Điều kiện áp dụng của phương pháp chấm điếm tín dụng

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH CHẤM điểm tín DỤNG và xếp HẠNG KHÁCH HÀNG của NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM đối với CÔNG TY cổ PHẦN nước KHOÁNG KHÁNH hòa (Trang 27)

1.6.1. Ưu điểm.

Chấm điếm tín dụng có rất nhiều lợi ích rõ rệt. Chính vì vậy nó ngày càng đựơc sử dụng nhiều trong việc đánh giá các khoản vay. Đầu tiên, chấm điếm giảm thiểu thời gian cần thiết đế xem xét đơn xin vay nợ. Một nghiên cứu của Business Banking Board cho thấy rằng quá trình xem xét chấp thuận khoản vay truyền thống kéo dài trung bình trong

12-1/2 tiếng (tại các nước phát trien). Và trước kia, những người cho vay phải mất tới thậm chí 2 tuần đế xem xét một khoản vay. Chấm điểm tín dụng có thể giảm thiều khoảng thời gian này tới 10 tiếng. Mặc dù khoảng thời gian tiết kiệm đựơc nhiều hay ít còn phụ thuộc vào việc liệu ngân hàng đó có tuân thủ chặt chẽ mức điểm sàn tối thiểu, hay sẽ đánh giá lại đơn xin vay nợ với số điểm gần mức sàn. Ví dụ, một nghiên cứu của Kevin Leonard’s về Canadian Bank cho thấy thời gian chấp thuận cho một đơn xin vay nợ tiêu d ùng là 9 ngày, trước khi ngân hàng bắt đầu sử dụng chấm điếm tín dụng. Nhưng khoảng thời gian đó chỉ còn là 3 ngày sau khi chấm điểm được sử dụng sau 18 tháng. Barnett Bank báo cáo rằng thời gian xem xét cho những khoản vay thương mại nhỏ lẻ là 3 đến 4 tuần trước khi chấm điếm đựơc sử dụng, và chỉ còn là vài giờ sau khi chấm điểm đựơc sử dụng.

Tiết kiệm thời gian sẽ là tiết kiệm chi phí cho ngân hàng và mang lại lợi ích cho khách hàng. Khách hàng chỉ phải cung cấp những thông tin dựa trên hệ thống chấm điểm tín dụng. Vì vậy những bản đăng ký sẽ ngắn hơn. Bản thân hệ thống chấm điếm cũng không hề đẳt đỏ. Giá trung bình đế chấm điếm tín dụng cho một khoản vay là tù' 1.5USD đến 10 USD, tuỳ thuộc vào số lượng khoản vay. Ngay cả khi một ngân hàng không muốn đưa ra quyết định tín dụng hoàn toàn chỉ dựa trên bảng điểm, việc chấm điểm cũng vẫn sẽ làm gia tăng hiệu suất vì nó giúp cho cán bộ tín dụng tập trung vào những trường hợp khả thi hơn.

Một lợi ích khác của chấm điếm tín dụng là nó nâng cao tính khách quan của quá trình xem xét đơn xin vay nợ. Tính khách quan này giúp cho người cho vay áp dụng những tiêu chí bảo đảm như nhau cho tất cả những doanh nghiệp đi vay.

Và một hình mẫu được triến khai tốt gồm tất cả những nhân tố cho phép đế có thể đưa ra dự đoán chính xác nhất của việc thực hiện tín dụng giúp cho ngân hàng cho vay có thế kết luận rằng đó là cách tốt nhất đế thực hiện khoản vay. Nhưng không phải tất cả mọi người đều đồng ý rằng sự khách quan trong chấm điểm sẽ mang lại lợi ích cho những nhóm doanh nghiệp thủ công, hộ kinh doanh gia đình... vì họ không có nhiều cơ hội đế tiếp cận tín dụng trong quá khứ. Một vài người cho rằng vì những người đi vay tiềm năng không hoàn thành đầy đủ trong những dữ liệu khoản vay mà hình mẫu chấm điếm được xây dựng, nên những hình mẫu này dự đoán kém chính xác sự thực hiện các khoản vay.

1.6.2. Những điếm còn hạn chế.

Sự chính xác của hệ thống chấm điếm cho nhóm dưới vẫn là một câu hỏi mở. Sự chính xác là điều đáng được quan tâm nhất trong chấm điếm tín dụng. Mặc dù người cho vay có thế giảm thiếu chi phí xem xét đơn xin vay nợ bằng cách thực hiện hệ thống chấm điểm. Neu những hình mẫu đó không chính xác, thì sự tiết kiệm đó sẽ bị mất dần bởi những khoản vay được thực hiện không tốt.

Sự chính xác của một hệ thống chấm điểm tín dụng phụ thuộc vào mức độ quan tâm phát triển nó. Hệ thống được dựa trên những dữ liệu của khoản vay được thực hiện tốt và không tốt, dữ liêu phải cập nhật và hình mẫu phải được đánh giá thường xuyên đế đảm bảo rằng sự thay đối trong mối quan hệ giữa các nhân tố và sự thực hiện khoản vay được tính đến. Bản thân chấm điểm tín dụng có thể làm thay đối nhóm người đi vay của từng ngân hàng bằng những cách không thể dự đoán được, vì nó thay đổi chi phí cho vay đổi vói từng loại đối tượng đi vay.

Người lập bảng CĐTD không chỉ quan tâm đến đặc điếm của những doanh nghiệp đã được cấp tín dụng mà còn phải quan tâm đến những doanh nghiệp bị tù’ chối, nếu không sẽ có sự thiên vị trong quá trình xem xét, chấp thuận khoản vay của hình mẫu chấm điếm. Sự chính xác của hình mẫu phải được kiếm tra. Một hình mẫu tốt phải đưa ra những dự đoán chính xác trong cả những giai đoạn kinh tế tốt và xấu để đảm bảo rằng dữ liệu mà hình mẫu đuợc dựa trên phải bao phủ cả quá trình suy thoái và phát triến.

