Những giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty sứ Thanh Trì ppt (Trang 31 - 34)

1. Hoàn thiện công tác phân tích và đánh giá công việc tại các phòng ban

- Công ty cần phải nhanh chóng hoàn thiện bản mô tả công việc, trong đó xác định rõ chức danh, nội dung công việc cụ thể, trách nhiệm, quyền hạn và những yêu cầu, tiêu chuẩn cần có cho chức danh đó.

- Tiến hành đánh giá hoàn thành công việc định kỳ hàng năm hay 6 tháng một lần để có những quyết định khen thưởng, kỷ luật kịp thời nhằm động viên, khuyến khích người lao động.

- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá hoàn thành công việc cụ thể, để đảm bảo việc đánh giá chính xác hiệu quả.

2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng

- Mở rộng tuyển mộ từ các nguồn khác như:

+ Nhân viên của các hãng khác là một nguồn tuyển mộ mang lại nhiều lợi ích nhất cho Công ty.

+ Sinh viên đến Công ty thực tập, và tuyển chọn từ các trường đại học, cao đẳng.

+ Ngoài ra còn một số các nguồn khác như ứng viên tự nộp đơn xin việc, người thất nghiệp, nhân viên cũ của cơ quan... Tất cả các nguồn này đều tiền ẩn những ứng viên ưu tú, đáp ứng tốt công việc của Công ty.

Quy trình tuyển chọn cần tuân thủ chặt chẽ các bước sau:

Biểu 13: Quy trình tuyển chọn

Các phòng ban có nhu cầu tuyển dụng cần phải gửi phiếu yêu cầu tuyển dụng tới phòng tổ chức lao động, sau khi trưởng phòng nhân sự xem xét sẽ được thông qua Giám đốc ký duyệt, và thông báo tuyển dụng rộng rãi bằng mọi hình thức. Sau đó thực hiện theo các bước sau:

P. HCNS tuyển mộ

Phỏng vấn + Test

Tuyển chọn

Thử việc Sơ tuyển Nhu cầu tuyển dụng

+ Sơ tuyển: Đây là bước sàng lọc loại bỏ bớt hồ sơ để tìm ra những ứng viên tiềm năng nhất

+ Phỏng vấn+ Test: Bước này cần phải chuẩn bị tốt các câu hỏi phỏng vấn. Đặc biêt các câu hỏi về chuyên môn, về xã hội... trong quá trình tuyển dụng đòi hỏi phải trực tiếp do trưởng bộ phận, phòng ban có nhu cầu tuyển dụng nhân viên đứng ra phỏng vấn. Cùng với hình thức phỏng vấn, Công ty nên đồng thời kết hợp hình thức trắc nhiệm (Test) nhằm xác định các năng lực của ứng viên trong công việc và mức độ thoả mãn công việc mà nhà tuyển dụng cần ở ứng viên. Thông qua đó Công ty có thể đánh giá được nhiều hơn, chính xác hơn về trình độ thành thạo, khả năng thực hiện công việc và nhân cách của cá nhân.

+ Tuyển chọn: Bước này đòi hỏi tính công bằng, khách quan, không bị ảnh hưởng bởi các mối quan hệ cá nhân. Các ứng viên có số điểm cao nhất theo thang điểm đã xác định trước sẽ được tuyển chọn.

+ Thử việc: ứng viên sẽ được hướng dẫn hoà nhập vào môi trường làm việc trong 3 tháng,

+ Quyết định tuyển dụng: ứng viên sẽ chính thức được Giám đốc ký quyết định tuyển dụng khi đáp ứng tốt mọi yêu cầu mà Công ty đặt ra.

3. Các giải pháp quản lý đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn

Công ty cần phải lập kế hoạch đào tạo dài hạn, gồm việc xác định loại lao động, loại chuyên môn và trình độ nào cần đào tạo. Các vấn đề trên phải được căn cứ vào chiến lược kinh doanh của Công ty.

- Cân đối đào tạo kỹ thuật viên trung cấp sơ cấp và công nhân kỹ thuật

Công ty cần phải thống kê lại trình độ chuyên môn của công nhân, tổ chức các lớp nâng cao tay nghề, đào tạo và đào tạo lại tại Công ty. Thường xuyên tổ chức thi tay nghề.

4. Nâng cao chất lượng quản lý đào tạo tại Công ty

Để khắc phục tình trạng học đối phó Công ty có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát việc học tập của nhân viên như sau:

- Căn cứ vào kết quả học tập, coi đó là một tiêu chuẩn để xem xét đề bạt lên một vị trí mới và đồng thời là tiêu chuẩn để đánh giá mức hoàn thành công

việc, là căn cứ để phân loại tiêu chuẩn lao động từ đó tác động đến tiền lư- ơng của CBCNV.

- Lập ra một hội đồng thi ra nghề cho công nhân, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của những người có chuyên môn cao.

- Đào tạo cho công nhân thuần thục mọi kỹ năng khác nhau, kể cả những công việc mà trước đây mà họ chưa từng làm, nhằm mục đích có thể thay đổi vị trí làm việc cho mọi người, giảm bớt sự nhàm chán do phải làm mãi một công việc.

5. Các giải pháp về lương bổng và đãi ngộ

- Để công tác tiền lương thực sự hợp lý và công bằng Công ty nên đưa ra nhiều các chỉ tiêu đánh giá hoàn thành công việc càng tốt. Ví dụ: đối với công nhân sản xuất có thể đề ra các chỉ tiêu sau đây:

+ Số lượng sản phẩm hoàn thành theo định mức + Tỷ lệ sản phẩm đạt, sản phẩm hỏng.

+ Ngày công lao động

+ Mức độ tiết kiệm nguyên vật liệu…

Cân đối mức lương giữa các bộ phận, phòng ban sao cho hài hoà và hợp lý; đảm bảo công bằng chính xác tạo động lực cho người lao động phát huy hết khả năng làm việc.

Về công tác đãi ngộ, Công ty cần chú trọng công tác an toàn lao động, thực hiện tốt chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động cho người lao động. Ngoài ra, Công ty cần phải giải quyết công bằng hơn nữa quyền lợi về chế độ thăm quan nghỉ mát cho người lao động được thoả đáng hơn.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Công ty sứ Thanh Trì ppt (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)