Số hạng điều chỉnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu số hạng điều chỉnh thiết kế áo cơ sở nữ việt nam theo đa dạng vóc dáng sử dụng phần mềm thiết kế trang phục 3 chiều v stitcher (Trang 26)

Là thông số gia giảm về thiết kế hoặc công nghệ để mẫu đạt được độ vừa vặn khi mặc theo yêu cầu của chủng loại trang phục[19].

Đề tài liên quan đến số hạng điều chỉnh có đề tài “Nghiên cứu sai lệch kích

thước phần mềm Marvelous Designer trong thiết kế quần nữ dáng thẳng” [3]

, tác giả đã khẳng định có sự sai lệch kích thước giữa người mẫu ảo và người mẫu thật với định lượng cụ thể, từ đấy tác giả áp dụng vào thiết kế quần dáng thẳng cho phụ nữ Việt Nam, tuy nhiên đề tài chưa nghiên cứu đến số hạng điều chỉnh trong công thức thiết kế cho phù hợp với từng vóc dáng. Tác giả C.Carere[23] đã nghiên cứu phủ mẫu cho những đối tượng có cùng số đo vòng ngực nhưng vòng eo khác nhau trên mẫu áo váy ôm, mẫu áo váy liền thân đó được mô phỏng trên phần mềm, sau đó điều chỉnh lưới tạo độ vừa vặn. Hạn chế đề tài là chỉ dừng ở mức độ điều chỉnh lưới, chưa đưa ra một con số cụ thể về số hạng điều chỉnh và đối tượng nghiên cứu không là người Việt Nam. Liên quan đến mô phỏng 3D trên V-Stitcher có đề tài “Mô phỏng điều chỉnh sai hỏng thiết kế của quần áo bằng phần mềm V- Stitcher ứng dụng trong đào tạo về thiết kế mẫu” [9] tác giả đã giới thiệu chung phương pháp điều chỉnh sai hỏng thiết kế của quần áo bằng phần mềm V- Stitcher trên avatar, thông số điều chỉnh chưa được định lượng và cũng không đề cập đến sự đa dạng vóc dáng. Đề tài “Thiết lập công thức thiết kế mẫu cơ sở chân váy dáng thẳng cho nữ sinh viên Việt Nam sử dụng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu"[1] phân tích hai hình dáng phần thân dưới cơ thể, từ đó xây dựng công thức thiết kế mẫu cơ sở có các số hạng điều chỉnh tương ứng tại các vị trí thiết kế theo đa dạng vóc dáng trong công thức thiết kế chân váy. Một nghiên cứu khác đã xây dựng công thức thiết kế mẫu cơ sở quần dáng thẳng có kèm các số hạng điều chỉnh tương ứng tại các vị trí thiết kế theo đa dạng vóc dáng[6]. Tuy nhiên, việc điều chỉnh và may mẫu bằng phương pháp phủ vải trực tiếp lên người mẫu mất nhiều thời gian và không đáp ứng được trong trường hợp có nhiều vóc dáng xuất hiện.

Nguyễn Thị Mộng Hiền 27 Khóa 2014 -2016

Là các kích thước mà trên cơ sở đó mà người ta tiến hành phân ra các cỡ số. Các kích thước còn lại là kích thước phụ thuộc [19]

.

1.3.6. Hệ công thức thiết kế

Trong một hệ thống thiết kế, tập hợp các công thức thiết kế sử dụng để thiết kế các chủng loại quần áo với cùng một nguyên tắc thiết kế được gọi là hệ công thức thiết kế (CTTK) [19].

Hệ công thức thiết kế có thể chia làm hai nhóm chính:

- Hệ công thức thiết kế công nghiệp: Hệ CTTK của khối SEV, hệ CTTK của Đức, hệ CTTK của Mỹ, hệ CTTK của Anh, hệ CTTK của Nhật,…

- Hệ công thức thiết kế may đo: Hệ CTTK của Triệu Thị Chơi, hệ CTTK của Trần Thuỷ Bình v.v.

