Hệ thống phân hạng mới của Việt Nam

Một phần của tài liệu tài nguyên sinh vật việt nam docx (Trang 37 - 44)

Hạng 1: Vườn Quốc gia (National Park): diện tích chưa bị tác động hoặc mới bị tác động nhẹ do các hoạt động của con người, có các loài động thực vật quí hiếm và đặc hữu có các cảnh quan đẹp.

Mục tiêu bảo vệ của Vườn Quốc gia là:

• Bảo vệ các hệ sinh thái và các loài động, thực vật quí hiếm

• Nghiên cứu khoa học

• Phát triển du lịch sinh thái

Hạng 2: Khu dự trữ thiên nhiên (Natural Reserve): là các khu có diện tích tương đối rộng, có các hệ sinh thái tiêu biểu hoặc các loài động, thực vật có giá trị bảo tồn cao còn tương đối nguyên vẹn.

Mục tiêu bảo vệ:

• Bảo vệ duy trì các hệ sinh thái và các loài động, thực vật

• Phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, quản lý môi trường và giáo dục

Hạng 3: Khu bảo tồn các loài sinh cảnh (Species/Habitat management protected area):

•Bảo vệ một hay nhiều quần thể động, thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt và nơi sống của chúng.

•Để bảo vệ các mục tiêu trong khu bảo tồn, con người có thể tiến hành một số hoạt động cho phép nếu nó không ảnh hưởng đến các mục tiêu bảo vệ.

Hạng 4: Khu bảo vệ cảnh quan (Protected Landscape or Seascape):

• Bảo vệ các cảnh quan độc đáo của thiên nhiên hoặc các công trình văn hóa có giá trị quốc gia.

Các tồn tại của hệ thống các khu bảo tồn ở Việt Nam là:

• Diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam so với lãnh thổ còn thấp so với đề nghị của IUCN.

• Việc xếp hạng, phân hạng rừng vẫn chưa thích hợp, chưa tiếp cận với phân hạng quốc tế.

• Có nhiều khu BT có diện tích quá nhỏ, chưa đủ đại diện cho các hệ sinh thái, cũng như sinh cảnh tối thiểu cho một số loài động vật.

• Một số khu bảo tồn và vườn Quốc gia ranh giới chưa hợp lý về mặt bảo tồn đa dạng sinh học.

• Ở đa số các khu bảo tồn, công tác điều tra cơ bản chưa tiến hành một cách đầy đủ.

• Hệ thống điều hành quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên chưa nhất quán từ địa phương đến trung ương.

• Tổ chức bộ máy, biên chế của các ban quản lý ở các khu bảo tồn thiên nhiên chưa hợp lý nên hiệu quả công tác bảo tồn chưa cao.

Hiện nay danh sách các khu bảo tồn ở Việt Nam đã lên đến 126 khu, trong đó có 28 Vườn Quốc gia, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài sinh cảnh và 39 khu bảo vệ cảnh quan được phân bố đều trong cả nước với tổng diện tích khoảng 2,54 triệu ha chiếm 7,7% diện tích lãnh thổ.

Tỷ lệ này chưa phải là cao so với một số nước trong khu vực (Campuchia 18,05%, Lào 11,64% Thái Lan 13,01%, Indonesia 11,62) nhưng đã thể hiện quyết tâm của chính phủ và nhân dân Việt Nam trong công cuộc bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học. Hệ thống15 khu bảo tồn biển và 63 khu bảo tồn đất ngập nước đã được hoàn thiện, trình chính phủ xem xét.

Tên nước Diện tích lãnh thổ Diện tích khu bảo tồn Tỷ lệ so với lãnh thổ Brunei 5.765 1.151 19,75 Campuchia 181.000 32.672 18,05 Indonesia 1.919.445 223.023 11,62 Lào 236.725 27.563 11,64 Malaysia 332.965 15.040 4,52 Myanmar 678.030 1.732 0,26 Philippines 300.000 10.301 3,43 Singapore 616 27,00 4,54 Thái Lan 514.000 66.880 13,01 Việt Nam 329.565 20.925 6,34 Tổng cộng 4.588.111 339.311 8,69

Thống kê diện tích (km2) các khu BTTN của các nước vùng Đông Nam Á

Ngoài hệ thống khu bảo tồn, đã có một số hình thức khu bảo tồn khác được công nhận:

4 khu dự trữ sinh quyển: rừng ngập mặn Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh), Vườn Quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai,

Lâm Đồng và Bình Phước), quần đảo Cát Bà (Tp Hải Phòng) và đất ngập nước đồng bằng Sông Hồng

2 khu di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình)

4 khu di sản thiên nhiên của ASEAN: Vườn Quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn), Vườn Quốc gia Hoàng Liên Sơn

(Lào Cai), Vườn Quốc gia Chư Mom Rây (Kon Tum) và Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai)

2 khu Ramsar: Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) và khu đất ngập nước Bàu Sấu thuộc vườn Quốc

Một phần của tài liệu tài nguyên sinh vật việt nam docx (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(44 trang)