Về mặt kỹ thuật

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng thuốc bảo vệ thực vật và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt ở vùng v (Trang 46 - 72)

- Khuyến khích người nông dân sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc (đúng chỗ), đúng phương pháp (đúng cách), và

biện pháp 3 giảm 3 tăng: giảm giống, giảm phân, giảm thuốc BVTV, tăng sản lượng, tăng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế và biện pháp IPM. Một số nơi đã áp dụng thành công các biện pháp trên như An Giang, Cần Thơ, Bắc Ninh,….

+ Tại Cần Thơ từ 2005 – 2007 dưới sự hỗ trợ kinh phí của Australia Chi cục

BVTV TP Cần Thơ đã tập huấn cho người dân địa phương về IPM trên cây có múi. Nội dung này nhằm giới thiệu cho người dân về kỹ thuật canh tác, cách nhận dạng các

loại sâu bệnh và các biện quản lý tổng hợp theo IPM. Ngoài ra chương trình còn tập

huấn cho người dân về bảo quản cây trồng, cắt tỉa cành khi bị bệnh, tận dụng phân hữu cơ cung cấp cho cây. Với các biện pháp IPM, chi phí canh tác cây có múi giảm gần

một nửa so với chi phí thông thường của người dân. Thành phố Cần Thơ cũng là một địa phương trong khu vực áp dụng thành công kết hợp IPM và 3 giảm 3 tăng trên đồng

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

lúa. Nội dung của các lớp tập huấn trên bao gồm kiến thức căn bản từ IPM và chuyên sâu từ 3 giảm 3 tăng. Thời gian theo hợp lớp IPM nông dân sẽ nhận thức rõ hơn vấn đề

cân bằng sinh thái trên đồng ruộng, trên cơ sở đó đưa ra quyết định đúng đắn trong việc dùng vật tư nông nghiệp an toàn, hiệu quả, giảm lãng phí. Còn 3 giảm 3 tăng thì bổ sung kiến thức sâu hơn và chú trọng phần thực hành, tạo nền tảng thực tế để nông dân tin tưởng, ứng dụng.

+ Do nông dân vùng ĐBSCL quen canh tác lúa với phương pháp sạ dày, bón thừa phân đạm và phun xịt thuốc trừ sâu khi chưa cần thiết vì họ nghĩ rằng làm trái lại những điều trên sẽ giảm năng suất cây trồng. Cùng với IPM trong thâm canh lúa được Cục BVTV, Viện lúa ĐBSCL, Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), Sở Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh phối hợp thực hiện tại các tỉnh ĐBSCL đã bắt đầu thực hiện vào năm 2005. An Giang là một tỉnh có diện tích và năng suất trồng lúa

lớn nhất khu vực ĐBSCL. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho canh tác

nông nghiệp, nhưng trước đây tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn trong canh tác như: nhiều

dịch bệnh, sâu rầy liên tiếp xảy ra hàng năm; sử dụng phân bón không hợp lý chủ yếu là phân vô cơ (NPK, Urê, DAP), ít sử dụng phân hữu cơ; và tập quán gieo sạ dày 200 – 300 kg giống/ha. Qua 3 năm áp dụng IPM kết hợp với 3 giảm 3 tăng đã mang lại nhiều

kết quả như: diện tích áp dụng biện pháp trên ngày càng tăng, một số nơi đã giảm gần

một nửa lượng giống, giảm lượng phân đạm đáng kể: 3 – 32 kgN/ vụ Đ – X, 8,8 – 39 kgN/ vụ H – T và 5,7 – 26 kgN/ vụ T – Đ; giảm trung bình 2 lần thuốc trừ sâu và 1lần

thuốc trừ bệnh/vụ. Nhưng năng suất không giảm mà tăng lên: trung bình 40 – 800 kg thóc/ha vụ Đ – X, 10 – 700 kg thóc/ha vụ H – T, lợi nhuận tăng biến động từ 250000 –

1500000 đồng/ha (Hai, 2005).

Bảng V.1 Bảng chiết tính số tiền tiết kiệm được khi thực hiện hoàn thành dự án đến năm 2010 (Chi cục BVTV An Giang, 2004).

