NGHIÊN C Ứ U ĐẶ C TÍNH S Ợ I TRE LIÊN T Ụ C 2.1 Đối tượng, phương pháp và nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ tính của sợi tre liên tục dùng để gia cường cho vật liệu polyme composite (Trang 32 - 34)

C ấ u trúc có kh ả n ă ng tách l ớ p S ợ i tre liên t ụ c t ự nhiên

NGHIÊN C Ứ U ĐẶ C TÍNH S Ợ I TRE LIÊN T Ụ C 2.1 Đối tượng, phương pháp và nội dung nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Như đã phân tích trong phần tổng quan, để sử dụng hiệu quả nguyên liệu tre Việt Nam cần biết rõ các đặc tính của chúng. Trong phạm vi giới hạn về thời gian và kinh phí đối tượng nghiên cứu của luận văn sẽ là một số đặc tính cơ lý quan trọng của sợi nan liên tục tách từ cây Luồng Thanh Hóa như: Khối lượng riêng, độẩm, độ co, độ bền kéo đứt, độ bền uốn.

2.1.2. Phương pháp nghiên cứu

• Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến cấu trúc và đặc tính cơ

lý của tre nói chung và Luồng Thanh Hóa nói riêng, các vấn đề

liên quan đến các đại lượng và phương pháp xác định các đặc tính này, thông qua tài liệu sách báo từ nhiều nguồn khác nhau.

• Chọn giải pháp đo các đặc tính này theo các tiêu chuẩn quốc tế

• Thí nghiệm xác định đặc tính này theo các tiêu chuẩn quốc tế

• Đánh giá kết quả thí nghiệm bằng phần mềm Microsort Excel để

tìm ra giá trị trung bình và mối tương quan giữa các đặc tính và các đại lương đặc trưng.

2.1.3. Nội dung nghiên cứu

• Chuẩn bị mẫu theo mục tiêu thí nghiệm

• Đặt sản xuất mẫu theo tiêu chuẩn

• Thí nghiệm lấy số liệu

• Tính toán các thông sốđặc trưng

2.2. Tiêu chuẩn thí nghiệm

2.2.1. Một số tiêu chuẩn thí nghiệm tre

Do tre có nhiều đặc điểm gần giống như cây cho gỗ thông thường nên

để kiểm tra tính chất cơ lý của cây tre người ta thường dẫn xuất các tiêu chuẩn kiểm tra gỗ để nghiên cứu tre. Ví dụ như bộ tiêu chuẩn ASTM D143-52, 72, 94 [8] của Mỹ phương pháp xác định tính chất của gỗ, bộ tiêu chuẩn của tổ

chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) ISO-12581 cấu trúc gỗ nguồn gốc tự nhiên, bộ

tiêu chuẩn INBAR-6840 của Ấn Độ [29] xác định tính chất vật lý và cơ học của tre, hay ISO-6891 cấu trúc gỗ.

Tuy nhiên, mặc dù thành phần hoá học của tre không khác thành phần của các loại gỗ thông thường là mấy, nhưng về mặt cấu trúc sinh học thì cây tre là loại thân gỗ rỗng, mặt cắt ngang phân thành ba lớp rõ rệt, trên thân có nhiều mấu được phân bốđồng đều và không thể tách rời riêng rẽ. Chính vì thế

mà sử dụng bộ tiêu chuẩn kiểm tra tính chất cơ lý của gỗ là chưa hoàn toàn hợp lý. Vào tháng 11 năm 2001 tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đã đưa ra bộ tiêu chuẩn mới để hướng dẫn kiểm tra tính chất cơ lý của cây tre là: ISO/TC165/N314, bộ tiêu chuẩn hướng dẫn ISO/TC165/N315. Toàn bộ tài liệu này nằm trong tập ISO/DIS-22157 Thiết kế cấu trúc của Tre [28]. Vì vậy luận văn sẽ kết hợp sử dụng các chỉ dẫn và quy định của các bộ tiêu chuẩn trên.

2.2.2. Bộ tiêu chuẩn ISO/DIS - 22157 1. Phạm vi 1. Phạm vi

Bộ tiêu chuẩn có thể được sử dụng để thiết lập mối quan hệ giữa đặc tính cơ học với các yếu tố nhưđộ chứa ẩm (MC), khối lượng riêng tại các vị

trí phát triển, các điểm trên chiều dài thân, giới thiệu đốt tre và mấu tre…vv. Tất cả yếu tốảnh hưởng đến phẩm chất của tre.

Tài liệu này cũng đưa ra các phương pháp kiểm tra để đánh giá tính chất vật lý và độ bền như: độ chứa ẩm, khối lượng riêng, độ co, nén, uốn, cắt và độ bền kéo đứt. Bổ sung tài liệu cho các phòng thí nghiệm: “Phương pháp xác định tính chất cơ lý của tre”

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ tính của sợi tre liên tục dùng để gia cường cho vật liệu polyme composite (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)