơ lý của sợi tơ tằm đến đặc trưng cơ lý của vải tơ tằm (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)