4. Các biện pháp tổ chức xây dựng trường học thân thiện ở quận Ngũ Hành Sơn
4.2. Biện pháp xây dựng và phát triển môi trường giáo dục hòa nhập thân thiện với trẻ em trong cộng đồng
thân thiện với trẻ em trong cộng đồng
4.2.1. Đối với cha mẹ học sinh
Nâng cao nhận thức và sự tham gia của cha mẹ học sinh (phụ huynh) đối với việc xây dựng môi trường học tập thân thiện.
Phụ huynh và những người xung quanh trẻ là người tham gia đóng góp nhiều ý kiến có giá trị trong việc giáo dục trẻ và họ là người đưa ra quyết định để có trách nhiệm thực hiện, giải quyết các vấn đề của trẻ một cách phù hợp nhất.
Phụ huynh là người biết nhiều về con mình và có những ưu điểm mà các thành viên khác không có được trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, các thành viên khác trong cộng đồng cũng là những nguồn lực quan trọng có thể đóng góp, chia sẻ trách nhiệm để xây dựng môi trường tốt nhất cho trẻ. Cần nâng cao nhận thức cho phụ huynh cũng như các thành viên khác trong cộng đồng và lôi cuốn họ tham gia vào chương trình bằng các công việc cụ thể:
- Giúp trẻ học tập và làm các công việc tự chăm sóc bản thân, giúp đỡ gia đình, quan tâm đến người khác, có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường trường học và cộng đồng sạch đẹp, gọn gàng.
- Chuẩn bị tài liệu, dụng cụ, phương tiện hỗ trợ cho trẻ học tập; can thiệp, phục hồi chức năng (đối với trẻ có khiếm khuyết), tư vấn tâm lý, hướng dẫn trẻ các kỹ năng xã hội và thích ứng cần thiết để hòa nhập cộng đồng.
- Trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc, giáo dục trẻ với cha mẹ trẻ và những người xung quanh để mọi người đều có kiến thức, kỹ năng và sự quan tâm cần thiết đối với trẻ em.
- Tổ chức các hoạt động để trẻ được tham gia và học tập kinh nghiệm từ những người xung quanh. Tạo điều kiện và môi trường tương tác tích cực, các hoạt động đa dạng, phù hợp để trẻ được hòa nhập với bạn bè. Cải thiện môi
trường đẩm bảo trẻ thuận lợi và dễ dàng được tham gia vào các hoạt động trong cộng đồng.
- Tư vấn cho gia đình cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, phương pháp hướng dẫn trẻ học ở nhà, thái độ, cách đối xử với trẻ, cách xử lý hành vi tiêu cực ở trẻ, cách tổ chức vui chơi phù hợp với trẻ; giúp phụ huynh hiểu được tác dụng của nhóm bạn bè đối với con họ, cho con tham gia vào các hoạt động cùng bạn bè; ghi chép, theo dõi sự tiến bộ của trẻ; cộng tác với nhà trường trong vấn đề chăm sóc, giáo dục con cái.
4.2.2. Tổ chức lực lượng cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục thân thiện
- Xây dựng quan niệm, thái độ đúng đắn về quyền, cơ hội được hưởng giáo dục bình đẳng, có chất lượng và phù hợp với mọi trẻ em.
- Xây dựng chương trình hành động bảo vệ quyền lợi của trẻ, tạo cơ hội để trẻ được tham gia thuận lợi, tích cực vào các hoạt động trong cộng đồng và trường học để phát triển.
- Tư vấn với chính quyền địa phương để tạo ra các chính sách trợ giúp cho trẻ và gia đình trẻ có hoàn cảnh khó khăn, trẻ khuyết tật.
- Tuyên truyền và vận động các thành viên khác của cộng đồng để tạo thành mạng lưới rộng rãi toàn dân tham gia; gây quỹ và xây dựng các nguồn lực nhằm phát triển cộng đồng và hỗ trợ cho trẻ và gia đình trẻ có hoàn cảnh khó khắn, trẻ khuyết tật.
- Xây dựng chương trình hoạt động thường xuyên giữa nhà trường với cộng đồng. Vai trò của gia đình và cộng đồng đối với giáo dục được tăng cường khi học được cung cấp đầy đủ thông tin về cách chăm sóc giáo dục con em họ. Sự phối hợp của cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên và phụ huynh thực hiện trên cơ sở hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, coi phụ huynh là đối tác tích cực đưa ra quyết định.
Chương trình hoạt động giữa gia đình, cộng đồng và nhà trường để các thành viên tham gia vào việc: chăm sóc, giáo dục trẻ; thay đổi, điều chỉnh tình
trạng vật chất và tinh thần của trẻ, gia đình trẻ; có chương trình hỗ trợ phù hợp và kịp thời với trẻ trong các thời điểm theo tình trạng của trẻ, thực tiễn của nhà trường, gia đình và cộng đồng; ý thức, trách nhiệm của cộng đồng về vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ…
- Xây dựng trường học là trung tâm văn hóa giáo dục, thân thiện với môi trường, cộng đồng. Trường học phải gương mẫi trong việc gìn giữ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội địa phương, gíp phần bảo vệ, phát triển các giá trị, truyền thống văn hóa của địa phương.
Để làm được điều đó, các trường cần tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng khác nhau như: hoạt động chăm sóc công trình văn hóa, lịch sử địa phương, chăm sóc đường phố, ngõ xóm sạch sẽ; tuyên truyền về cách phòng tránh các bệnh liên quan đến vệ sinh, nguồn nước; các hoạt động xã hội: chăm sóc và làm bạn với người già, với gia đình chính sách, …; xây dựng chương trình lắng nghe tiếng nói của trẻ để khuyến khích trẻ kể về những gì trẻ đã trải nghiệm ở gia đình.
- Tổ chức các hoạt động cụ thể tăng cường vai trò, trách nhiệm của thành viên cộng đồng với việc giáo dục trẻ em như công tác huy động trẻ đến trường, tìm nguồn lực hỗ trợ để thực hiện việc xây dựng môi trường học tập thân thiện cho trẻ. Hiện nay, với sự phối hợp giữa nhà trường và địa phương, việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục và phổ cập giáo dục đúng độ tuổi cấp tiểu học trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn đang được thực hiện khá tốt. Trong những năm gần đây, tỉ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp Một đạt 100%. Số lượng học sinh khuyết tật học hòa nhập đạt tỉ lệ tương đối cao (trên 70%) trên tổng số trẻ được xác định khuyết tật trên địa bàn, những trường hợp trẻ khuyết tật nặng được nhà trường và các đoàn thể vận động gia đình đưa đến các trường chuyên biệt. Không có tình trạng học sinh tiểu học bỏ học.