Đặc trưng so sánh của từng hệ công thức thiết kế về công thức, tính chất, số lượng kích thước cần đo, lượng gia giảm được trình bày trong bảng 1.3

Bảng 1.3. Đặc trưng so sánh các hệ công thức thiết kế

Đặc trưng so sánh Hệ CTTK của khối SEV [16] Hệ CTTK của Mỹ (Helen Armstrong)[23] Hệ CTTK của Anh (Winifred Aldrich)[35] Hệ CTTK may đo Công thức thiết kế

-Cơ sở xây dựng các CTTK từ việc nghiên cứu hình trải bề mặt cơ thể người, kích thước và hình dáng cơ thể người khi ở trạng thái tĩnh và động.

-Cơ sở xây dựng CTTK mang tính kinh nghiệm. Tính chất và số lượng thông số kích thước đo

-Người đo mặc quần áo lót hoặc đồ ôm sát cơ thể khi đo.

Người đo mặc

quần áo ngoài và có thể tính luôn lượng gia giảm thiết kế của sản phẩm trong lúc đo. Cần nhiều kích

thước đo

Cần nhiều kích thước đo (khoảng

Cần nhiều kích thước đo (khoảng

Cần ít kích thước đo (từ 13 đến 15

Nguyễn Thị Mộng Hiền 28 Khóa 2014 -2016

(khoảng 36 dấu hiệu).

46 dấu hiệu). 21dấu hiệu). kích thước).

Thiết kế áo: 25 kích thước. Thiết kế áo: 26 kích thước. Thiết kế áo: 13 kích thước. Thiết kế áo: 9 -11 kích thước. Thiết kế quần: 10 kích thước. Thiết kế quần: 20 kích thước. Thiết kế quần: 10 kích thước. Thiết kế quần: 5 kích thước. Thiết kế váy: 7 kích thước. Thiết kế váy: 5 kích thước. Thiết kế váy: 6 kích thước. Thiết kế váy: 3 kích thước. Lượng gia giảm

Tính toán có số hạng ∆ cho từng vị trí thiết kế. Tính toán theo

kinh nghiệm.

1.4. Tổng quan về phần mềm thiết kế

Thiết kế mô phỏng 3D có tác động rất tích cực đến thiết kế rập 2D [39,41], nó làm cho rập thiết kế 2D được hoàn chỉnh trong thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí may thử mẫu và có những ảnh trực quan về kết quả cuối cùng của sản phẩm để khách hàng chọn lựa. Hiện nay, những phần mềm thiết kế 2D và 3D được nhiều công ty may sử dụng theo mô hình sau (hình 1.13).

Nguyễn Thị Mộng Hiền 29 Khóa 2014 -2016

1.4.1. Phần mềm thiết kế rập 2D

Các phần mềm phục vụ thiết kế rập, nhảy size, giác sơ đồ hiện đang được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới đó là: bộ phần mềm Lectra (Pháp), bộ phần mềm Gerber (Mỹ), bộ phần mềm Gemini (Ý), bộ phần mềm Investronica (Tây Ban Nha), bộ phần mềm Optitex (Mỹ), bộ phần mềm G- Pro (Malaysia), và nhiều phần mềm khác. Tại Việt Nam có hai bộ phần mềm chiếm lĩnh thị trường là bộ phần mềm Lectra và bộ phần mềm Gerber.

Phần mềm Accumark

Accumark là một phần mềm trong bộ phần mềm Gerber, nó có các chức năng hỗ trợ các công việc quản lý, thiết kế rập, nhảy size và giác sơ đồ. Hiện nay phần mềm Accumark đã được phát triển qua nhiều phiên bản version 10. là phiên bản mới nhất. Đây là phần mềm thiết kế mẫu và nhảy size tự động được điều khiển bằng các menu lệnh, còn có hỗ trợ hướng dẫn sử dụng các thao tác lệnh bằng tiếng Anh trong quá trình thao tác. Điều này giúp cho người sử dụng có thể thực hiện thao tác lệnh mà không cần phải mở menu Help.

