Ảnh hưởng của thành phần nguyên liệu sợi đến độ bền mà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần nguyên liệu sợi ngang đến tính chất cơ lý của vải dệt thoi (Trang 34 - 35)

3. Các kết quả đạt được

1.2.4.Ảnh hưởng của thành phần nguyên liệu sợi đến độ bền mà

Mài mòn là làm mất đi một phần khối lượng của vải khi cọ sát với một vật khác. Độ bền mài mòn của vải là khả năng chịu đựng của vải cho tới khi bị thủng, tính bằng số chu kỳ mài mòn của thiết bị thử, hay tính bằng tỷ lệ thay đổi khối lượng, thay đổi độ bền, thay đổi độ dày của mẫu vải sau một số chu kỳ mài mòn nhất định [11].

- Tỷ lệ thay đổi khối lượng của mẫu vải sau một số chu kỳ mài mòn nhất định ∆M tính bằng phần trăm theo công thức:

∆M = .100, t s t m m m  (%) (1.5 ) Trong đó: mt – khối lượng của mẫu trước khi thử (g);

ms – khối lượng của mẫu sau khi thử (g).

- Tỷ lệ thay đổi độ bền kéo của mẫu vải sau một số chu kỳ mài mòn nhất định ∆ tính bằng phần trăm theo công thức:

∆ = .100, t s t     (%) (1.6 ) Trong đó: t – Độ bền của mẫu trước khi thử (N);

s – Độ bền của mẫu sau khi thử (N).

- Tỷ lệ thay đổi độ dày của mẫu vải sau một số chu kỳ mài mòn nhất định ∆D tính bằng phần trăm theo công thức:

∆D = .100, D D D t s t (%) (1.7) Trong đó: Dt – Độ dày của mẫu trước khi thử (mm);

Luận văn cao học Ngành CN Vật liệu Dệt-May

Nguyễn Thị Sen -33- Khóa 2014B

Ds – Độ dày của mẫu sau khi thử (mm).

Độ bền mài mòn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm loại xơ (các tính chất cơ học vốn có của xơ; kích thước của xơ); cấu trúc sợi; cấu trúc vải; phương pháp và thành phần chất xử lí thêm vào xơ, sợi hoặc vải; bản chất vật liệu mài; tác động biến đổi của vật liệu mài mòn tới vùng diện tích mẫu thử bị mài mòn; sức căng trên mẫu thử; lực nén giữa mẫu thử và vật liệu mài và sự thay đổi kích thước của mẫu thử.

Theo giáo sư Jinlian Hu [14], vải có thành phần nguyên liệu là xơ nylon nói chung có độ bền mài mòn là tốt nhất, sau đó là vải dệt từ sợi có thành phần là polypropylene, polyester, len, bông và acrylic. Vải dệt có sợi kéo từ xơ dài có độ bền mài mòn cao hơn so với vải có sợi kéo từ xơ ngắn.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của I.W.Kelly [13], vải dệt thoi có thành phần polyester trong vải càng cao thì độ giảm khối lượng của vải càng giảm (Hình 1.16.).

Hình 1.16. Độ giảm khối lượng sau mài mòn của vải có tỷ lệ thành phần polyester /bông khác nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần nguyên liệu sợi ngang đến tính chất cơ lý của vải dệt thoi (Trang 34 - 35)