Năm Tổng diện tích 3G3T (ha/năm) Tiết kiệm bình quân (đ/ha) Thành tiền (đ) 2005 210.000 731.167 153.545.070.000 2006 320.000 731.167 233.973.440.000 2007 286.000 731.167 282.230.462.000 2008 447.000 731.167 326.831.649.000 2009 461.000 731.167 337.067.987.000 2010 461.000 731.167 337.067.987.000 Tổng: 2.185.000 731.167 1.670.716.595.000

 Một điều được nhận thấy từ sự thành công của các biện pháp trên ở những địa phương được chọn làm thí điểm là do nông dân thực hiện đồng bộ, không nhỏ lẻ và mang tính thực tế nhiều hơn. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi trình độ kỹ thuật khoa học của

cán bộ khuyến nông, nâng cao vai trò khuyến nông cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng

nông nghiệp nông thôn và phải có kế hoạch sản xuất phù hợp với từng địa phương.

- Cần phải tìm ra và khuyến khích người dân sử dụng nhiều loại thuốc BVTV

sinh học, các loại thuốc dễ phân hủy, ít độc đối với con người và gia súc, đồng thời có độ bền vững kém, tích lũy ít trong cơ thể người tiêu dùng và không có khả năng gây ung thư, gây đột biến gen. Ở Việt Nam chủng loại thuốc có những đặc tính trên có rất ít và chưa được sử dụng phổ biến. Do những tác hại thuốc BVTV hóa học đến con người và môi trường xung quanh như: thoái hóa bạc màu đất, mất cân bằng sinh thái, ô

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

nhiễm nước, không khí, tồn dư trong nông sản,…đã làm xu hướng sử dụng chế phẩm

sinh học, phân hữu cơ trở thành xu hướng chung của thế giới nói chung và Việt Nam

nói riêng. Nếu năm 2000 ở nước ta chỉ có 2 sản phẩm trừ sâu sinh học được công nhận cho đăng kí. Đến năm 2005 đã có 57 sản phẩm các loại, đến tháng 6 năm 2007 có 193

sản phẩm được cấp giấy phép đăng kí. Hiện nay có khoảng 479 sản phẩm các loại được phép lưu hành, trong đó nhiều nhất là thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh (Xô, 2007). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả điều tra cho thấy nông dân địa phương đã bắt đầu sử dụng các chế phẩm

sinh học trong sản xuất như: Applaud, Atabron, Validamycin A, Vali, Vanicide,….

Chính vì vậy cần khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn nữa để thay thế những

loại thuốc có tính độc cao. Từ đó hạn chế dần nguy cơ độc hại đối với sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường khi sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc hóa học.

- Hạn chế nguồn phát sinh dịch hại bằng cách làm đất, sử dụng giống kháng sâu

bệnh, áp dụng các mô hình luân canh và xen canh thích hợp, cần có thời gian cho đất

nghỉ ngơi. Áp dụng công nghệ sinh học biến đổi gen các giống cây trồng vừa đảm bảo năng suất, phẩm chất nông sản vừa giảm lượng thuốc BVTV và nhân công lao động

trong sản xuất. Biện pháp chủ yếu được ứng dụng rộng rãi ở các nước công nghiệp

trên thế giới, lợi ích chính của chúng là tạo ra những giống cây trồng có thể kháng lại

dịch hại. Chính vì vậy công nghệ này nhanh chóng được các nước chấp nhận và áp dụng. Diện tích trồng cây biến đổi gen trên thế giới tăng từ 1,7 triệu ha năm 1996 đến năm 2003 là 67,7 triệu ha. Trong đó ở Mỹ đã giảm được một lượng lớn thuốc BVTV

khi sử dụng công nghệ này, năm 1999 giảm khoảng 1 triệu kg so với năm 1998. Ở

Trung Quốc khi trồng cây bông biến đổi gen thì người nông dân giảm số lần phun xịt

thuốc từ 20 lần/vụ xuống còn 7 lần/vụ. Công nghệ biến đổi gen không chỉ hạn chế dịch

hại mà còn có tiềm năng cải thiện hàm lượng dinh dưỡng cây trồng. Giống “lúa vàng”

được nhiều người biết đến bởi hàm lượng betacaroten cao. Đó là tiền chất của Vitamin

A và có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu Vitamin của trẻ em các nước nghèo (Nghĩa,

2004). Tuy nhiên công nghệ biến đổi gen còn chứa đựng nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học thế giới chưa thể giải thích được. Ở Việt Nam đã có nhiều giống cây trồng ứng

dụng công nghệ này như lúa kháng sâu rầy, lúa kháng phèn,….Nhưng để cho công

nghệ biến đổi gen thực sự có thể đáp ứng được yêu cầu trên cần phải có nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa để biện pháp này được hoàn thiện hơn.