Phần mềm Lectra

Phần mềm Modaris là một phần mềm thiết kế rập 2D trong bộ phần mềm Lectra. Modaris gồm các chức năng thiết kế dựng hình cơ bản, chỉnh sửa, nhảy size và các chức năng chuyên dụng.

1.4.2 Phần mềm thiết kế 3D

Các phần mềm thiết kế 3D tuy đã bắt đầu được sử dụng nhưng số lượng không lớn. Các phần mềm ngành may lớn đều có những sản phẩm 3D như: Lectra có Lectra 3D fit, Gerber có V.Stitcher, Optitex có Optitex 3D, Marvelous-Clo 3D…

Phần mềm thiết kế, mô phỏng 3D đã được sử dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và Việt Nam.

Phần mềm V- Stitcher

V-Stitcher là phần mềm do Browzwear[42] sản xuất. Browzwear được thành lập vào năm 1998 tại Israel, nhưng bây giờ đã được có trụ sở tại Singapore với sự kinh doanh trực tiếp và thông qua nhà phân phối như Gerber, Seamaco, Grafis v.v.

Nguyễn Thị Mộng Hiền 30 Khóa 2014 -2016

Browzwear là công ty đầu tiên cung cấp phần mềm chuyển rập 2D thành 3D được mô phỏng như các hình ảo sau mô phỏng được sử dụng để thiết kế, phát triển kỹ thuật, tiếp thị và bán hàng.

Hiện nay hãng Gerber (Mỹ) đã sáp nhập phần mềm này với phần mềm thiết kế rập, nhảy size và giác sơ đồ. Trên thị trường được gọi với với tên tắt AccuMark V- Stitcher. Giải pháp công nghệ 3D V. Stitcher fitting đem đến cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể. Thông qua công nghệ mô phỏng trên avatar giống thật đến 90% giúp cho khách hàng kiểm tra được mẫu và chấp nhận mẫu mà không cần may mẫu. Một vài thương hiệu nổi tiếng toàn cầu như ADIDAS và NIKE họ sử dụng công nghệ này để thử mẫu (fitting) và làm catalogue.V-Stitcher này cho phép điều chỉnh nhiều thông số như: số đo cơ thể, tư thế, màu da, kiểu tóc cũng như các giai đoạn thai kỳ. Dựa vào tính chất vật lý của vải, ta có thể sao chép thực tế những tính chất đó trong quá trình mô phỏng bằng các công cụ phần mềm hoặc khai báo mới từ đầu. Thiết kế và mô phỏng trên phần mềm 3D - V.Stitcher là giải pháp tạo mẫu ảo tối ưu cho các nhà phát triển, các nhà sản xuất mô hình và thiết kế kỹ thuật với các ứng dụng được trình bày trong bảng 1.4 và các tính năng hữu ích sau:

Chuyển mẫu thiết kế 2D nguyên mẫu thực tế sang 3D.

Mô phỏng nhanh chóng, tạo mẫu 3D thực tế trực quan từ đó giúp nhà thiết kế có những phương án điều chỉnh rập để đảm bảo độ vừa vặn của mẫu thiết kế.

Tạo phong cách 3D đa dạng, người sử dụng dễ dàng tạo ra các avartar mới theo thông số yêu cầu.

Có cơ sở dữ liệu các mẫu vải đa dạng, người sử dụng sẽ dễ dàng cập nhật, thay đổi các tính năng hoá lý của các mẫu vải cho phù hợp với mẫu thiết kế.

