VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA CHÍNH SÁCH RUỘNG ĐẤT CỦA NHÀ LÊ SƠ

Một phần của tài liệu đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á đồng thời xem xét xã hội cổ đại phương Đông (Trang 35 - 38)

CỦA NHÀ LÊ SƠ

3.1. Vai trò của chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ

Chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơn nói chung là sản phẩm của nhà nước tập quyền với chế độ phong kiến Trung Hoa, lấy hệ tư tuởng Nho giáo làm tư tưởng chính thống trong xã hội, nhà nước vận hành và phát triển theo tư tưởng đó. Bên cạnh đó, nó còn là sản phẩm chủ quan của nhà nước Lê Sơ với hang loạt các chính sách áp dụng cho từng loại đối tượng tương ứng là các loại ruộng đất phù hợp được ban bố và thực thi nhằm giải quyết những vấn đề dặt ra của xã hội mà nhà nước do vua dứng đầu phải quan tâm với nghĩa vụ “ thay trời trị dân” theo quan điểm Nho giáo. Chính sách ruộng đất của nhà Lê Sơ về cơ bản có lien quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, trứoc hết nhằm giải quyết vấn đề “dân cày” cho nông dân, sau nữa là ổn định tình hình kinh tế xã hội đât nước, đưa đất nước ngày càng phát triển.

Hẩu hết các chính sách được đặt ra dưới thời Lê là do vua Lê Thái Tổ “đặt viên gạch đầu tiên, được hoàn thiện ở các triều đạt vua nối nghiệp”, kế tục , bổ sung và hoàn thiện, nhất là dưới thời Lê Thánh Tông - vị vua đã đưa nhà Lê sơ phát triển thịnh đạt nhất. Nội dung các chính sách về sau về cơ bản không thay đổi nhiều lắm, có khác chăng chỉ là ở mức độ.

Về chính sách quân cấp ruộng đất, bước đầu còn hạn chế cho đến thời Lê Thánh Tông mới đi vào quy cũ, nề nếp và được triển khai mạnh mẽ. Vai trò cơ bản của chính sách này là nhằm giải quyết tình trạng lãng phí ruộng đất trong làng xã, ruộng hoang hoá không được sử dụng. Trong quá trình thực hiện các chính sách này không tránh khỏi những hạn chế tiêu cực, nhưng xét về một khía cạnh nào đó thì chính sách quân cấp đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra của mình.

Chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ không chỉ dừng lại ở việc ban hành các chiếu dụ, lệnh dụ của nhà vua mà đã được quy định một cách chặt chẽ thành luật pháp mà điển hình là bộ luật Hồng Đức, được ban bố duối thời Lê Thánh Tông. Có thể thấy rằng pháp luật thời Lê Sơ đã quy định khá rõ rang, cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ, năm tháng cấp đất và thu hồi ruộng đất… qua đó còn thấy được nhà nước trung ương có vai trò rất to lớn với toàn bộ các chính sách của mình.

Chính sách của nhà Lê Sơ được ban hành nhằm mục tiêu nhanh chóng ổn định tình hình xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Mặt khăc để dảm bảo vai trò quan trọng của nó, để các chính sách được kịp thời và phù hợp, phát huy tác dụng tích cực trong xã hội, nhà nước Lê Sơ còn ý thức theo dõi, giám sát việc thực hiện của các cấp của nhà nước còn mạnh thì có thể dễ dàng quản lý đất nước, nhưng khi đất nước bất đầu có biểu hiện của sự suy yếu, sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng cát cứ, phân phong quyền lực và nhanh chóng đi đến sụp đổ (điều này đã được lịch sử chứng minh vào giữa thế kỷ XV nhà Lê sơ sụp đổ). Chế độ ban thưởng và phân phong ruộng đất của nhà Lê sơ cho các công thần và quý tộc có phần rất hậu, với chính sách này nhà Lê nhà Lê sơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho giai cấp phong kiến mở rộng và phát triển mạnh mẽ, song song với quá trình này là tình trạng mua bán ruộng đất diễn ra ồ ạt, tư hữu ngà càng phát triển, phát sinh nhiều hiện tượng tieu cực trong xã hội, gây nên tình trạng bất ổn định, đất nước phát triển vượt ra ngoài tầm kiểm soát của nhà nước. Nhiều mâu thuẫn mới nảy sinh, đặc biệt tình tình trạng phân hoá xã hội diễn ra ngày càng mạnh mẽ, người giàu thì càng giàu hơn còn người nghèo và giai cấp nông dân - lực lượng sản xuất chính, nuôi sống cả xã hội thì ngày càng bị bần cùng hoá, đời sống bấp bênh. Khi tình trạng này phát triển lên đến đỉnh cao thì tất yếu phải xảy ra đó là những cuộc đấu tranh lật đổ chính quyền thống trị, thiết lập một xã hội mới.

Nói tóm lại, chính sách ruộng đất của nhà Lê sơ tuy còn nhiều hạn chế, nhưng chủ yếu tập trung ở giai đoạn về sau khi nhà nước bắt đầu có những

dấu hiệu biểu hiện của sự suy tàn; song chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác dụng tích cực mà nhà Lê sơ đã đạt được trong thời gian tồn tại của mình. Những chính sách đó phần nào đã nói lên sự cố gắng đổi mới đất nước ttheo chiều hướng tích cực của các vị vua thời Lê sơ.

PHẦN IV

Một phần của tài liệu đặc trưng của phương thức sản xuất Châu Á đồng thời xem xét xã hội cổ đại phương Đông (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w