Kết quả xác định các biến số ảnh hưởng đến độ chứa đầy thể tích và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp (Trang 66)

nghiệm công thức

Sau khi đo đường kính sợi (dd, dn) và đếm mật độ sợi (Pd, Pn) thực tế trên mẫu cho ra bảng kết quả như bảng 14.

Bảng 14: Bảng đo Pd , Pn ,dd , dn. Mẫu 1 2 3 4 5 Pd (sợi/10cm) 58 57 58 59 58 Pn (sợi/10cm) 64 65 64 64 63 dd(cm) 0,067 0,072 0,062 0,061 0,063 dn(cm) 0,064 0,066 0,065 0,063 0,067 Xử lý số liệu thực nghiệm: Bảng 15: Kết quả xử lý số liệu Kết quả Giá trị trung bình(htb) Độ lệch quân phương(σ) Hệ số phân tán(C)[%] Giới hạn

sai số(∆P) Phạm vi thay đổi

Pd (sợi/10cm) 58 0,707 1,219 0,879 57,121 ≤ Pd ≤ 58,879 Pn (sợi/10cm) 64 0,707 1,105 0,879 63,121 ≤ Pn ≤ 64,879 dd(cm) 0,065 0,005 6,966 0,006 0,0594 ≤ dd ≤ 0,071 dn(cm) 0,065 0,002 2,433 0,002 0,063 ≤ dn ≤ 0,067

Với số liệu thí nghiệm một loại vải thực tế ta có kết quả:

Đường kính sợi dọc: dd = 0,065cm Đường kính sợi ngang: dn = 0,065cm

Chi số sơi dọc: Nd = 3,0 (m/g)

Chi số sơi ngang: Nn = 3,0 (m/g) Mật độ sợi dọc trong vải: Pd = 58 (sợi/10cm) Mật độ sợi ngang trong vải: Pn =64 (sợi/10cm) Thứ tự pha i = 5,019 thay vào công thức (3.18) tính độ co dọc ad=6,145 độ co ngang an=5,287 và độ chứa đầy thể tích:

Ev = 32,943 %

Với số liệu đo thực tế trên vải ta có kết quả:

Khối lượng sợi dọc: Gsd = 198 (g/m2) Khối lượng sợi ngang: Gsn = 231 (g/m2) Đường kính sợi dọc: dd = 0,065cm Đường kính sợi ngang: dn = 0,065cm

Chi số sơi dọc: Nd = 3,0 (m/g) Chi số sợi ngang: Nn = 3,0 (m/g)

Chiều dài vải: Lv = 100cm

Chiều rộng vải: Bv = 100cm

Bề dày vải: hv = 0,130cm

Thay vào công thức tính độ chứa đầy thể tích thực tế (3.46) ta tính được:

Ett = 32,851 %

Suy ra sai lệch giữa lý thuyết và thực tế =

.100 = 0,28 %

Từ kết quả trên ta nhận thấy độ sai lệch giữa lý thuyết và thực tế là 0,28 %. Sở dĩ có sai lệch này là vì số liệu lý thuyết được tính với quy ước đường kính sợi là hình tròn. Tuy nhiên trong thực tế đường kính sợi không phải là hình tròn và khi đo thực tế trên vải sợi bị nén, sức căng khi dệt, hơn nữa các kết quả đo các thông số của vải cũng luôn có sai số, do đó có sự chênh lệch, sai số.

Do sai lệch giữa công thức lý thuyết xác lập và đo thực tế không lớn, nên có thể áp dụng công thức luận văn đã xây dựng để tính toán, thiết kế vải có liên quan đến độ chứa đầy thể tích của vải.

Để có thể áp dụng trong thực tế với độ tin cậy cao hơn, ta áp dụng công thức sau:

Evtt = Evlt .ŋ (%) Trong đó:

Evtt – là độ chứa đầy thể tích thực tế (%) Evlt – là độ chứa đầy thể tích lý thuyết (%) ŋ – hệ số hiệu chỉnh độ chứa đầy (%)

Để có độ tin cậy cao hơn của công thức tính toán được thiết lập trong đề tài này khi áp dụng trong thực tế sản xuất, cần phải tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm nhiều lần để xác định hệ số hiệu chỉnh độ chứa đầy ŋ. Do điều kiện về thời gian chưa cho phép nên luận văn chưa tiến hành nghiên cứu xác định hệ số ŋ.

3.4.4. Tổng kết chƣơng 3

- Đã tiến hành đo các thông số cấu trúc vải bao gồm: thứ tự pha cấu tạo vải, mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang, đường kính và chi số sợi dọc, sợi ngang.

- Đã xây dựng các công thức xác định độ chứa đầy thể tích và độ chứa đầy khối lượng.

- Đã khảo sát lý thuyết ảnh hưởng của thứ tự pha đến độ chứa đầy thể tích, độ chứa đầy khối lượng, kết quả khảo sát cũng đã chỉ ra được ảnh hưởng của mật độ đến độ chứa đầy thể tích, độ chứa đầy khối lượng. Khi mật độ của vải tăng thì độ chứa đầy thể tích, độ chứa đầy khối lượng cũng tăng và ngược lại.