Có thể là quá sớm đế quyết định tính chính xác của những hình mẫu chấm điếm khoản vay thưong mại nhỏ bởi chúng khá mới và chúng ta chưa gặp phải một thời kỳ suy thoái kinh tế nào từ khi chúng được tiến hành

Không phải tất cả thông tin đều tốt. Trong bản điều tra ý kiến của cán bộ tín dụng cấp cao tháng 11/1996, 56% của 33 ngân hàng tại Mỹ sử dụng chấm điểm tín dụng trong việc điều hành thẻ tín dụng của họ báo cáo rằng hình mẫu của họ bị thất bại trong việc dự đoán những vấn đề có thể xảy ra đối với khoản vay vì chúng đã quá lạc quan. Các nhà ngân hàng đố tại vấn đề là khách hàng quá dễ dàng chấp nhận phá sản. Đe phản ứng lại, 54% các ngân hàng đã đánh giá lại hình mẫu của họ và 80% đã nâng mức điểm sàn mà một doanh nghiệp đi vay cần có đế nhận được khoản vay tín dụng.

Vì vậy đế xây dựng được một bảng chấm điểm tín dụng hợp lý , có hiệu quả cao không phải là đon giản.

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Công Thương Việt Nam

- Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam.

- Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.

- Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn, Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò.

- Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.

- Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

- Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.

- Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

- Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.

- Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. - Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các

sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Sứ mệnh

Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế.

Tầm nhìn

Đến năm 2018, trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế.

Giá trị cốt lõi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hướng đến khách hàng; - Hướng đến sự hoàn hảo;

- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại;

- Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp; - Sự tôn trọng;

- Bảo vệ và phát triển thương hiệu;

- Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

Triết lý kinh doanh

- An toàn, hiệu quả và bền vững;

- Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương;

- Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank.

Slogan: Nâng giá trị cuộc sống.

TRỤ SỞ CHÍNH

Địa chỉ: 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội, Việt Nam Điện thoại: 1900 558 868/ 04 3941 8868

Fax: 04 3942 1032

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Lầu 7, 79A Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 3821 0502

Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 6 Trần Phú, phường Hải Châu, quận Hải Châu, Tp. Đà Nẵng Điện thoại: 0511 3843 037

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Ngày 26/03/1988: Thành lập các Ngân hàng Chuyên doanh, (theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng).

Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng Bộ trưởng).

Ngày 27/03/1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

Ngày 21/09/1996: Thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam).

Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg).

Ngày 25/12/2008: Tổ chức thành công đợt IPO trong nước.

Ngày 04/06/2009: Nghị quyết của Đại hội Cổ đông lần thứ nhất Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Ngày 03/07/2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 142/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạt động Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, (theo Quyết định số 1573/GP-NHNN).

2.1.2. Hệ thống tổ chức Ngân hàng Công thương Việt Nam – VietinBank (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy và điều hành của Trụ sở chính

Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành của Sở giao dịch, Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2

2.1.3. Các hoạt động chính

Huy động vốn

• Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế v à dân cư.

• Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...

• Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu...

Cho vay, đầu tư

• Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ • Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

• Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

• Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài • Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung

• Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

• Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế

Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

Bảo lãnh

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

• Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

• Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

• Chuyển tiền trong nước và quốc tế • Chuyển tiền nhanh Western Union

• Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

• Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM • Chi trả Kiều hối…

Ngân quỹ

• Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

• Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)

• Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...

• Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.

Thẻ và ngân hàng điện tử

• Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

Hoạt động khác

• Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ

• Tư vấn đầu tư và tài chính

• Cho thuê tài chính

• Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán

• Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.

Để hoàn thiện các dịch vụ liên quan hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, VietinBank luôn có tầm nhìn chiến lược trong đầu tư và phát triển, tập trung ở 3 lĩnh vực:

• Phát triển nguồn nhân lực

• Phát triển công nghệ

• Phát triển kênh phân phối

2.2. Thực trạng hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanhnghiệp tại NHCTV nghiệp tại NHCTV

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng của NHCTVN là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một khách hàng đối với NHCV về trả nợ gốc và lãi vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của NHCV. Mức rủi ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm được chấm dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng mà ngân hàng có được tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.

2.2.1. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp tại NHCTVN NHCTVN

2.2.1.1. Thu thập thông tin về doanh nghiệp

 Người thực hiện: Cán bộ chấm điểm tín dụng (CBCĐTD)

 Sau khi nhận được hồ sơ thông tin khách hàng, CBCĐTD tiến hành điều tra thu thập, xác minh sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng, và phương án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tư.

Thông tin sử dụng để chấm điểm và xếp hạng là thông tin tài chính cập nhật đến thời điểm lập báo cáo năm tài chính gần nhất và thông tin phi tài chính cập nhật đến thời điểm chấm điểm và xếp hạng.

Bao gồm các nguồn thông tin sau:

- Hồ sơ khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý, các báo cáo tài chính và các tài liệu khác

- Phỏng vấn trực tiếp khách hàng - Đi thăm thực địa khách hàng

- Các đối tác kinh doanh của khách hàng

- Các tổ chức tín dụng khác mà khách hàng có quan hệ ( nếu có ) - Cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý

nhà nước/ cơ quan quản lý chuyên ngành - Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam - Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH CHẤM điểm tín DỤNG và xếp HẠNG KHÁCH HÀNG của NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM đối với CÔNG TY cổ PHẦN nước KHOÁNG KHÁNH hòa (Trang 27)