Thí nghiệm đo độ bền băng vải theo hướng dọc.
Thử nghiệm trên vải đồng phục học sinh (vì các hoạt động của học sinh thường hay làm tổn thương vải trong quá trình đùa giỡn…và vải phải chịu lực kéo căng theo cả chiều dọc, chiều ngang…). Vì vậy trong nghiên cứu này thực hiện đo độ bền đường may theo hướng dọc và hướng ngang vải.
Ne dọc: 38.5/1 Ne ngang: 35.8/1 Mật độ dọc: 512 sợi/10cm Mật độ ngang: 218 sợi/10cm Kiểu dệt: Vân điểm Khối lượng: 121.8 g/m2 Độ dày: 0.289 mm Kết quả thử nghiệm:
Bảng 5.5: Độ bền băng vải theo hướng dọc, độ bền đường may theo hướng ngang, chỉ polyester 40/2 mật độ 5 mũi/cm, kim số 11.
Thứ tự
thí nghiệm
Độ bền băng vải theo hướng dọc (N)
Độ bền đường may theo hướng ngang (N)
Hiệu suất đường may 1 523.2 281.75 0.538 2 537.5 262.47 0.488 3 548.8 277.26 0.505 4 554.9 267.95 0.482 5 578.9 289.77 0.500 TB 548.66 275.84 0.503
Biểu thị kết quả bằng biểu đồ cột:
Hình 5-11. Biểu đồ cột độ bền băng vải, độ bền đường may - Vải 100% Cotton, chỉ
polyester Ne 40/2, độ bền băng vải theo hướng dọc
Hình 5-12. Biểu đồ cột hiệu suất đường may - Vải 100% Cotton, chỉ polyester Ne 40/2,
độ bền băng vải theo hướng dọc
Biện luận: Trên mẫu vải 100% Cotton, hiệu suất đường may theo chiều dọc vải (đường may ngang vải) đạt trong phạm vi từ 48.28% - 53.85%. Đối với loại vải này dùng chỉ Ne 40/2 và kim 11 là phù hợp. Nếu tăng hiệu suất đường may thì phải tăng độ bền đường may nghĩa là phải dùng chỉ bền hơn lúc đó đường may sẽ không đạt tính thẫm mỹ ( đường may sẽ bị cộm, nổi chỉ trên bề mặt nguyên liệu…) nếu tăng mật độ mũi may thì
Thứ tự mẫu
- -
độ bền đường may có thể giảm và làm tổn thương vải. các đường may sau khi tạo thành phải đạt được một độ bền nhất định và tạo ra ứng suất đồng đều giữa các lớp vải tham gia liên kết. Ngoài ra giữa độ bền đường may và độ bền của vải cần có sự tương thích nhất định phụ thuộc vào đặc trưng kỹ thuật và yêu cầu sử dụng của từng sản phẩm.
Với sản phẩm may mặc thông dụng, để tăng thời gian sử dụng của sản phẩm, người tiêu dùng vẫn mong muốn chỉ bị đứt trước khi vải bị phá hủy, nghĩa là khi thực hiện quá trình kéo đứt, đường may bị phá huỷ trước vải may. Khi đó, độ bền đường may thường nhỏ hơn độ bền của vải.