3 Năm 2006 là năm gần nhất có công bố số liệu về mức độ chết (IMR) đến cấp tỉnh.
3.2 Tỷ SỐ PHỤ THUỘC VÀ CHỈ SỐ GIÀ HÓA
Khi nói đến tác động của dân số đến sự phát triển kinh tế - xã hội, người ta thường nói đến gánh nặng của người không làm việc/không hoạt động kinh tế (người phụ thuộc) mà những người làm việc/hoạt động kinh tế phải chịu. Trong dân số học, để đo lường gánh nặng này, người ta thường sử dụng chỉ tiêu tỷ số phụ thuộc. Có 3 loại tỷ số phụ thuộc được sử dụng là: (i) tỷ số phụ thuộc trẻ, (ii) tỷ số phụ thuộc già và (iii) tỷ số phụ thuộc chung hay tổng tỷ số phụ thuộc.
85+80-84 80-84 75-79 70-74 65-69 60-64 55-59 45-49 40-44 35-39 30-34 25-29 20-24 15-19 10-14 5-9 0-4 Nam % Nữ 10 8 6 4 2 0 2 4 6 8 10 Nam % Nữ 10 8 6 4 2 0 2 4 6 8 10 TP Hồ Chí Minh Bình Dương
Tỷ số phụ thuộc trẻ được xác định bằng tỷ số giữa dân số dưới 15 tuổi với dân số từ 15 đến 64 tuổi và nhân với 100 (đơn vị là phần trăm). Tỷ số phụ thuộc trẻ cho biết, cứ 100 người trong độ tuổi có khả năng lao động sẽ phải gánh bao nhiêu người dưới độ tuổi có khả năng lao động.
Tỷ số phụ thuộc già được xác định bằng tỷ số giữa số người từ 65 tuổi trở lên với dân số từ 15 đến 64 tuổi và nhân với 100 (đơn vị là phần trăm). Tỷ số phụ thuộc già cho biết, cứ 100 người trong độ tuổi có khả năng lao động sẽ phải gánh bao nhiêu người trên độ tuổi có khả năng lao động. Tổng tỷ số phụ thuộc được xác định bằng tỷ số giữa dân số dưới 15 tuổi và từ 65 tuổi trở lên với số người trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi và nhân với 100 (đơn vị là phần trăm). Tổng tỷ số phụ thuộc chính là tổng của tỷ số phụ thuộc trẻ và tỷ số phụ thuộc già. Tổng tỷ số phụ thuộc cho biết, cứ 100 người trong độ tuổi có khả năng lao động sẽ phải gánh bao nhiêu người ngoài độ tuổi có khả năng lao động. Như vậy, nếu tổng tỷ số phụ thuộc càng lớn, gánh nặng của dân số có khả năng lao động cũng càng lớn và ngược lại.
Quá trình quá độ dân số cũng làm cho độ tuổi trung bình của dân số ngày càng tăng. Hiện tượng này được gọi là quá trình già hóa dân số và được đo bẳng chỉ số già hóa dân số.
Chỉ số già hóa dân số được tính bằng cách lấy số người 65 tuổi trở lên chia cho số trẻ em 0-14 tuổi nhân với 100. Chỉ số già hóa dân số cho biết cứ 100 trẻ em ở độ tuổi 0-14 có bao nhiêu người 65 tuổi trở lên. Trong khi các tỷ số phụ thuộc bị tác động bởi toàn bộ cấu trúc tuổi của dân số (cả dưới, trong và trên độ tuổi lao động) thì chỉ số già hóa dân số chỉ phụ thuộc vào tương quan giữa dân số thuộc nhóm tuổi già và nhóm tuổi trẻ em.
Ở Việt Nam, do độ tuổi lao động được quy định là từ 15 đến 59 tuổi, các tỷ số phụ thuộc và chỉ số già hóa thường được tính với nhóm dân số trong và trên độ tuổi lao động lần lượt là 15-59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên. Như vậy, các tỷ số phụ thuộc và chỉ số già hóa có thể tính trên cơ sở dân số 15-59 hoặc 15-64 hoặc cả hai để tiện so sánh.