Tạo catalogue cho khách hàng tham khảo thông qua các tính năng chụp hình mẫu đã phủ, do đó tạo thuận lợi cho việc chào hàng đến các nhà thiết kế và sản xuất. [7], [41]

Nguyễn Thị Mộng Hiền 31 Khóa 2014 -2016

Bảng 1.4. Ứng dụng phần mềm V. Stitcher

ỨNG DỤNG VSTITCHER HÌNH ẢNH MINH HỌA

Tạo mẫu hàng 3D như thật:

Chuyển từ bộ rập 2D sang mô hình 3D như thực tế với một loạt rất nhiều các thuộc tính từ tính chất vật lý vải, các đường may, diễu, túi, đệm, nút, phụ kiện.

Mô tả chính xác sản phẩm như tài liệu khách hàng yêu cầu:

Mô phỏng các mô hình vải với độ bóng, độ trong số, độ cứng, độ phản chiếu một cách minh bạch, trực quan. Mô phỏng kết cấu sản phẩm chính xác, vị trí logo, hình thêu chính xác.

Thử nghiệm độ rũ của vải:

Đo lường và xác định chính xác được các tính chất vật lý của bất kỳ loại vải nào.

Ngân hàng vải:

Bạn có thể lưu trữ vô số các loại vải. Bạn có thể quét vải riêng của mình vào hệ thống.

Mô phỏng sự chuyển động, nếp nhăn của vải như thực tế:

Mô phỏng sức căng của vải, những vị trí vải chịu áp lực từ sự chuyển động hay tư thế của cơ thể.

Tạo dáng 3D:

Mô hình thử nghiệm rập với một loạt các phong cách.

Phần mềm 3D FIT - Lectra

Là phần mềm của Pháp, được thành lập năm 1997, là một trong những công ty cung cấp sản phẩm CAD/CAM hàng đầu trên thế giới với các tính năng vượt trội

Nguyễn Thị Mộng Hiền 32 Khóa 2014 -2016

sau[42]: Mô phỏng 3D ảo trên một không gian ảo; Cơ sở dữ liệu về màu sắc, hoa văn và các loại vải phong phú; Mô phỏng sự vừa vặn của sản phẩm may (hình 1.14).

Hình 1.14. Mô phỏng sản phẩm may của phần mềm 3D Fit, nguồn [42]

Các đề tài liên quan đến phần mềm thiết kế 2D, 3D có đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ thể người và quần áo, ứng dụng trong thiết kế trang phục 3 chiều, sử dụng phần mềm mô phỏng V- Stitcher GGT”[14], tác giả đã nghiên cứu hoàn thiện bộ mẫu áo sơ mi bó sát bằng phương pháp thiết kế trên người mẫu thật; mô phỏng áo sơ mi trên mannequin ảo của phần mềm V-Stitcher GGT; đánh giá sự vừa vặn của trang phục thông qua mô phỏng ảo 3D và người mẫu mặc trên sản phẩm v.v. Đề tài “Nghiên cứu các tính năng ứng dụng bộ phần mềm Lectra”[2]

, nhóm tác giả đã trình bày các tính năng có kèm hình vẽ minh hoạ của phần mềm vẽ thiết kế mẫu Kaledo, phần mềm thiết kế rập, nhảy size Modiaris, phần mềm giác sơ đồ Diamino; thiết kế các bài thực hành ứng dụng các tính năng bộ phần mềm Lectra.

Phần mềm Maverlous Designer[42]

Marvelous Designer là một phần mềm thiết kế thời trang chuyên nghiệp, có giao diện thân thiện và trực quan, giúp nhà thiết kế dễ dàng hình dung và thử nghiệm các bản thiết kế của mình. Phiên bản Marvelous Designer có khá nhiều tính năng mới đáng chú ý, cho phép xuất file theo định dạng 3D phổ biến là OBJ, các thao tác và xử lý hiển thị trực quan và nhanh hơn. Hệ thống UI được cập nhật và làm mới so với phiên bản cũ.

