Các hình thức đi dây và phạm vi sử dụng của sơ đồ

Một phần của tài liệu Luận văn: Thiết kế phần điện áp một chiều cho bộ UPS, công suất 4KVA, điện áp ra 110KV pdf (Trang 58 - 59)

M (kG/cm) W 0,8 (cm3)

3.4.1.Các hình thức đi dây và phạm vi sử dụng của sơ đồ

Mạng điện phân xưởng thường dùng hai dạng sơ đồ chính sau: Sơ đồ hình tia:

+ Nối dây rõ ràng. + Độ tin cậy cao.

+ Các phụ tải ít ảnh hưởng lẫn nhau.

+ Dễ thực hiện phương pháp bảo vệ và tự động hóa. + Dễ vận hành bảo quản.

58

+ Vốn đầu tư lớn.

Sơ đồ đường dây trục chính: + Vốn đầu tư thấp.

+ Lắp đặt nhanh.

+ Độ tin cậy không cao. + Dòng ngắn mạch lớn.

+ Thực hiện bảo vệ và tự động hóa khó.

Từ những ưu khuyết điểm trên ta dùng sơ đồ hỗn hợp của hai dạng sơ đồ trên để cấp điện cho phân xưởng

Sau khi điện áp được biến đổi xuống 0,4 (kV) được đưa tới tủ phân phối trung tâm nằm trong phân xưởng. Tủ này có nhiệm vụ phân phối điện tới các tủ động lực ( ĐL).

+ Tủ động lực có nhiệm vụ cung cấp điện đến các thiết bị trong nhóm. Tủ động lực thường đặt ở trung tâm nhóm máy để tiết kiệm đường dây đến các phụ tải và cạnh tường phân xưởng để tiết kiệm diện tích.

+ Để dễ dàng vận hành bảo vệ các thiết bị cũng như thuận tiện cho việc bảo quản và sửa chữa cần phải đặt ở tủ phân phối 1 aptomat cho đầu vào và 7 aptomat đầu ra trong đó 6 đầu ra cung cấp cho 6 tủ động lực và một đầu ra cung cấp cho tủ chiếu sáng. Ở tủ động lực đầu vào sẽ lắp đặt 1 aptomat tổng và đầu ra đặt các aptomat nhánh. Việc sử dụng aptomat ở hạ áp này giúp cho đóng cắt hạ áp, nó có chức năng quan trọng là bảo vệ quá tải và ngắn mạch. Nó có ưu điểm hơn hẳn cầu chì là khả năng làm việc chắc chắn, tin cậy, an toàn. Đóng cắt đồng thời 3 pha và khả năng tự động hóa cao. Nên mặc dù giá có đắt hơn ngày nay người ta vẫn thường hay sử dụng thiết bị này thay cho cầu chì.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thiết kế phần điện áp một chiều cho bộ UPS, công suất 4KVA, điện áp ra 110KV pdf (Trang 58 - 59)