- Kết quả kiểm chứng cũng đã khẳng định độ tin cậy của công thức lý thuyết xác định độ chứa đầy thể tích do luận văn xây dựng.

KẾT LUẬN

- Luận văn đã nghiên cứu tổng quan lý thuyết về thứ tự pha cấu tạo vải, độ chứa đầy thể tích, độ chứa đầy khối lượng của vải dệt thoi một lớp.

- Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp đo các thông số cấu trúc vải trong đó có phương pháp đo pha cấu tạo vải, các phương pháp xử lý số liệu thống kê. Kết quả thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Microsoft excel.

- Đã xây dựng được công thức xác định độ chứa đầy thể tích và độ chứa đầy khối lượng của vải dệt thoi một lớp có tính kế thừa các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước. Công thức đã khẳng định độ chứa đầy thể tích và độ chứa đầy khối lượng của vải phụ thuộc vào pha cấu tạo vải, mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang và các thông số cấu trúc vải khác.

- Tiến hành khảo sát về mức độ ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy thể tích, độ chứa đầy khối lượng của vải thay đổi theo đường parabol được thể hiện qua đồ thị 4 và đồ thị 7. Từ đó đã xác định được pha cấu tạo vải tối ưu trên quan điểm độ chứa đầy thể tích, độ chứa đầy khối lượng.

- Đã xác định được mức độ ảnh hưởng của mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang đến độ chứa đầy thể tích, độ chứa đầy khối lượng thông qua khảo sát một loại vải thực tế. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật độ và độ chứa đầy có quan hệ mật thiết, khi tăng mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang thì độ chứa đầy thể tích, độ chứa đầy khối lượng cũng tăng và ngược lại, được thể hiện qua đồ thị 5, 6, 8 và 9.

- Đã xây dựng được công thức thực nghiệm xác định độ chứa đầy thể tích thông qua việc xác định khối lượng sợi dọc, khối lượng sợi ngang và các thông số về kích thước vải. Từ công thức thực nghiệm đã tiến hành đo trên một loại vải để đối chiếu với kết quả tính toán độ chứa đầy lý thuyết.

- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong việc xác định pha cấu tạo tối ưu trên quan điểm độ chứa đầy, đặc biệt để áp dụng tính toán, thiết kế vải ứng dụng làm vải lọc, hoặc vải làm cốt trong các sản phẩm dệt kỹ thuật.

KIẾN NGHỊ

Pha cấu tạo là thông số quan trọng ảnh hưởng đến độ chứa đầy thể tích và độ chứa đầy khối lượng, vì vậy khi nghiên cứu, thiết kế vải, thiết lập các thông số công nghệ trong quá trình dệt, cần phải quan tâm đến thông số pha cấu tạo vải.

Để công thức lý thuyết xác định độ chứa đầy thể tích của vải có thể áp dụng trong thực tế, cần phải tiếp tục nghiên cứu thực nghiệm để xác định hệ số hiệu chỉnh độ chứa đầy.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. F.M.ROZANOV, O.S.KUTEROV, D.M.JUPIKOVA, S.V.MOLCHANOV. (2003), Cấu tạo và thiết kế vải, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật quốc gia - Bộ công nghiệp hàng dân dụng Liên Xô, Moskva 1953. Người dịch Nguyễn Văn Lân.

[2]. N.F.SURNINA. chủ biên cấu trúc vải và các phương pháp thiết kế đương đại, nhà xuất bản CN nhẹ và thực phẩm Moskva 1984. Người dịch Nguyễn Văn Lân. [3]. TS. Trần Thủy Bình (chủ biên), Ths Lê Thị Mai Hoa – Giáo Trình Vật Liệu May – NXB Giáo Dục.

[4]. Nguyễn Văn Lân (2003), Vật Liệu Dệt, NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

[5]. Nguyễn Văn Lân (2003), “xử lý thống kê số liệu thực nghiệm”, NXB Đại Học Quốc Gia TP.HCM.

[6]. Nguyễn Văn Lân. (2005), Thiết Kế Công Nghệ Dệt Thoi – Cấu Trúc Vải, NXB Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.

[7]. Nguyễn Trung Thu (1990), Vật liệu dêt, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

[8]. Luận văn (2012) Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc hình học của vải đến thông số cấu trúc vải dệt thoi một lớp – Ths Phạm Thị Quỳnh Hương, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

[9]. ASTM D 1777-75: Phương pháp đo độ dày. [10]. ISO 7211-5-84: Phương pháp đo chi số sợi.

[11]. ISO 7211/6/84-77: Phương pháp đo khối lượng vải. [12]. ISO 7211 – 2 – 84: Phương pháp đo mật độ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của pha cấu tạo đến độ chứa đầy của vải dệt thoi một lớp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)