- Cần xây dựng nhiều trạm xử lý nước sinh hoạt trên qui mô cụm dân cư nhỏ, vừa

hoặc lớn tùy theo điều kiện cho phép. Qua điều tra ghi nhận được một phần dân cư nơi đây sẽ sử dụng nguồn nước máy vào đầu năm tới. Nhưng vẫn còn phần lớn dân cư nơi đây vẫn chưa được sử dụng nước sinh hoạt qua xử lý. Những trạm xử lý nước này có thể làm một phần của Chiến lược cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn của quốc gia đến năm 2020: tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với mức

ít nhất 60l/người/ngày.

- Phải có một qui trình công nghệ xử lý nước sinh hoạt thích hợp đảm bảo chất lượng nước sạch dùng trong ăn uống, sinh hoạt. Qui trình đó có thể là nước sau khi

qua song chắn rác  bể chứa  bể trộn (kết hợp hóa chất trợ lắng)  bể lắng  bể

lọc  bể hấp phụ  bể chứa  bể khử trùng (Thiều, 2002). Đây là một qui trình đơn

giản, tiết kiệm được chi phí xây dựng và vận hành, nhiều nơi đã thực hiện.

- Tập huấn cho người dân biết tác hại khi các hợp chất thuốc BVTV tồn tại trong

nguồn nước nói riêng và môi trường nói chung. Chính vì vậy cần phải hạn chế sự phát

thải thuốc BVTV vào nguồn nước. Có nhiều cách có thể giảm lượng thuốc BVTV vào

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nguyên tắc an toàn trong phun xịt, kỹ thuật phun xịt để đạt hiệu quả cao tránh lãng phí

được một lượng thuốc lớn.

- Những chai lọ, bao bì chứa thuốc BVTV sau sử dụng cần phải gom tập trung lại

một chổ và tiến hành xử lý triệt để. Một hình thức thu gom và xử lý được đánh giá

thành công ở nước ta là ở Thôn Hòa Đình – Phường Võ Cường (TP Bắc Ninh); đã

được Chi cục BVTV tỉnh và Viện BVTV (Bộ NN & PTNT) quan tâm đầu tư xây dựng

8 bể chứa chai lọ, bao bì sau sử dụng và sau đó được xử lý bằng hoạt chất sinh học.

Sau khi dự án được xây dựng hầu hết người dân đều tích cực thực hiện và không còn hiện tượng thải bỏ bừa bãi trên các cánh đồng như trước đó (Nguyên, 2005).

- Sử dụng vùng đệm sinh học trong sản xuất nông nghiệp ở khu vực sản xuất. Đây là mô hình đơn giản, an toàn, được sử dụng phổ biến ở Thụy Điển và một số nước

Châu Âu. Chỉ cần một cái hố sâu khoảng 1 – 1,5m, lớp đáy lót vải nhựa kỹ thuật hoặc đất sét để tránh rò rỉ và đổ đầy hỗn hợp đất mặt, rơm, phân compost (tỉ lệ 25% : 50% : 25%). Đây là nơi xử lý thuốc rơi vãi khi thao tác pha trộn, thuốc dư sau phun xịt và

nước rửa dụng cụ pha trộn, bình xịt. Hiệu quả xử lý có đệm sinh học được trường đại

học Cranfield (Anh quốc) kiểm nghiệm trên mô hình phòng thí nghiệm và bán thực địa

cho thấy hầu hết các loại thuốc BVTV đều bị phân hủy trong đệm sinh học (Oanh,

2007). Mô hình đệm sinh học đang được khuyến khích sử dụng tại Việt Nam vì hiệu

quả xử lý cao, giá thành tương đối rẻ, đơn giản so với các phương pháp khác. Tuy nhiên do điều kiện khí hậu ở nước ta lượng mưa nhiều nên có thể khó kiểm soát lượng nước trong mô hình trên và khó xác định chính xác thời gian để vi sinh vật phân hủy

hết các hợp chất hóa học thuốc BVTV.

- Cần có những quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho từng tiểu vùng, phù hợp với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, tập quán canh tác, nguồn nước cấp và dân cư để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Dựa trên những qui hoạch đó sẽ có mô hình canh tác hợp lí để có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao và hạn chế dịch bệnh cho cây trồng.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Chương VI

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

VI.1 KẾT LUẬN

- Lịch thời vụ xuống giống trên mô hình lúa không đồng nhất nhau nên gặp khó khăn trong công tác BVTV và tạo điều kiện cho nguồn bệnh lưu tồn trên ruộng lúa.