Lun văn cao hc Ngành công ngh vt liu dt may

Nguyễn Thị Mộng Hiền 33 Khóa 2014 -2016

Giao diện của phần mềm có bốn cửa sổ: Avatar Window, Pattern Window, Object Browser và Edito (Hình 1.15).

Hình 1.15. Giới thiệu về giao diện Marvelous Designer[42]

1.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

1.5.1. Phƣơng pháp tƣơng quan và hồi qui tuyến tính

Hệ số tương quan [15]

Các kích thước chủ đạo của số liệu sau khi đo ở giai đoạn 2 sẽ được tính toán mức độ tương quan thông qua hệ số tương quan “r” (2.1.2) để chọn kích thước có độ tương quan cao với vòng ngực.

Hệ số tương quan tuyến tính r (còn gọi số hạng tương quan PEARSON), hệ số này do Karl Pearson lập nên theo phương pháp tính số momen nên còn gọi là tương quan tích số momen. Đây là một số đo lường mức độ tương quan mạnh hay yếu giữa hai biến số X và Y có dạng là các điểm số (biến định lương).

Công thức tính r

Xi – từng trị số của đại lượng X Yi – từng trị số của đại lượng Y MX – số trung bình cộng của X MY – số trung bình cộng của Y

Nguyễn Thị Mộng Hiền 34 Khóa 2014 -2016

-1 ≤ r ≤+1

rx,y = 0 : không có sự tương quan giữa X và Y. rx,y = +1 : sự tương quan giữa X và Y là chặt chẽ. rx,y < 0.3: mức độ tương quan ít.

0.3 ≤ rx,y ≤ 0.6: mức độ tương quan trung bình rx,y > 0.6: mức độ tương quan chặt chẽ.

Để tính hệ số tương quan r, ta có thể sử dụng hàm CORREL ({x}, {y}) trong Excel để tính.

Hồi quy tuyến tính [12]

Người ta dùng đường hồi quy trong công việc tiên đoán, dự báo.

Khi đã viết được phương trình đường hồi quy, tức là mối liên hệ giữa hai biến X và Y đã được thiết lập. Vì vậy có thể tiên đoán giá trị một biến số khi biết được giá trị biến số còn lại.

Phương trình hồi quy là: Y = B0 + B1*X Trong đó:

X: trong nghiên cứu là biến độc lập, trong thiết kế trang phục X thường là số đo nhân trắc.

Y: trong nghiên cứu là biến phụ thuộc, trong thiết kế trang phục Y thường là đoạn kích thước cần xác định.

1.5.2. Phƣơng pháp phân tích nhân tố [16]

Phân tích nhân tố là sự liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản. Đây là một kỹ thuật phụ thuộc lẫn nhau, trong đó toàn bộ các mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau sẽ được nghiên cứu.

Về mặt tính toán, phân tích nhân tố hơi giống với phân tích hồi quy bội ở chỗ mỗi biến được biểu diễn như là một kết hợp tuyến tính của các nhân tố cơ bản. Biến thiên chung của các biến được mô tả bằng một số ít các nhân tố chung (common factor) cộng với một nhân tố đặc trưng (unique factor) cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộc lộ rõ ràng. Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình:

Nguyễn Thị Mộng Hiền 35 Khóa 2014 -2016

Xi = Ai1 F1 + Ai2 F2 + Ai3 F3 +……. Aim Fm + Vi Ui Trong đó:

- Xi: biến thứ i chuẩn hóa

- Aij: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa của nhân tố j đối với biến i

- F: các nhân tố chung

- Vi: hệ số hồi quy chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng I đối với biến i

- Ui : nhân tố đặc trưng của biến i

- m: số nhân tố chung

Các nhân tố cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu số hạng điều chỉnh thiết kế áo cơ sở nữ việt nam theo đa dạng vóc dáng sử dụng phần mềm thiết kế trang phục 3 chiều v stitcher (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)