- Phần lớn người dân tại khu vực nghiên cứu sử dụng các loại thuốc nằm trong

danh mục cho phép sử dụng, một số ít vẫn còn sử dụng thuốc hạn chế và cấm sử dụng. Trong đó trên mô hình lúa có chủng loại thuốc BVTV phong phú nhất khoảng 108 tên thuốc khác nhau.

- Vấn đề chọn thời điểm phun xịt, chọn thuốc, xác định bệnh phần lớn người dân

dựa vào kinh nghiệm cá nhân và sự chỉ dẫn của người bán thuốc.

- Trên 53,97% số hộ sử dụng với liều lượng bằng chỉ dẫn khuyến cáo trên nhãn thuốc, một số trường hợp vẫn còn sử dụng cao hơn chỉ dẫn. Ngoài ra có số lượng khá lớn đã trộn nhiều loại thuốc lại với nhau để tăng hiệu quả tiêu diệt dịch hại.

- Số lần trung bình sử dụng trên mô hình lúa là 6 lần/vụ, trên mô hình màu là 12 lần/vụ và trên cây ăn trái là 7 lần/vụ.

- Trên mô hình lúa, màu hầu hết các hộ dân đều có tham gia lớp tập huấn IPM nhưng chỉ có 14,86% hiện nay có áp dụng vào sản xuất. Riêng mô hình cây ăn trái thì 100% số hộ không được tham gia các lớp tập huấn về IPM.

- Người dân đã quan tâm đến vấn đề trang bị bảo hộ lao động trong khi phun xịt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuốc, nhưng những đồ được trang bị chưa phải là đồ chuyên dùng, thường chỉ là áo quần dài và khẩu trang bình thường. Do đó người dân vẫn bị ảnh hưởng bởi thuốc sau

khi phun xịt và thời gian có thể kéo dài vài ngày sau đó.

- Quản lý vật dụng chứa đựng thuốc chưa được quan tâm đúng mức, trên 50% bỏ

quanh nhà, vứt xuống sông, kênh rạch và ngoài ruộng lúa. Một số ít đã biết xử lý chúng, nhưng chủ yếu là chôn lấp và đốt không đảm bảo tính an toàn, vệ sinh. Ngoài ra còn có hộ tận dụng chai nhựa bán ve chai trước khi thải bỏ chúng.

 Qua đó cho thấy nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường và sức khỏe chưa cao.

- Đa số người dân xử lý phần thuốc BVTV còn dư và nơi rửa bình sau phun xịt đều liên quan đến nguồn nước mặt. Chính điều đó làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm

nguồn nước mặt.

- Đa số người dân đều có sử dụng nguồn nước mặt cho sinh hoạt hằng ngày và đã có hiện tượng cá và một số loài khác bị chết sau khi phun xịt thuốc. Ngoài ra vào mùa

khô người dân sử dụng nước sông đã bị dị ứng da.

VI.2 KIẾN NGHỊ

- Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về độc tính

của thuốc BVTV đến môi trường, con người và sinh vật. Qua đó có cơ sở khuyến cáo người dân sử dụng thuốc BVTV hợp lý hơn.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- Cần có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các loại thuốc BVTV đến sức khỏe

người trực tiếp sử dụng, vật nuôi, môi trường đặc biệt là môi trường nước.

- Cần quan trắc thêm nhiều chỉ tiêu hóa chất BVTV trong môi trường nước đặc

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hà Huy Niên và Nguyễn Thị Cát, 2004, Bảo vệ thực vật, NXB Đại học Sư

phạm.

2. Trần Quang Hùng, 1999, Thuốc bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp.

3. PSG – TS Phạm Văn Lầm, 2005, Kỹ thuật bảo vệ thực vật, NXB Lao động.

4. GS – TS Phan Văn Duyệt, 2000, Bảo vệ sức khỏe nông dân và người tiêu dùng khỏi tác hại của thuốc trừ sâu, NXB Y học.

5. PGS – TS Nguyễn Thị Thu và PGS – TS Nguyễn Trần Hiển, 2007, Thực hành cộng đồng, NXB Y học.

6. Trần Lâm Ban, Sách tra cứu nông dược ’93, NXB Khoa học kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng thuốc bảo vệ thực vật và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặt ở vùng v (Trang 46 - 72)